Hệ thống pháp luật

Phần 3 Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích, 2006

PHẦN III

Điều 37.

Không có bất kỳ quy định nào trong Công ước này ảnh hưởng tới bất kỳ quy định nào mà nhằm giúp đỡ hơn nữa việc bảo vệ mọi người từ việc cưỡng bức mất tích và có thể nằm trong:

1. Pháp luật của một Quốc gia thành viên;

2. Luật quốc tế có hiệu lực đối với quốc gia đó.

Điều 38.

1.1. Công ước này mở để ký cho tất cả các Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc.

2.2. Công ước này là đối tượng để phê chuẩn bởi tất cả các Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc. Các văn kiện phê chuẩn sẽ được lưu chiểu với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

3.3. Công ước này để mở cho tất cả các quốc gia của Liên Hợp Quốc gia nhập. Việc gia nhập sẽ được xác nhận bằng việc lưu chiểu văn kiện gia nhập lên Tổng Thư ký.

Điều 39.

1.1. Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày nộp văn kiện lưu chiểu lên Tổng Thư ký của văn kiện phê chuẩn hay gia nhập thứ 20.

2.2. Đối với mỗi quốc gia phê chuẩn hay gia nhập Công ước này sau khi có lưu chiểu thứ 20 của các văn kiện gia nhập hay phê chuẩn, Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày lưu chiểu các văn kiện phê chuẩn hay gia nhập của quốc gia đó.

Điều 40.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ thông báo với tất cả các Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc và tất cả các quốc gia đã ký hay gia nhập Công ước này về:

1. Các hoạt động ký, phê chuẩn và gia nhập theo Điều 38;

2. Ngày có hiệu lực của Công ước này theo Điều 39.

Điều 41.

Những quy định của Công ước này sẽ áp dụng cho tất cả các bang của các nhà nước liên bang mà không có bất kỳ sự giới hạn hay ngoại lệ nào.

Điều 42.

1.1. Bất kỳ tranh chấp nào giữa hai hay nhiều Quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước này mà vấn đề không thể giải quyết thông qua đàm phán hay bằng các thủ tục được quy định trong Công ước, sẽ đề xuất với một trong các bên, đệ trình lên trọng tài. Nếu trong vòng sáu tháng kể từ ngày đề xuất giải quyết bằng trọng tài, các thành viên không đạt được thỏa thuận về tổ chức trọng tài, thì bất cứ bên nào trong số các quốc gia này đều có thể chuyển tranh chấp này đến Tòa án Công lý quốc tế thông qua trình tự phù hợp với Quy chế của Tòa án

2.2. Một Quốc gia, tại thời điểm ký hay phê chuẩn Công ước này hoặc gia nhập, có thể tuyên bố rằng nó không chịu ràng buộc bởi quy định tại khoản 1 điều này. Các Quốc gia thành viên khác sẽ không bị trói buộc bởi khoản 1 của điều này đối với bất kỳ quốc gia nào đã đưa ra tuyên bố như vậy.

3.3. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào đưa ra tuyên bố theo các quy định tại khoản 2 điều này có thể rút tuyên bố ở mọi thời điểm và thông báo lên Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc.

Điều 43.

Công ước này không làm ảnh hưởng đến các quy định của luật nhân đạo quốc tế, bao gồm các nghĩa vụ của các Quốc gia thành viên đối với bốn Công ước Geneva ngày 12 tháng 8 năm 1949 và hai Nghị định thư bổ sung kèm theo ngày 8 tháng 6 năm 1977, hoặc đối với cơ hội cho bất kỳ Quốc gia thành viên nào để thực hiện thẩm quyền của Hội chữ thập đỏ quốc tế thăm viếng những nơi giam giữ trong những tình huống không được quy định trong luật nhân đạo quốc tế.

Điều 44.

1.1. Bất kỳ Quốc gia thành viên nào trong Công ước này đều có thể đề xuất một sự sửa đổi hay chỉnh lý nó với Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sau đó sẽ chuyển vấn đề sửa đổi được đề xuất đó tới các Quốc gia thành viên của Công ước này với đề nghị tổ chức một hội nghị của Quốc gia thành viên với mục đích xem xét và bỏ phiếu cho đề nghị trênproposal.. Trong vòng bốn tháng tính từ ngày thông báo như vậy phải có ít nhất một phần ba các Quốc gia thành viên ủng hộ cho hội nghị như vậy, Tổng Thư ký sẽ triệu tập hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.

2.2. Bất kỳ một sự sửa đổi nào được thông qua bởi đa số hai phần ba các Quốc gia thành viên có mặt và bỏ phiếu tại hội nghị sẽ được đệ trình lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc để tất cả các Quốc gia thành viên chấp nhận.

3.3. Một sự sửa đổi được thông qua theo khoản 1 của điều này sẽ có hiệu lực khi hai phần ba các Quốc gia thành viên của Công ước chấp nhận theo thủ tục hợp hiến của họ.processes.

4.4. Khi những vấn đề sửa đổi có hiệu lực, các Quốc gia thành viên khác sẽ vẫn bị trói buộc bởi các quy định của Công ước này và bất kỳ một sự sửa đổi sớm hơn nào mà các quốc gia đó đã chấp nhận.

Điều 45.

1.1. Công ước này được làm thành các bản bằng tiếng Ả-rập, Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga và Tây Ban Nha, sáu bản này có giá trị pháp lý như nhau, sẽ được lưu chiểu bởi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.

2.2. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển giao các bản sao Công ước tới tất cả các quốc gia theo quy định tại Điều 38.

 

 

Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích, 2006

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Công ước
  • Ngày ban hành: 20/12/2006
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH