Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1382/BLĐTBXH-CQHLĐTL
V/v báo cáo sơ kết thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, Quyết định số 416/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2024

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới và Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ngành có liên quan xây dựng Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW và Quyết định số 416/QĐ-TTg nêu trên (theo Đề cương tại Phụ lục kèm theo).

Báo cáo đề nghị gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đồng thời gửi bản điện tử vào hộp thư trangngp@gov.molisa.vn) trước ngày 10/5/2024 để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền.

Trân trọng!

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Sở LĐTBXH;
- Lưu: VT, CQHLĐTL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Văn Thanh

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo công văn số 1382/BLĐTBXH-CQHLĐTL ngày 04 tháng 04 năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO SƠ KẾT 05 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 37-CT/TW NGÀY 03/9/2019 CỦA BAN BÍ THƯ VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 416/QĐ-TTG NGÀY 25/3/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

I. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương

1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội.

2. Quy mô và cơ cấu dân số, lao động.

3. Số lượng doanh nghiệp: phân theo ngành kinh tế, loại hình doanh nghiệp; tỷ lệ % doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động; số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế...

4. Số lượng doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở: phân theo loại hình doanh nghiệp, trong các khu công nghiệp, khu kinh tế...

5. Tỷ lệ người lao động tham gia công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp.

II. Tình hình 05 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW và Quyết định số 416/QĐ-TTg

1. Công tác lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ

a) Công tác nghiên cứu, quán triệt nội dung Chỉ thị số 37-CT/TW và Quyết định số 416/QĐ-TTg, tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

b) Xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể theo từng giai đoạn và hàng năm để tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện.

c) Công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quan hệ lao động.

d) Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, tạo điều kiện cho người lao động, người sử dụng lao động tiếp cận thông tin chính thức, nâng cao ý thức giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quan hệ lao động

a) Củng cố, kiện toàn tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, bố trí biên chế, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, quản lý tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

b) Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động.

c) Công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về lao động, công đoàn.

d) Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động thiết chế hòa giải, trọng tài; nghiên cứu bố trí hòa giải viên chuyên trách thực hiện 02 nhiệm vụ (giải quyết tranh chấp lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động).

đ) Thúc đẩy cơ chế tham vấn ba bên ở địa phương tham gia hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề quan hệ lao động trên địa bàn.

e) Xây dựng và triển khai Đề án, chương trình, kế hoạch phát triển quan hệ lao động trên địa bàn.

g) Thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nhà ở, công trình phúc lợi cho công nhân khu công nghiệp.

h) Tình hình quan hệ lao động ở địa phương, trong các khu công nghiệp, khu kinh tế có đông lao động, nhiều doanh nghiệp.

i) Theo dõi, nắm bắt tình hình vận động, thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; công tác quản lý tổ chức đại diện người lao động trên địa bàn.

k) Công tác phối hợp, tích hợp thông tin dữ liệu giữa các cơ quan liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động; công tác thông tin, dự báo, kết nối cung - cầu và phát triển thị trường lao động để các bên có cơ sở đối thoại, thương lượng.

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động

a) Công tác tuyên truyền vận động và kết quả phát triển đoàn viên, tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp (có số liệu chứng minh).

b) Xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

c) Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

d) Đổi mới hoạt động công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để các tổ chức này thực sự làm chỗ dựa vững chắc hỗ trợ cho công đoàn cơ sở trong quan hệ lao động.

đ) Biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, cán bộ công đoàn, tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

e) Kết quả hoạt động của công đoàn các cấp trong việc tham gia, thúc đẩy đối thoại, thương lượng tập thể, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động (có số liệu chứng minh).

4. Thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể

a) Tình hình xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở; tiến hành đối thoại theo quy định pháp luật trong các doanh nghiệp (định kỳ, yêu cầu, vụ việc).

b) Tình hình thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể: tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành thương lượng, số lượng thỏa ước đã ký kết (doanh nghiệp, ngành, nhiều doanh nghiệp), những nội dung chính trong thỏa ước, việc thực hiện thỏa ước... (có số liệu chứng minh).

c) Hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các bên trong quan hệ lao động.

d) Hỗ trợ kỹ thuật để các bên tham gia có hiệu quả vào hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

đ) Thúc đẩy, mở rộng các hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể cấp ngành và nhiều doanh nghiệp để góp phần từng bước xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

5. Giải quyết tranh chấp lao động và đình công

a) Tình hình tranh chấp, lao động và đình công trên địa bàn: số cuộc tranh chấp lao động cá nhân, tập thể, đình công; nội dung các vấn đề tranh chấp; phương thức giải quyết tranh chấp, đình công (có số liệu chứng minh).

b) Xây dựng, hoàn thiện quy chế hoạt động hòa giải viên, Hội đồng trọng tài lao động theo quy định; tập huấn bồi dưỡng, nâng cao năng lực và thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với hòa giải viên, trọng tài viên lao động.

c) Nghiên cứu, thí điểm mô hình giải quyết tranh chấp lao động với việc bố trí một số hòa giải viên lao động, trọng tài viên lao động chuyên trách.

d) Nghiên cứu, kiện toàn cơ chế giải quyết tranh chấp lao động, đình công phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, thúc đẩy giải quyết tranh chấp theo đúng quy định pháp luật.

III. Đánh giá chung

Trên cơ sở kết quả triển khai nhiệm vụ, đưa ra những nhận định, đánh giá kết quả thực hiện và làm rõ những nội dung sau:

1. Thành tựu đạt được.

2. Tồn tại, hạn chế.

3. Nguyên nhân (khách quan, chủ quan).

IV. Phương hướng nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

1. Phương hướng, nhiệm vụ

2. Đề xuất, kiến nghị.

V. Tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW và Quyết định số 416/QĐ-TTg ở địa phương

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm

2019

2020

2021

2022

2023

2024

I

Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

1

Số doanh nghiệp

DN

 

 

 

 

 

 

1.1

Số doanh nghiệp nhà nước (DNNN)

 

 

 

 

 

 

- Trong đó: số DNNN trong KCN

 

 

 

 

 

 

1.2

Số doanh nghiệp dân doanh

 

 

 

 

 

 

- Trong đó: số DN dân doanh trong KCN

 

 

 

 

 

 

1.3

Số doanh nghiệp FDI

 

 

 

 

 

 

- Trong đó: số DN FDI trong KCN

 

 

 

 

 

 

1.4

Tỷ lệ doanh nghiệp dưới 10 lao động

%

 

 

 

 

 

 

1.5

Tỷ lệ doanh nghiệp từ 10 đến dưới 50 lao động

%

 

 

 

 

 

 

2

Số hợp tác xã (HTX)

HTX

 

 

 

 

 

 

3

Số KCN, KKT, KCX đang hoạt động

kcn

 

 

 

 

 

 

II

Lao động trong các DN, HTX đang hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

1

Số lao động trong doanh nghiệp

DN

 

 

 

 

 

 

1.1

Số lao động (LĐ) trong DNNN

 

 

 

 

 

 

- Trong đó: số LĐ trong DNNN trong KCN

 

 

 

 

 

 

1.2

Số lao động trong DN dân doanh

 

 

 

 

 

 

- Trong đó: số LĐ trong DN dân doanh trong KCN

 

 

 

 

 

 

1.3

Số lao động trong DN FDI

 

 

 

 

 

 

- Trong đó: số LĐ trong DN FDI trong KCN

 

 

 

 

 

 

2

Số lao động trong các hợp tác xã

HTX

 

 

 

 

 

 

III

Tổ chức công đoàn cơ sở (CĐCS) trong DN, HTX

tổ chức

 

 

 

 

 

 

1

Số tổ chức CĐCS trong DNNN

 

 

 

 

 

 

2

Số tổ chức CĐCS trong DN dân doanh

 

 

 

 

 

 

3

Số tổ chức CĐCS trong DN FDI

 

 

 

 

 

 

4

Số đoàn viên CĐ trong các loại hình DN

người

 

 

 

 

 

 

5

Số tổ chức CĐCS trong HTX

tổ chức

 

 

 

 

 

 

6

Số đoàn viên CĐ trong các HTX

người

 

 

 

 

 

 

IV

Tình hình thực hiện một số quy định của pháp luật lao động

 

 

 

 

 

 

 

1

Số DN đăng ký nội quy lao động

DN

 

 

 

 

 

 

2

Số DN có thang lương, bảng lương

DN

 

 

 

 

 

 

3

Tiền lương bình quân của người lao động (NLĐ) trong DN, HTX

triệu đồng/ người/ tháng

 

 

 

 

 

 

3.1

Tiền lương bình quân của NLĐ trong DN

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Ở DNNN

 

 

 

 

 

 

- Ở DN dân doanh

 

 

 

 

 

 

- Ở DN FDI

 

 

 

 

 

 

3.2

Tiền lương bình quân của NLĐ trong HTX

 

 

 

 

 

 

4

Đối thoại, thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong DN

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số DN có Quy chế dân chủ cơ sở

DN

 

 

 

 

 

 

4.2

Số DN tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

DN

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Số DN tổ chức đối thoại định kỳ

DN

 

 

 

 

 

 

 

- Số DN tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên

DN

 

 

 

 

 

 

 

- Số DN tổ chức đối thoại vụ việc.

DN

 

 

 

 

 

 

5

Số thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) đã ký kết

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Số TƯLĐTT doanh nghiệp

bản

 

 

 

 

 

 

5.2

Số TƯLĐTT ngành

bản

 

 

 

 

 

 

5.3

Số TƯLĐTT nhiều doanh nghiệp

bản

 

 

 

 

 

 

6

Tranh chấp lao động (TCLĐ), đình công

 

 

 

 

 

 

 

6.1

Số cuộc TCLĐ cá nhân

cuộc

 

 

 

 

 

 

6.2

Số cuộc TCLĐ tập thể về lợi ích

cuộc

 

 

 

 

 

 

6.3

Số cuộc TCLĐ tập thể về quyền

cuộc

 

 

 

 

 

 

6.4

Số cuộc đình công

cuộc

 

 

 

 

 

 

7

Tỷ lệ công nhân KCN được bố trí ở theo các dự án nhà ở công nhân KCN so với nhu cầu nhà ở của công nhân KCN trên địa bàn

%

 

 

 

 

 

 

V

Số công chức hiện được bố trí làm công tác quan hệ lao động (QHLĐ), tiền lương ở địa phương

người

 

 

 

 

 

 

1

Số công chức của SLĐTBXH

người

 

 

 

 

 

 

Trong đó: số công chức chuyên trách về quan hệ lao động

người

 

 

 

 

 

 

2

Số công chức của BQLKCN

người

 

 

 

 

 

 

3

Số công chức các phòng LĐTBXH cấp huyện

người

 

 

 

 

 

 

4

CQ khác

người

 

 

 

 

 

 

VI

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động

 

 

 

 

 

 

 

1

Số lượt NLĐ được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động

người

 

 

 

 

 

 

2

Số lượt người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động

người

 

 

 

 

 

 

3

Kinh phí thực hiện

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

VII

Công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật lao động

 

 

 

 

 

 

 

1

Số công chức làm công tác thanh tra pháp luật lao động

người

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Số thanh tra viên lao động

 

 

 

 

 

 

2

Số DN được thanh tra

DN

 

 

 

 

 

 

3

Số DN được kiểm tra

DN

 

 

 

 

 

 

4

Số DN tự kiểm tra (qua phiếu tự kiểm tra)

DN

 

 

 

 

 

 

5

Số DN bị xử lý vi phạm pháp luật lao động

DN

 

 

 

 

 

 

6

Tổng số kiến nghị xử lý

kiến nghị

 

 

 

 

 

 

7

Tổng số quyết định xử phạt

quyết định

 

 

 

 

 

 

8

Tổng số tiền xử phạt

triệu đồng

 

 

 

 

 

 

VIII

Kiện toàn hòa giải viên lao động (HGVLĐ), Hội đồng trọng tài lao động (HĐTTLĐ)

 

 

 

 

 

 

 

1

Hòa giải viên lao động

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Số HGVLĐ được bổ nhiệm đang hoạt động

người

 

 

 

 

 

 

1.2

Số cuộc TCLĐ được HGVLĐ hòa giải thành

cuộc

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Số cuộc TCLĐ cá nhân hòa giải thành

 

 

 

 

 

 

- Số cuộc TCLĐ tập thể về lợi ích hòa giải thành

 

 

 

 

 

 

- Số cuộc TCLĐ tập thể về quyền hòa giải thành

 

 

 

 

 

 

2

Hội đồng trọng tài lao động

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Thành lập HĐTTLĐ (đánh dấu X vào năm thành lập, nêu rõ Quyết định thành lập HĐTTLĐ).

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Số cuộc TCLĐ do HĐTTLĐ giải quyết

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Số cuộc TCLĐ cá nhân được TTLĐ ra quyết định giải quyết

 

 

 

 

 

 

 

- Số cuộc TCLĐ tập thể về lợi ích được TTLĐ ra quyết định giải quyết

 

 

 

 

 

 

 

- Số cuộc TCLĐ tập thể về quyền được TTLĐ ra quyết định giải quyết

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Số liệu năm 2019 đến 2023 tính đến hết ngày 31/12.

- Số liệu năm 2024 tính đến hết ngày 31/3.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1382/BLÐTBXH-CQHLÐTL năm 2024 báo cáo sơ kết thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW, Quyết định 416/QĐ-TTg do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 1382/BLĐTBXH-CQHLĐTL
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 04/04/2024
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Lê Văn Thanh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/04/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản