Hệ thống pháp luật

Điều 13 Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, 1966

Điều 13.

1. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được học tập. Các quốc gia nhất trí rằng giáo dục phải hướng vào việc phát triển đầy đủ nhân cách và ý thức về nhân phẩm, và phải nhằm tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người. Các quốc gia cũng nhất trí rằng giáo dục cần phải giúp mọi người tham gia hiệu quả vào xã hội tự do, thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc và các nhóm về chủng tộc, sắc tộc hoặc tôn giáo, cũng như nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động duy trì hoà bình của Liên Hợp Quốc.

2. Nhằm thực hiện đầy đủ quyền này, các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận rằng:

a) Giáo dục tiểu học là phổ cập và miễn phí với mọi người;

b) Bằng mọi biện pháp thích hợp, cụ thể là từng bước áp dụng giáo dục miễn phí, phải làm cho giáo dục trung học dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả giáo dục trung học kỹ thuật và dạy nghề, trở nên sẵn có và đến được với mọi người.

c) Bằng mọi biện pháp thích hợp, cụ thể là từng bước áp dụng giáo dục miễn phí, phải làm cho giáo dục đại học trở thành nơi mọi người có thể tiếp cận một cách bình đẳng trên cơ sở năng lực của mỗi người;

d) Giáo dục cơ bản phải được khuyến khích hoặc tăng cường tới mức cao nhất có thể được cho những người chưa tiếp cận hoặc chưa hoàn thành toàn bộ chương trình giáo dục tiểu học.

e) Việc phát triển một hệ thống trường học ở tất cả các cấp phải được thực hiện tích cực, một chế độ học bổng thích đáng phải được thiết lập và những điều kiện vật chất cho đội ngũ giáo viên phải được cải thiện không ngừng.

3. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc cha mẹ và của những người giám hộ hợp pháp (nếu có) trong việc lựa chọn trường cho con cái họ, ngoài những trường do chính quyền lập ra, mà đáp ứng được các tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu do nhà nước quy định hoặc thông qua, cũng như trong việc bảo đảm giáo dục về tôn giáo và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện riêng của họ.

4. Không một quy định nào trong điều này được giải thích nhằm làm phương hại đến quyền của các cá nhân và tổ chức được tự do thành lập và điều hành các cơ sở giáo dục, với điều kiện các cơ sở giáo dục đó luôn tuân thủ các nguyên tắc được nêu trong khoản 1 của điều này và đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn tối thiểu mà nhà nước quy định.

Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, 1966

  • Số hiệu: Khongso
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 16/12/1966
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/01/1976
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH