- 1Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 194/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1968/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1303/BCT-KH | Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2022 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng
Bộ Công Thương nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo Văn bản số 580/VPCP-QHĐP ngày 22 tháng 01 năm 2022, nội dung kiến nghị như sau:
1. Cử tri đề nghị Bộ Công thương xây dựng triển khai các chương trình liên kết tiêu thụ sản phẩm và kích cầu tiêu dùng trong nước như: tổ chức Hội chợ triển lãm giới thiệu quảng bá sản phẩm - hàng hóa - thiết bị công nghệ mới: hội chợ bán hàng trực tuyến online, đẩy mạnh liên kết Sàn thương mại điện tử... (kết hợp tổ chức trực tuyến và tập trung).
2. Cử tri phản ánh, thời gian qua, tình trạng hàng hóa, nông sản tiếp tục bị tắc nghẽn ở cửa khẩu Trung Quốc gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và người dân. Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành sớm có giải pháp lâu dài để khắc phục tình trạng này, để nông dân yên tâm sản xuất.
3. Cử tri phản ánh về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, cũng như một số mặt hàng nhập lậu, trốn thuế, hàng không rõ nguồn gốc xuất hiện trên thị trường trong đó có thuốc chữa bệnh Covid-19 gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người dân. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan thanh tra kiểm soát, có chế tài, xử lý nghiêm khắc hơn nữa để chấn chỉnh kịp thời, góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Bộ Công Thương xin trả lời như sau:
Năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, Bộ Công Thương đã phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, giúp ổn định đầu ra cho nông sản thông qua kênh thương mại điện tử (TMĐT). Cụ thể:
- Tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam bao gồm Sendo, Tiki, Voso để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng Việt phân phối trên các sàn TMĐT này. Giai đoạn tiếp theo sẽ mở rộng mô hình với các sàn khác như Lazada và Shopee. Các hoạt động cụ thể triển khai trong năm 2021:
- Phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Sơn La và sàn TMĐT Sendo, Voso tổ chức 3 chương trình đào tạo tập huấn và kết nối thương mại tại Mộc Châu, Sông Mã và thành phố Sơn La; phối hợp với Sàn TMĐT Sendo tổ chức “Ngày Đặc sản Sơn La” trên Sàn TMĐT Sendo với các chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã ở Sơn La và người tiêu dùng trên cả nước đối với sản phẩm Sơn La như các sản phẩm Sữa Mộc Châu, nông sản trái cây sấy, mật ong nhãn Sông Mã, các sản phẩm thực phẩm địa phương.
- Tổ chức chương trình “Ngày hội xứ Dừa - Quê hương Bến Tre” với những ưu đãi đặc biệt dành cho doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã của Bến Tre như bưởi Giồng Trôm, hàng chục loại sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chế biến từ cây dừa được bán qua “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia” trên Sàn TMĐT Sendo.
- Phối hợp với sàn TMĐT Vỏ Sò, tổng công ty bưu chính Viettel Post tổ chức chương trình hỗ trợ tiêu thụ Hành tím Vĩnh Châu, chỉ sau gần 10 ngày chạy chương trình trên sàn Voso và “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia" đã hỗ trợ tiêu thụ được gần 200 tấn hành.
- Tháng 6 năm 2021, vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang lần đầu tiên chính thức phân phối trên cả 06 sàn TMĐT lớn nhất tại Việt Nam là Vỏ Sò, Sen Đỏ, Shopee, Tiki, Postmart, Lazada thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến Quốc gia". Trong bối cảnh Bắc Giang trở thành tâm dịch covid-19 và các hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề, đã có trên 9.000 tấn vải thiều với hơn 1 triệu đơn hàng được tiêu thụ trong mùa vải thiều Bắc Giang năm nay trên các sàn TMĐT lớn (không kể các kênh trực tuyến mạng xã hội khác). Con số này đã vượt xa kịch bản tốt nhất mà tỉnh Bắc Giang xây dựng thời điểm đó đối với việc tiêu thụ vải thiều trên TMĐT là khoảng 2.000 tấn.
- Phối hợp với các địa phương có nông sản vào mùa như Lạng Sơn (sản phẩm Na Chi Lăng), Hà Tĩnh (Bưởi Phúc Trạch) phân phối trên các TMĐT như Voso, Postmart, Sendo... cũng như các đối tác vận hành TMĐT.
Năm 2022, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai, mở rộng các chương trình trên cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Thời gian qua, với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc đã áp dụng nhiều giải pháp, biện pháp để tháo gỡ khó khăn, giải toả ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Đến nay, ngoài 03 cửa khẩu: cửa quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành. Hoạt động thông quan tại một số cửa khẩu biên giới phía Bắc đã được phía Trung Quốc mở lại: cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng), cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng), cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh), cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh), điểm thông quan Km 3 4 Hải Yên (Quảng Ninh), cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn), cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Các cửa khẩu được thông quan trở lại cùng các biện pháp tháo gỡ khó khăn, điều tiết hàng hóa nên lượng hàng hóa tồn tại Lạng Sơn cơ bản đã được giải toả trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán, mặc dù Bộ Công Thương và các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai thời gian qua đã liên tục khuyến cáo nhưng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán xe chở hàng từ tuyến sau vẫn tiếp tục dồn lên cửa khẩu, nhất là tỉnh Lạng Sơn là 250 - 300 xe/ngày và đang có xu hướng tăng nhanh. Trong khi đó, trong khi đó năng lực thông quan đối với hàng nông sản, trái cây tươi tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chỉ vào khoảng 110-130 xe/ngày.
Tình trạng ùn tắc như hiện nay chủ yếu và trực tiếp là do Trung Quốc kiên trì chính sách “Zero Covid”, từ đó áp dụng các biện pháp mạnh chưa từng có để phòng chống dịch bệnh. Để bảo đảm lưu thông hàng hóa qua biên giới, giúp tiêu thụ một lượng lớn nông sản hàng hóa cho nông dân, bên cạnh các giải pháp đã và đang triển khai nêu trên, Bộ Công Thương đề xuất với Chính phủ một số giải pháp trong thời gian tới như sau:
* Giải pháp trước mắt
- Các Bộ, ngành phối hợp với Ủy ban nhân dân các địa phương kêu gọi, khuyến cáo thương nhân điều tiết việc đưa hàng lên biên giới phía Bắc, đặc biệt là các cửa khẩu đang có hiện tượng ùn tắc, bao gồm cả những trường hợp mà khách hàng Trung Quốc đã thanh toán tiền hàng. Nếu xe vẫn tiếp tục lên cửa khẩu, đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu điều tiết sớm lượng xe này vào chờ tại các địa phương phía sau bởi từ nay tới Tết Nguyên đán chỉ có thể xử lý các xe đang tồn tại cửa khẩu, nhất là khi lao động phía Trung Quốc có thể nghỉ tới 21 ngày trước Tết để kịp hoàn thành thời gian cách ly.
- Trường hợp khách hàng Trung Quốc đã thanh toán tiền hàng và vẫn đề nghị đưa hàng lên biên giới, yêu cầu thương nhân trao đổi với khách hàng Trung Quốc để (i) giao hàng qua các cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế tại các tỉnh khác (như Cao Bằng) nhằm giảm ùn tắc tại Lạng Sơn, Quảng Ninh; hoặc (ii) chuyển sang sử dụng phương thức vận tải khác (như đường sắt, đường biển mà hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang làm rất tốt).
- Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới, đặc biệt là Lạng Sơn và Quảng Ninh, chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng chống dịch bởi với lượng lái xe, phụ xe tập trung quá đông, nguy cơ phát sinh và lây lan dịch là rất lớn. Nếu để dịch bùng phát thì số ít cửa khẩu còn mở cũng đứng trước nguy cơ bị đóng, thiệt hại có thể còn lớn hơn nữa, không chỉ với xuất khẩu mà cả nhập khẩu đầu vào cho sản xuất trong nước.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phối hợp với các Bộ, ngành trao đổi, đàm phán với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý phía Trung Quốc về quy trình giao nhận chặt chẽ, bảo đảm an toàn để trên cơ sở đó mở lại các cửa khẩu quan trọng đang đóng (như Tân Thanh, Móng Cái), đồng thời tăng thời gian thông quan để giúp giải tỏa ùn tắc hàng hóa trước Tết Nguyên đán.
- Bộ Công Thương tiếp tục khuyến cáo các nước láng giềng, các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất tạm thời ngừng hoạt động quá cảnh hàng hóa và hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất qua các cửa khẩu biên giới đường bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc cho tới khi tình hình thông quan được cải thiện.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước để giảm áp lực cho thị trường xuất khẩu: (i) chỉ đạo các Sở, ban ngành chức năng điều tiết sản xuất nông nghiệp theo nhu cầu của thị trường; căn cứ khả năng sản xuất để phát triển công nghiệp chế biến nhằm tăng giá trị nông sản chế biến sâu, đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời chú trọng phát triển hệ thống kho trừ, bảo quản nông sản; (ii) mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản; (iii) chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các Sở, ban ngành khẩn trương thực hiện Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030”; thực hiện nghiêm, thống nhất chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa nói chung các mặt hàng nông sản nói riêng.
* Giải pháp căn cơ
- Ủy ban nhân dân các tỉnh sản xuất nông sản lớn phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để nâng tầm nông sản Việt, từ đó đa dạng hóa thị trường, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc cũng như sự phụ thuộc vào hình thức xuất khẩu “tiểu ngạch”. Các giải pháp quan trọng nhất vào gồm: (i) giảm sản xuất tự phát, tăng sản xuất theo tín hiệu thị trường và theo đơn đặt hàng; (ii) nâng cao và kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông người tiêu dùng trong nước và ngoài nước; (iii) phổ biến và hướng dẫn các hộ nông dân về phương thức sản xuất, nuôi trồng, đóng gói, chế biến,… để đáp ứng tiêu chuẩn của từng nước, từng khu vực nhập khẩu; và (iv) đẩy mạnh việc đăng ký vùng trồng cũng như công tác truy xuất nguồn gốc để tạo điều kiện cho xuất khẩu chính ngạch và giảm thời gian thông quan hàng hóa.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh sản xuất nông sản lớn tìm hiểu mô hình kết nối sớm để tiêu thụ nông sản sang Trung Quốc của các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương để chủ động áp dụng tại tỉnh mình, qua đó vừa hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho dân, vừa giúp giảm bớt tình trạng ùn ứ tại các tỉnh biên giới khi vào vụ thu hoạch.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tích cực đẩy nhanh tiến độ đàm phán về quản lý chất lượng để tăng thêm số lượng trái cây được chính thức xuất khẩu vào Trung Quốc cũng như các thị trường khác; đẩy nhanh đàm phán các Nghị định thư cần thiết với Trung Quốc để giảm tỷ lệ nông sản Việt Nam phải qua kiểm tra khi xuất khẩu vào Trung Quốc; nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng năng lực cạnh tranh của ngành và các sản phẩm, khai thác hiệu quả tối đa 17 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia, ký kết.
- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cẩm nang xuất khẩu chính ngạch để hỗ trợ thương nhân chuyên nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc (và sang các thị trường khác) theo hình thức chính ngạch, trong đó lưu ý việc tận dụng các phương thức vận tải khác như đường biển, đường sắt.
- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét lại hình thức trao đổi cư dân biên giới ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu. Kiên quyết đưa hình thức trao đổi cư dân về đúng với bản chất của trao đổi cư dân, ngừng cho phép gom tiêu chuẩn để buôn bán lớn, tránh thuế, nghiên cứu giảm định mức và tần suất miễn thuế cho trao đổi cư dân để từng bước hướng các thương nhân chuyển sang hoạt động chính ngạch, mua bán theo hợp đồng.
- Bộ Công Thương tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến xuất khẩu thiết thực, hiệu quả, phù hợp nhu cầu thị trường và vận động doanh nghiệp tích cực tham gia, đặc biệt tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong bối cảnh dịch Covid-19, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến nhằm thúc đẩy tiêu thụ các loại nông sản.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới chú trọng công tác quy hoạch, đầu tư hạ tầng logistics, đặc biệt là mở rộng, tăng diện tích các kho bãi, địa điểm tập kết cho hàng hóa và phương tiện vận tải hàng hóa làm thủ tục thông quan thuận lợi; hạn chế bố trí các khu tập kết hàng hóa, phương tiện quá gần cửa khẩu khiến khó mở rộng và khó điều tiết, phân luồng khi lượng hàng và phương tiện tăng cao.
- Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, đào tạo, hướng dẫn doanh nghiệp triển khai ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc Itrace 247 trên sản phẩm nhằm tăng độ tin cậy cho sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, thực hiện có hiệu quả Quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, tăng cường xúc tiến, kết nối đầu ra cho sản phẩm thông qua hệ sinh thái xúc tiến thương mại số, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường số và dựa trên các nền tảng số, qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong việc sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm.
3. Đối với kiến nghị liên quan đến quản lý, kiểm tra, kiểm soát thị trường
Trong những năm qua, Bộ Công Thương và các Bộ ngành, địa phương đã quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới. Theo đó, công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chỉ đạo của cấp trên được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường xây dựng và triển khai nhiều phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm; đã làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý vi phạm; đã làm tốt công tác quản lý địa bàn, chú trọng kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Các kế hoạch, chương trình công tác đã được lực lượng quản lý thị trường tổ chức triển khai nghiêm túc, quyết liệt và mang lại hiệu quả thiết thực trong thời gian qua như: Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; Kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán; Kế hoạch về tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Kế hoạch tăng cường công tác quản lý phân bón vô cơ; Kế hoạch về tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; Kế hoạch đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ tại các địa bàn trọng điểm; Kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu; Đề án Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; Kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025.
Kết hợp với công tác kiểm tra, xử lý vi phạm, lực lượng quản lý thị trường đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, triển khai cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng; đồng thời, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã thực hiện việc ký cam kết nhưng vẫn vi phạm.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua được nâng lên, các Bộ ngành, lực lượng chức năng đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm tại cộng đồng dân cư, qua đó, góp phần kiềm chế sự gia tăng của buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng tình hình thực tế và mong muốn của Chính phủ, kỳ vọng của người dân. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng liên quan đến sự an toàn, sức khỏe người dân như mặt hàng dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, vật tư y tế, thuốc chữa bệnh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...còn xảy ra ở nhiều nơi ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Trong thời gian tới, để xử lý có hiệu quả hơn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Trong đó, tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
- Chủ động nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để đấu tranh ngăn chặn, xử lý.
- Rà soát, phân loại các website, ứng dụng thương mại điện tử nhất là đối với các nhóm mặt hàng kinh doanh có điều kiện hoặc nhóm mặt hàng xuất hiện nhiều hàng giả hàng nhái được kinh doanh qua mạng như: mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, túi xách, đồng hồ, trang thiết bị vật tư y tế...
- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan, nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các mặt hàng vật tư nông nghiệp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh, ghi nhãn, việc chấp hành các quy định về chất lượng, hóa đơn, nguồn gốc sản phẩm lưu thông trên thị trường nhằm ngăn chặn việc kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, kém chất lượng.
- Rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo đảm tính khả thi và theo sát với tình hình thực tế; tạo thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong thực thi nhiệm vụ.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, đa dạng về hình thức tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về tác hại của hàng giả, hàng kém chất lượng đối với đời sống xã hội để mọi người không bao che, tiếp tay cho hành vi này. Công tác tuyên truyền phải được làm thường xuyên, liên tục, tăng cường thông tin tuyên truyền về kết quả công tác của các lực lượng chức năng; thông tin kịp thời về các vụ việc vi phạm lớn, điển hình nhằm cảnh báo, răn đe các đối tượng vi phạm.
- Tăng cường hợp tác chặt chẽ với các Hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong công tác chia sẻ, cung cấp thông tin và hỗ trợ kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu, lãnh đạo, tập thể và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân mà không có giải pháp khắc phục kiên quyết, hiệu quả. Đồng thời, khen thưởng, động viên, nêu gương kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác.
Trên đây là trả lời của Bộ Công Thương đối với kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng. Trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 4596/BCT-TTTN năm 2020 về phát động chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh do Bộ Công thương ban hành
- 2Công văn 1697/BYT-QLD năm 2022 về mua bán thuốc điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành
- 3Công văn 878/BTTTT-VP năm 2022 về tăng cường kiểm tra trước các thông tin xấu độc, sai sự thật, tình trạng sản xuất, buôn bán thuốc, vật tư y tế giả, nâng giá cao đối với các mặt hàng y tế thiết yếu trong tình hình dịch bệnh Covid-19 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 5256/BNN-CBTTNS năm 2022 về chương trình hành động chung về sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 5236/BNN-CBTTNS năm 2022 về chính sách thu hút đầu tư Trung tâm giao dịch nông sản tại các tỉnh phía Bắc giáp biên với Trung Quốc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 4596/BCT-TTTN năm 2020 về phát động chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh do Bộ Công thương ban hành
- 5Quyết định 194/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1968/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 1697/BYT-QLD năm 2022 về mua bán thuốc điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành
- 8Công văn 878/BTTTT-VP năm 2022 về tăng cường kiểm tra trước các thông tin xấu độc, sai sự thật, tình trạng sản xuất, buôn bán thuốc, vật tư y tế giả, nâng giá cao đối với các mặt hàng y tế thiết yếu trong tình hình dịch bệnh Covid-19 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Công văn 5256/BNN-CBTTNS năm 2022 về chương trình hành động chung về sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Công văn 5236/BNN-CBTTNS năm 2022 về chính sách thu hút đầu tư Trung tâm giao dịch nông sản tại các tỉnh phía Bắc giáp biên với Trung Quốc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn 1303/BCT-KH năm 2022 về liên kết tiêu thụ sản phẩm và kích cầu tiêu dùng trong nước, tình trạng hàng hóa, nông sản tiếp tục bị tắc nghẽn ở cửa khẩu Trung Quốc và tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 1303/BCT-KH
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 15/03/2022
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Nguyễn Hồng Diên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực