Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1058/UBND | Bạc Liêu, ngày 07 tháng 08 năm 2007 |
Kính gửi: | - Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; |
Căn cứ Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước và Nghị định số 09/2007/NĐ-CP ngày 15/01/2007 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và Thông tư số 03/2006/TT-BNV ngày 08/02/2006 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 26/2004/QĐ-CT ngày 26/8/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu;
Để phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ quan chức năng, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương. Theo đề nghị của Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân tỉnh giao thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức cho Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã theo các nội dung như sau:
I. Về quản lý cán bộ, công chức, viên chức: (đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do ngân sách đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động)
Sở Nội vụ trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước theo chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giao như: tuyển dụng, nâng ngạch, chuyển loại, chuyển ngạch, tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, kỷ luật, nghỉ hưu, thôi việc; nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung (trừ trường hợp cơ quan, đơn vị hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp).
1. Về tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nhà nước:
a. Đối với cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước:
Sở Nội vụ tổ chức thi tuyển và ra quyết định tuyển dụng công chức, công chức dự bị sau khi được UBND tỉnh công nhận kết quả thi tuyển. Hết thời gian tập sự giao Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã làm thủ tục xét để công nhận hết thời gian tập sự. Nếu đạt yêu cầu trong thời gian tập sự thì ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức và gửi quyết định về Sở Nội vụ để theo dõi. Trường hợp không đạt yêu cầu trong thời gian tập sự thì đề nghị Sở Nội vụ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng theo quy định.
b. Đối với viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước:
Sở Nội vụ tổ chức xét tuyển hoặc thi tuyển đối với viên chức sự nghiệp Nhà nước. Sau khi được UBND tỉnh công nhận kết quả thì giao cho Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã ra quyết định tuyển dụng và hợp đồng viên chức theo quy định. Hết thời gian thử việc Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã làm thủ tục xét để công nhận hết thời gian thử việc. Nếu đạt yêu cầu trong thời gian thử việc thì ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch và hợp đồng theo quy định. Trường hợp không đạt yêu cầu trong thời gian thử việc thì ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng theo quy định và báo cáo về Sở Nội vụ để theo dõi.
2. Về tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển viên chức giữa các đơn vị sự nghiệp Nhà nước trong tỉnh:
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định theo chỉ tiêu biên chế được giao (Trừ các chức danh lãnh đạo thuộc Sở Nội vụ quản lý).
3. Về nâng bậc lương thường xuyên:
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và phụ cấp thâm niên vượt khung cho cán bộ, công chức, viên chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống (Đối với đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc phòng Y tế và đơn vị sự nghiệp giáo dục trực thuộc phòng Giáo dục - Đào tạo do Chủ tịch UBND huyện, thị quyết định) sau khi có ý kiến hiệp y của Sở Nội vụ.
4. Về nghỉ hưu, thôi việc:
a. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương; Chi cục Trưởng, Phó chi cục Trưởng; Giám đốc, phó Giám đốc các Trung tâm, Ban quản lý dự án, Bệnh viện đa khoa; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường thuộc Sở, Ban, Ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã và cán bộ, công chức, viên chức đang ở ngạch chuyên viên chính và tương đương mà không giữ chức vụ nêu trên thì do thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định sau khi có ý kiến thống nhất của Giám đốc Sở Nội vụ.
b. Các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức còn lại sau khi nghỉ hưu, thôi việc do Giám đốc Sở, Ban, Ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định và báo cáo về Sở Nội vụ để theo dõi.
5. Về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức:
a. Trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo như: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương; Chi cục Trưởng, Phó chi cục Trưởng; Giám đốc, Phó giám đốc các Trung tâm, Ban quản lý dự án, Bệnh viện đa khoa; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các trường thuộc Sở, Ban, Ngành tỉnh; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc UBND huyện, thị xã do Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định sau khi có ý kiến hiệp y của Sở Nội vụ. Đồng thời, gửi quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức về Sở Nội vụ để theo dõi.
b. Trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo nêu trên do Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã quyết định theo trình tự, thủ tục quy định. Riêng công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì phải có ý kiến hiệp y của Sở Nội vụ. Đồng thời, gửi quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức đó về Sở Nội vụ để theo dõi.
6. Về quản lý hồ sơ:
a. Sở Nội vụ quản lý hồ sơ (lý lịch cán bộ, công chức; phiếu bổ sung lý lịch và bản kê khai tài sản hàng năm) của cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, bao gồm: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương; Chi cục Trưởng, Phó chi cục Trưởng; Giám đốc, Phó giám đốc các Trung tâm, Ban quản lý dự án, Bệnh viện đa khoa; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường thuộc Sở, Ban, Ngành tỉnh, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc UBND huyện, thị xã.
b. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã quản lý hồ sơ (lý lịch) cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo nói trên.
7. Về quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp:
a. Sở Nội vụ trực tiếp quản lý và duyệt danh sách lương số công chức, viên chức các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh.
b. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh trực tiếp quản lý và sử dụng số công chức, viên chức được giao, hàng quý duyệt danh sách lương của các cơ quan, đơn vị trực thuộc hưởng lương từ ngân sách nhà nước để Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước chi trả lương đảm bảo chính xác, đúng chế độ theo quy định và hàng quý báo cáo về Sở Nội vụ để theo dõi.
c. Đối với các huyện, thị xã: Ngoài việc thực hiện thẩm quyền quản lý và sử dụng công chức, viên chức như Sở, Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã còn trực tiếp quản lý số biên chế đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc phòng Y tế. Hàng quý báo cáo biên chế hành chính, sự nghiệp về Sở Nội vụ để theo dõi.
II. Về quản lý cán bộ, viên chức: (đối với các đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên)
Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả năng tài chính của đơn vị để quyết định việc tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, hợp đồng lao động; nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung; xử lý kỷ luật; giải quyết chính sách nghỉ hưu, thôi việc; quản lý hồ sơ lý lịch theo quy định của pháp luật sau khi thông qua cơ quan chủ quản (trừ các chức danh do Sở Nội vụ quản lý như Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương; Giám đốc, Phó giám đốc các Trung tâm, Ban quản lý dự án, Bệnh viện đa khoa; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường thuộc sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã). Riêng việc nâng bậc lương trước thời hạn phải có ý kiến hiệp y của Sở Nội vụ.
III. Về quản lý cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã, phường và thị trấn:
Đối với cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường và thị trấn thực hiện theo Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ.
Lương cán bộ chuyên trách, công chức và mức phụ cấp cán bộ không chuyên trách xã, phường và thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã quyết định xếp và nâng lương sau khi hiệp y với Sở Nội vụ.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Giám đốc các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã và người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật về những việc được giao quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan, chịu trách nhiệm hướng dẫn các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã tổ chức thực hiện; đồng thời, thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra công tác tổ chức cán bộ nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các Hội được giao biên chế và cấp kinh phí hoạt động thì tiếp tục thực hiện theo phân cấp quản lý hiện hành. Khi có thay đổi chủ trương về quản lý và hoạt động của Hội thì có văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Ngoài thẩm quyền quản lý công chức, viên chức được giao nêu trên, những vấn đề còn lại vẫn thực hiện theo Quyết định số 26/2004/QĐ-CT, ngày 26/8/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để được hướng dẫn thêm hoặc đề xuất để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền tuyển, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Quyết định 464/2011/QĐ-UBND về Quy định tuyển dụng công chức và quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 3Quyết định 14/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-UBND
- 1Thông tư 03/2006/TT-BNV hướng dẫn thi hành Nghị định 35/2005/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Nghị định 121/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 3Nghị định 09/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước
- 4Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 5Nghị định 117/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước
- 6Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 7Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 8Nghị định 121/2003/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn
- 9Nghị định 35/2005/NĐ-CP về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
- 10Quyết định 30/2011/QĐ-UBND về Quy định thẩm quyền tuyển, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 11Quyết định 464/2011/QĐ-UBND về Quy định tuyển dụng công chức và quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 12Quyết định 14/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thuộc tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 78/2007/QĐ-UBND
Công văn 1058/UBND hướng dẫn quản lý cán bộ, công, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành
- Số hiệu: 1058/UBND
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/08/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
- Người ký: Cao Anh Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra