Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1000/CT-TTHT | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 02 năm 2017 |
Kính gửi: Công ty Korea National Oil Corporation (KNOC)-VPĐH tại TP.HCM
Địa chỉ: Lầu 10, tòa nhà Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Mã số thuế: 0100908596
Trả lời văn thư số KNOCVN/2017/CV-022 ngày 06/01/2017 của Văn phòng về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012 của Quốc hội quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động:
+ Tại Điều 48 quy định trợ cấp thôi việc:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
+ Tại Điều 49 quy định về trợ cấp mất việc làm:
“1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 Tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.”
Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN quy định các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công:
“Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
…
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
…
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
…”
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Văn phòng có thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Theo thỏa ước lao động tập thể, Văn phòng thanh toán tiền lương, trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc cho người lao động. Đối với khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc cho người lao động nghỉ việc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người lao động. Trường hợp Văn phòng trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc cao hơn mức quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động thì phần chênh lệch cao hơn phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Cục Thuế TP thông báo Văn phòng biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 9497/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 9180/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Công văn 8861/CT-TTHT năm 2016 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Công văn 4023/CT-TTHT năm 2017 về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Công văn 7563/CT-TTHT năm 2017 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Bộ Luật lao động 2012
- 2Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 4Công văn 9497/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Công văn 9180/CT-TTHT năm 2016 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Công văn 8861/CT-TTHT năm 2016 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Công văn 4023/CT-TTHT năm 2017 về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Công văn 7563/CT-TTHT năm 2017 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Công văn 1000/CT-TTHT năm 2017 về thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 1000/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/02/2017
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Nam Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/02/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra