Hệ thống pháp luật

Điều 26 Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích, 2006

Điều 26.

1. Một Ủy ban về vấn đề cưỡng bức mất tích (sau đây gọi là “the Committee”) sẽ được thành lập để thực hiện các chức năng được quy định Công ước này. Ủy ban gồm mười chuyên gia có tư cách đạo đức tổt và có vị thế được công nhận trong lĩnh vực quyền con người, những người có trách nhiệm thực hiện công việc bằng năng lực cá nhân của họ và được độc lập và vô tư khi làm việc. Các thành viên của Ủy ban sẽ được lựa chọn bởi các Quốc gia thành viên theo sự phân bố công bằng về mặt địa lý. Do đó phải tính đến sự tham gia hiệu quả vào công việc của các Ủy ban của người có kinh nghiệm pháp lý phù hợp và tính đến đại diện cân bằng về giới tính.

2. Các thành viên của Ủy ban phải được bầu bằng bỏ phiếu kín từ một danh sách những người được đề cử bởi các Quốc gia thành viên từ các công dân của họ, tại cuộc họp hai năm một lần của các quốc gia do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc triệu tập vì mục đích này.Tại các cuộc họp này, hai phần ba các Quốc gia thành viên sẽ là số đại biểu tối thiểu cần thiết, những người được bầu vào Ủy ban phải là những người đạt được số phiếu lớn nhất và chiếm  đa số tuyệt đối số phiếu của các đại diện của các quốc gia có mặt và biểu quyết.

3. Cuộc bầu cử đầu tiên sẽ được tổ chức không muộn hơn sáu tháng sau ngày có hiệu lực của Công ước này. Bốn tháng trước ngày bắt đầu của mỗi cuộc to bầu cử, Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc sẽ gửi một bức thư cho các Quốc gia thành viên mời họ đệ trình đề cử trong vòng ba tháng. Tổng Thư ký sẽ chuẩn bị một danh sách theo thứ tự chữ cái của tất cả những người được đề cử như vậy, theo đó Quốc gia thành viên mà đề cử ứng cử viên sẽ đệ trình danh sách này tới tất cả các Quốc gia thành viên.

4. Các thành viên của Ủy ban sẽ được bầu với nhiệm kỳ bốnyears. năm. Họ sẽ được tái cử một lần. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của năm ;thành viên được bầu tại cuộc bầu cử đầu tiên sẽ hết hạn khi kết thúc hai năm; ngay sau cuộc bầu cử đầu tiên, tên của những năm thành viên được chủ tịch của cuộc họp, được nêu tại khoản 2 của điều này, lựa chọn bằng cách rút thăm.

5. Nếu một thành viên của Ủy ban chết hoặc từ chức hoặc vì bất kỳ lý do nào khác không thể thực hiện các nhiệm vụ của mình, các Quốc gia thành viên đã đề cử thành viên đó sẽ, phù hợp với các tiêu chí đặt ra trong khoản 1 của điều này, chỉ định một ứng cử viên khác trong số các công dân của mình để thực hiện nhiệm kỳ của thành viên đó, khi được sự thông qua của đa số các Quốc gia thành viên Sự thông qua như vậy sẽ được xem là đã đạt được, trừ khi một nửa hoặc nhiều hơn các quốc gia phản đối trong vòng sáu tuần sau khi được Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc thông báo về sự bổ nhiệm được đề xuất..

6. Ủy ban sẽ thiết lập các quy tắc riêng của mình về thủ tục.

7. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẽ cung cấp cho Ủy ban những công cụ, phương tiện và đội ngũ nhân viên cho việc thực hiện hiệu quả các chức năng của mình. Tổng Thư ký của Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập cuộc họp đầu tiên của Ủy ban.

8. Các thành viên của Ủy ban sẽ được trao cho các phương tiện, các quyền ưu đãi và miễn trừ của các chuyên gia đang thực thi nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc, như đã được quy định trong Công ước về các quyền Ưu đãi và miễn trừ của Liên Hợp Quốc.

9. Mỗi Quốc gia thành viên sẽ hợp tác với Ủy ban và hỗ trợ các thành viên của mình trong việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của họ, trong phạm vi các chức năng của Ủy ban mà các Quốc gia thành viên đã chấp nhận.

Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích, 2006

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Công ước
  • Ngày ban hành: 20/12/2006
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/1900
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH