Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 12076/BTC-QLG
V/v hình thức văn bản về quản lý điều hành giá

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2020

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được ý kiến trao đổi vướng mắc của một số Bộ, ngành, địa phương về áp dụng hình thức văn bản quy định các cơ chế, chính sách, quyết định giá, điều chính giá (khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu, giá cụ thể...) đối với các hàng hóa, dịch vụ trong danh mục nhà nước định giá. Về vấn đề này, tại Thông báo số 03/TB-VPCP ngày 04/01/2020, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá của của Chính phủ đã có chỉ đạo Đy mạnh rà soát, đánh giá và đ xuất hoàn thiện hệ thng pháp luật v giá đ khc phục nhưng tồn tại, hạn chế, những vn đ chồng chéo; nhất là nghiên cu đ ban hành hình thức văn bn quyết định giá đáp ứng yêu cu đặt ra cho công tác qun lý, điều hành giá đòi hi phi kịp thời theo mục tiêu qun lý.

Từ những vấn đề đặt ra nêu trên. Bộ Tài chính đá rà soát, đánh giá tình hình thực hiện, qua đó cho thấy có sự không thống nhất trong việc áp dụng hình thức văn bản, nhất là đối với trường hợp quyết định giá, điều chỉnh giá mội số hàng hóa. dịch vụ cụ thể (có trường hợp áp dụng hình thức văn bản quy phạm pháp luật, có trường hợp áp dụng hình thức văn bản cá biệt). Nguyên nhân chính là do cách hiểu chưa thống nhất về các quy định tại Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật và Luật giá. Vì vậy, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình triển khai, căn cứ ý kiến thống nhất của Bộ Tư pháp lại Công văn số 3399/BTP-PLDSKT ngày 16/9/2020 về rà soát, đánh giá tình hình ban hành văn bản về quản lý điều hành giá, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thống nhất thực hiện như sau:

1. Về nguyên tắc áp dụng, lựa chọn hình thức văn bản; Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và nội dung về quản lý, điều hành giá trong từng trường hợp cụ thể để lựa chọn áp dụng hình thức văn bản phù hợp theo nguyên tắc:

- Trường hợp quy định những nội dung hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách chung về quản lý nhà nước về giá, các cơ chế quản lý đối với một số hàng hóa, dịch vụ cụ thể (bao gồm cả nguyên tắc, phương pháp định giá, định mức...) đối với từng lĩnh vực phải được ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

- Trường hợp nội dung chỉ giới hạn trong phạm vi thực hiện quyết, định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc thẩm quyền, áp dụng ban hành văn bản dưới hình thức văn bản cá biệt; Theo đó, căn cứ vào trường hợp cụ thể về yêu cầu quản lý, điều hành giá của hàng hóa, dịch vụ để lựa chọn hình thức văn bản là Quyết định (cá biệt) hoặc Nghị quyết (cá biệt) theo đúng quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư (trừ một số trường hợp cụ thể có tinh chất đặc thù, hình thức văn bản đã dược quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, hiện hành như văn bản điều hành giá xăng dầu, thông báo giá vật liệu xây dựng,...).

- Trường hợp văn bản đồng thời có nội dung quy định cả về cơ chế quản lý, chính sách về giá và nội dung quyết định giá, điều chỉnh giá của hàng hóa, dịch vụ; phải được ban hành dưới hình thức văn bản Quy phạm pháp luật.

2. Căn cứ vào nội dung trên, đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, hướng dẫn các đơn vị chuyên môn, các Sở, ngành thuộc tỉnh để triển khai thực hiện; bảo đảm kịp thời triển khai nhiệm vụ theo phân công đúng quy định, trong đó cần chú trọng đẩy mạnh một số hoạt động sau:

- Đối với việc xây dựng các cơ chế quản lý, nguyên tắc, phương pháp, định mức tính giá phải đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng để mọi đối tượng chịu tác động, các cơ quan cấp trên có thể kiểm tra, giám sát và cho ý kiến theo đúng nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở các quy định chung đã được xây dựng, việc quyết định giá, điều chỉnh giá của các hàng hóa, dịch vụ vẫn phải đảm bảo quy trình rà soát, đánh giá kỹ phương án giá nhằm đưa ra mức giá phù hợp, tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí, đảm bảo hải hòa lợi ích giữa các bên theo đúng quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Luật.

- Thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả triển khai thực tế, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị có ý kiến đóng góp để Bộ Tài chính chủ động hướng dẫn, giải quyết, tạo thuận lợi cho việc triển khai công tác quản lý, điều hành giá.

Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Tư pháp, VPCP (để phối hợp);
- HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Sở Tài chính (để thực hiện);
- Các Vụ/Cục thuộc Bộ (để phối hợp);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLG.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Tạ Anh Tuấn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 12076/BTC-QLG năm 2020 về hình thức văn bản về quản lý điều hành giá do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 12076/BTC-QLG
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 02/10/2020
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Tạ Anh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản