BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1316/BVHTTDL-GĐ | Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2013 |
Kính gửi : Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ Nghị quyết số 81/NQ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo Kết luận số 26-TB/TW ngày 09 tháng 5 năm 2011 của Ban Bí thư về việc sơ kết Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về “xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”;
Sau khi thống nhất với Ban Tuyên giáo Trung ương và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp tỉnh, huyện, xã (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo công tác gia đình) như sau:
I. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIA ĐÌNH
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo công tác gia đình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp tỉnh) trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo công tác gia đình huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp huyện) trên cơ sở đề nghị của Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo công tác gia đình xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp xã) theo đề nghị của Văn phòng Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
II. THÀNH PHẦN BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIA ĐÌNH
1. Thành phần Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp tỉnh gồm có:
a) Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân - Trưởng ban;
b) Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Phó Trưởng ban thường trực;
c) Đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ - Phó Trưởng ban;
d) Các ủy viên gồm: Đại diện lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Công an tỉnh, Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch), các cơ quan khác có liên quan;
Mời đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người Cao tuổi, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc có liên quan.
đ) Thư ký Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp tỉnh là 01 công chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Có thể thành lập tổ thư ký trong đó có 01 công chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Thành phần Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp huyện gồm có:
a) Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân - Trưởng ban;
b) Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin - Phó Trưởng ban thường trực;
c) Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ - Phó Trưởng ban
d) Các ủy viên gồm: Đại diện lãnh đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tư pháp, Phòng Tài chính, Công an huyện, các cơ quan khác có liên quan;
Mời đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc có liên quan.
đ) Thư ký Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp huyện là 01 công chức của Phòng Văn hóa và Thông tin. Có thể thành lập tổ thư ký, trong đó có 01 công chức của Phòng Văn hóa và Thông tin.
3. Thành phần Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp xã gồm có:
a) Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách văn hóa, xã hội - Trưởng ban;
b) Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ - Phó Trưởng ban;
c) Các ủy viên gồm: Công chức văn hóa - xã hội, tư pháp, tài chính, công an, dân số, y tế, các thành viên khác có liên quan;
Mời đại diện Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc có liên quan.
d) Thư ký Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp xã do Trưởng Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp xã chỉ định.
4. Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các ủy viên và thư ký Ban Chỉ đạo công tác gia đình (gọi chung là thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình) làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng Ban Chỉ đạo công tác gia đình về nhiệm vụ được giao.
III. CHỨC NĂNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIA ĐÌNH
Ban Chỉ đạo công tác gia đình tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân về công tác gia đình bao gồm:
1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong công tác gia đình trên địa bàn.
2. Chỉ đạo việc tổ chức hoạt động thuộc lĩnh vực công tác gia đình theo đề nghị của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về gia đình cùng cấp.
IV. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIA ĐÌNH
1. Xây dựng dự thảo chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân cùng cấp về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong công tác gia đình trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
2. Giúp Ủy ban nhân dân tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong công tác gia đình.
3. Đề xuất với Ủy ban nhân dân cùng cấp các biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong công tác gia đình.
4. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan với cơ quan quản lý nhà nước về gia đình trong việc tổ chức công tác gia đình.
5. Tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo công tác gia đình, ý kiến của Ủy ban nhân dân về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong công tác gia đình.
6. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác công tác gia đình tại địa phương.
7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có biện pháp xử lý kịp thời đối với những vi phạm pháp luật về công tác gia đình.
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban Chỉ đạo công tác gia đình:
a) Điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình;
b) Quyết định nội dung cuộc họp, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo công tác gia đình;
c) Phân công Phó Trưởng ban và các thành viên thực hiện công việc của Ban Chỉ đạo công tác gia đình;
d) Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động của các thành viên trong Ban Chỉ đạo công tác gia đình và các cơ quan, tổ chức có liên quan ở địa phương trong công tác gia đình;
đ) Quyết định kiểm tra hoặc cử thành viên trong Ban Chỉ đạo công tác gia đình phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân trong công tác gia đình ở địa phương;
e) Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân về nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo công tác gia đình:
a) Thường trực Ban Chỉ đạo công tác gia đình, thay mặt Trưởng ban chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình khi Trưởng ban vắng mặt hoặc được Trưởng ban ủy quyền;
b) Giúp Trưởng ban trong việc chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình và chịu trách nhiệm về những công việc được Trưởng ban giao;
c) Trực tiếp giải quyết các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo công tác gia đình, ký các văn bản của Ban Chỉ đạo công tác gia đình theo ủy quyền của Trưởng ban trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định biện pháp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong công tác gia đình và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác gia đình;
d) Tổ chức các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban Chỉ đạo công tác gia đình, lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;
đ) Đôn đốc cơ quan làm công tác gia đình, các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cùng cấp về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan hữu quan trong công tác gia đình.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của các ủy viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình:
a) Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành, đơn vị mình, chỉ đạo hoặc đề xuất chỉ đạo đối với tập thể, cá nhân thuộc ngành, đơn vị mình phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý về gia đình theo quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo công tác gia đình;
b) Đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong công tác gia đình;
Chịu trách nhiệm về ý kiến của mình trong các cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác gia đình; trường hợp vượt quá thẩm quyền quyết định, phải xin ý kiến của thủ trưởng đơn vị và cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến đó;
c) Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo công tác gia đình;
d) Cùng tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan trong công tác gia đình thuộc chức năng quản lý của ngành, đơn vị mình và truyền đạt ý kiến kết luận các phiên họp của Ban Chỉ đạo công tác gia đình tới ngành, đơn vị mình để phối hợp thực hiện;
đ) Phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra việc chỉ đạo phối hợp thực hiện công tác gia đình;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo công tác gia đình phân công.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký Ban Chỉ đạo công tác gia đình:
a) Giúp Ban Chỉ đạo công tác gia đình xây dựng chương trình, kế hoạch chỉ đạo công tác gia đình;
b) Giúp Ban Chỉ đạo theo dõi tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân cùng cấp trong công tác gia đình;
c) Đề xuất nội dung cuộc họp và chuẩn bị cuộc họp của Ban Chỉ đạo công tác gia đình, ghi biên bản các cuộc họp của Ban Chỉ đạo công tác gia đình;
d) Gửi chương trình, kế hoạch, quyết định hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân về biện pháp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp trong công tác gia đình và chỉ đạo việc tổ chức công tác gia đình đến các thành viên trong Ban Chỉ đạo công tác gia đình, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan biết để thực hiện;
đ) Chuẩn bị văn bản báo cáo để Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban ký trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định biện pháp chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong công tác gia đình và chỉ đạo việc tổ chức công tác gia đình tại địa phương sau khi có kết luận của Ban Chỉ đạo công tác gia đình;
e) Tổng hợp tình hình, xây dựng dự thảo báo cáo kết quả chỉ đạo phối hợp thực hiện công tác gia đình của Ban Chỉ đạo công tác gia đình trình Trưởng ban xem xét ban hành;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban Chỉ đạo công tác gia đình phân công.
VI. NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIA ĐÌNH
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chỉ đạo công tác công tác gia đình đúng chức năng, kịp thời, theo quy định của pháp luật.
2. Tôn trọng hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình theo quy định của pháp luật.
3. Phát huy vai trò của các cấp, các ngành, các tổ chức trong phối hợp chỉ đạo thực hiện công tác gia đình thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn.
VII. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIA ĐÌNH
1. Ban Chỉ đạo công tác gia đình làm việc theo chế độ tập thể, các vấn đề được thảo luận, bàn bạc dân chủ; trường hợp có ý kiến khác nhau được ghi vào biên bản cuộc họp để báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp xem xét cho ý kiến giải quyết. Tài liệu cuộc họp phải được gửi cho các thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình trước 03 ngày kể từ ngày tổ chức cuộc họp. Thành viên vắng mặt phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung mà Ban Chỉ đạo công tác gia đình sẽ thảo luận để thư ký Ban Chỉ đạo công tác gia đình báo cáo tại cuộc họp.
Kết luận của Ban Chỉ đạo công tác gia đình phải thể hiện ý kiến của các thành viên tham dự cuộc họp, do Trưởng ban hoặc người được Trưởng ban ủy quyền ký.
2. Trong quá trình thực hiện kết luận, nếu có vấn đề phát sinh, Ban Chỉ đạo công tác gia đình tổ chức xin ý kiến thành viên thống nhất giải quyết.
3. Ban Chỉ đạo công tác gia đình họp định kỳ ít nhất 2 lần/năm, họp đột xuất theo yêu cầu của Trưởng ban hoặc đề nghị của Phó Trưởng ban.
4. Các thành viên thực hiện các hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình và thực hiện nhiệm vụ được Trưởng Ban Chỉ đạo công tác gia đình phân công.
VIII. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIA ĐÌNH
1. Chương trình, kế hoạch chỉ đạo công tác công tác gia đình và ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cùng cấp phải được gửi đến các thành viên Ban Chỉ đạo công tác gia đình, các cơ quan, tổ chức có liên quan biết để thực hiện.
2. Ban Chỉ đạo công tác gia đình báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp theo từng hoạt động; báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm với Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Văn hóa và Thông tin (đối với Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp xã), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp huyện); báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (đối với Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp tỉnh). Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
IX. QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIA ĐÌNH
1. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo công tác gia đình với các cơ quan, tổ chức liên quan ở địa phương:
a) Ban Chỉ đạo công tác gia đình chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động, phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan với cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
b) Ban Chỉ đạo công tác gia đình phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan ở địa phương để phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác gia đình;
c) Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp trên kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn, trả lời ý kiến của Ban Chỉ đạo công tác gia đình cấp dưới trực tiếp.
2. Quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo công tác gia đình với cơ quan quản lý nhà nước về gia đình:
a) Ban Chỉ đạo công tác gia đình căn cứ đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về gia đình tổ chức họp bàn biện pháp chỉ đạo việc phối hợp và tổ chức những hoạt động trong công tác gia đình;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp trong chỉ đạo, phối hợp các cơ quan có liên quan trong công tác gia đình trên địa bàn và chỉ đạo việc tổ chức các hoạt động có quy mô lớn, giải quyết các vụ việc phát sinh trong lĩnh vực gia đình có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thì kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo công tác gia đình để tham mưu giúp Ủy ban nhân dân chỉ đạo giải quyết.
X. LẤY SỐ VĂN BẢN VÀ SỬ DỤNG CON DẤU
Văn bản của Ban Chỉ đạo công tác gia đình được lấy số và sử dụng con dấu theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
XI. KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC GIA ĐÌNH
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình do ngân sách địa phương bảo đảm, thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Hàng năm, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình lập dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp chung trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt, bố trí kinh phí hoạt động theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Việc quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo đúng mục đích và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
Trên cơ sở về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động, chế độ thông tin báo cáo, quan hệ công tác, kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, sau khi các cấp ban hành Quyết định thành lập, Ban Chỉ đạo các cấp xây dựng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân và Ban Chỉ đạo công tác gia đình báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để kịp thời phối hợp giải quyết./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn số 5789/YT-DP ngày 19/07/2002 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích
- 2Công văn 5789/YT-QĐ của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống tai nạn thương tích
- 3Công văn số 2479/BCĐTW về việc hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tại địa phương do Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản ban hành
- 4Công văn số 5468/BKH-TCTK về việc hướng dẫn việc thành lập Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở và bộ máy giúp việc các cấp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 1340/QĐ-BVHTTDL năm 2013 về Kế hoạch triển khai Nghị định 02/2013/NĐ-CP quy định về công tác gia đình do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 1Công văn số 5789/YT-DP ngày 19/07/2002 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích
- 2Công văn 5789/YT-QĐ của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống tai nạn thương tích
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Công văn số 2479/BCĐTW về việc hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản tại địa phương do Ban Chỉ đạo về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản ban hành
- 5Công văn số 5468/BKH-TCTK về việc hướng dẫn việc thành lập Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở và bộ máy giúp việc các cấp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính do Bộ Nội vụ ban hành
- 7Nghị quyết 81/NQ-CP năm 2012 về Kế hoạch hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo Kết luận 26-TB/TW sơ kết Chỉ thị 49-CT/TW về “xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 1340/QĐ-BVHTTDL năm 2013 về Kế hoạch triển khai Nghị định 02/2013/NĐ-CP quy định về công tác gia đình do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Công văn 1316/BVHTTDL-GĐ năm 2013 hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo công tác gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- Số hiệu: 1316/BVHTTDL-GĐ
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 15/04/2013
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Hoàng Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực