Điều 10 Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, 1966
Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận rằng:
1. Cần dành sự giúp đỡ và bảo hộ tới mức tối đa có thể được cho gia đình - tế bào cơ bản và tự nhiên của xã hội - nhất là đối với việc tạo lập gia đình và trong khi gia đình chịu trách nhiệm chăm sóc và giáo dục trẻ em đang sống lệ thuộc. Việc kết hôn phải được cặp vợ chồng tương lai chấp thuận tự do.
2. Cần dành sự bảo hộ đặc biệt cho các bà mẹ trong một khoảng thời gian thích đáng trước và sau khi sinh con. Trong khoảng thời gian đó, các bà mẹ cần được nghỉ có lương hoặc nghỉ với đầy đủ các phúc lợi an sinh xã hội.
3. Cần áp dụng những biện pháp bảo vệ và trợ giúp đặc biệt đối với mọi trẻ em và thanh thiếu niên mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì các lý do xuất thân hoặc các điều kiện khác. Trẻ em và thanh thiếu niên cần được bảo vệ để không bị bóc lột về kinh tế và xã hội. Việc thuê trẻ em và thanh thiếu niên làm các công việc có hại cho tinh thần, sức khoẻ hoặc nguy hiểm tới tính mạng, hay có hại tới sự phát triển bình thường của các em phải bị trừng trị theo pháp luật. Các quốc gia cần định ra những giới hạn về độ tuổi mà việc thuê lao động trẻ em dưới hạn tuổi đó phải bị pháp luật nghiêm cấm và trừng phạt.
Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, 1966
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 16/12/1966
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/01/1976
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 2. 1. Mỗi quốc gia thành viên Công ước này cam kết sẽ tiến hành các biện pháp, một cách riêng rẽ và thông qua sự hợp tác giúp đỡ quốc tế, đặc biệt là các biện pháp kinh tế và kỹ thuật, sử dụng tới mức tối đa các tài nguyên sẵn có của mình, nhằm đạt được việc bảo đảm ngày càng đầy đủ các quyền được thừa nhận trong Công ước này bằng mọi biện pháp thích hợp, đặc biệt kể cả việc thông qua những biện pháp lập pháp.
- Điều 3. Các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ đối với mọi quyền kinh tế, xã hội và văn hoá mà Công ước này quy định.
- Điều 4. Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng, trong khi ấn định các quyền mà mỗi cá nhân được hưởng phù hợp với các quy định của Công ước này, mỗi quốc gia chỉ có thể đặt ra những hạn chế bằng các quy định pháp luật trong chừng mực những hạn chế ấy không trái với bản chất của các quyền nói trên và hoàn toàn vì mục đích thúc đẩy phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.
- Điều 5. 1. Không một quy định nào trong Công ước này có thể được giải thích với hàm ý cho phép bất kỳ một quốc gia, nhóm người, hoặc cá nhân nào được quyền tham gia hoặc tiến hành bất kỳ hành động nào nhằm phá hoại các quyền hoặc tự do được Công ước này ghi nhận, hoặc nhằm giới hạn các quyền đó quá mức Công ước này quy định.
- Điều 6. 1. Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền làm việc, trong đó bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự do lựa chọn hoặc chấp nhận, và các quốc gia phải thi hành các biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền này.
- Điều 7. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi, đặc biệt đảm bảo:
- Điều 8. 1. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết bảo đảm:
- Điều 9. Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền của mọi người được hưởng an sinh xã hội, kể cả bảo hiểm xã hội.
- Điều 10. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận rằng:
- Điều 11. 1. Các quốc gia thành viên Công ước này thừa nhận quyền của mọi người được có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, nhà ở, và được không ngừng cải thiện điều kiện sống. Các quốc gia thành viên phải thi hành những biện pháp thích hợp để bảo đảm việc thực hiện quyền này, và vì mục đích đó, thừa nhận tầm quan trọng thiết yếu của hợp tác quốc tế dựa trên sự tự do chấp thuận.
- Điều 12. 1. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được.
- Điều 13. 1. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được học tập. Các quốc gia nhất trí rằng giáo dục phải hướng vào việc phát triển đầy đủ nhân cách và ý thức về nhân phẩm, và phải nhằm tăng cường sự tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người. Các quốc gia cũng nhất trí rằng giáo dục cần phải giúp mọi người tham gia hiệu quả vào xã hội tự do, thúc đẩy sự hiểu biết, khoan dung và tình hữu nghị giữa các dân tộc và các nhóm về chủng tộc, sắc tộc hoặc tôn giáo, cũng như nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động duy trì hoà bình của Liên Hợp Quốc.
- Điều 14. Mỗi quốc gia thành viên Công ước mà vào lúc trở thành thành viên chưa thể bảo đảm thực hiện được việc giáo dục tiểu học phổ cập và miễn phí trong phạm vi lãnh thổ nước mình hoặc các vùng lãnh thổ khác thuộc quyền tài phán của nước mình, cam kết, trong vòng hai năm sẽ lập ra và thông qua một kế hoạch hành động chi tiết, nhằm thực hiện từng bước nguyên tắc giáo dục tiểu học phổ cập và miễn phí cho mọi người trong một khoảng thời gian hợp lý đã được ấn định trong kế hoạch đó.
- Điều 15. 1. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận mọi người đều có quyền:
- Điều 16. 1. Các quốc gia thành viên, phù hợp với phần này của Công ước, cam kết đệ trình báo cáo về những biện pháp mà mình đã thông qua và những tiến bộ đã đạt được trong việc tuân thủ các quyền được công nhận trong Công ước.
- Điều 17. 1. Các quốc gia thành viên Công ước phải cung cấp báo cáo thường kỳ của mình phù hợp với chương trình mà Hội đồng Kinh tế và Xã hội sẽ lập ra trong vòng một năm kể từ ngày Công ước có hiệu lực, sau khi tham khảo ý kiến của các quốc gia thành viên và các tổ chức chuyên môn có liên quan.
- Điều 18. Căn cứ vào trách nhiệm trong việc thúc đẩy quyền con người và các tự do cơ bản được quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng Kinh tế và Xã hội có thể thoả thuận với các tổ chức chuyên môn về việc các tổ chức này báo cáo với Hội đồng về những tiến bộ trong việc tuân thủ những quy định của Công ước thuộc phạm vi hoạt động của các tổ chức chuyên môn đó. Các báo cáo này có thể bao gồm chi tiết của các quyết định và các khuyến nghị có liên quan đến việc thực hiện Công ước do cơ quan có thẩm quyền của những tổ chức này thông qua.
- Điều 19. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có thể chuyển cho Uỷ ban quyền con người các báo cáo liên quan đến các quyền con người do các quốc gia gửi lên theo các điều 16, 17 và những báo cáo do các cơ quan chuyên môn gửi lên theo điều 18 để Uỷ ban quyền con người nghiên cứu và ra khuyến nghị chung, hoặc để biết, nếu cần thiết.
- Điều 20. Các quốc gia thành viên Công ước và các cơ quan chuyên môn liên quan có thể gửi lên Hội đồng Kinh tế và Xã hội những nhận xét của mình về bất kỳ khuyến nghị chung nào nêu trong điều 19, hoặc về việc tham khảo các khuyến nghị chung đó trong bất kỳ báo cáo nào của Uỷ ban quyền con người, hoặc bất kỳ tài liệu nào mà báo cáo đó đề cập đến.
- Điều 21. Hội đồng Kinh tế và Xã hội, có thể gửi lên Đại hội đồng các báo cáo kèm theo khuyến nghị có tính chất chung và một bản tóm tắt những thông tin nhận được từ các quốc gia thành viên Công ước này và các tổ chức chuyên môn về những biện pháp đã được tiến hành và những tiến bộ đạt được trong việc tuân thủ chung các quyền được công nhận trong Công ước này.
- Điều 22. Hội đồng Kinh tế và Xã hội có thể lưu ý các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, các cơ quan bổ trợ và các tổ chức chuyên môn liên quan đến việc trợ giúp kỹ thuật về bất kỳ vấn đề gì nảy sinh từ các báo cáo nêu trong phần này của Công ước mà có thể giúp các cơ quan này quyết định, trong phạm vi thẩm quyền của mình, những biện pháp quốc tế thích hợp nhằm góp phần thực hiện ngày càng có hiệu quả Công ước này.
- Điều 23. Các quốc gia thành viên Công ước nhất trí rằng, những biện pháp có tính chất quốc tế nhằm thực hiện các quyền đã được Công ước ghi nhận bao gồm những biện pháp như ký kết các điều ước, thông qua các khuyến nghị, trợ giúp về kỹ thuật, tổ chức các hội nghị khu vực và hội nghị chuyên đề nhằm mục đích trao đổi ý kiến và nghiên cứu cùng với các chính phủ hữu quan.
- Điều 24. Không một quy định nào của Công ước này được giải thích làm phương hại đến những quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc và điều lệ của các tổ chức chuyên môn mà ấn định trách nhiệm của các cơ quan và các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc liên quan đến các vấn đề được đề cập trong Công ước này.
- Điều 25. Không một quy định nào của Công ước này được giải thích làm phương hại đến quyền đương nhiên của mọi dân tộc được hưởng và sử dụng một cách đầy đủ và tự do mọi nguồn của cải và tài nguyên thiên nhiên của họ.
- Điều 26. 1. Công ước này để ngỏ cho bất kỳ quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, hoặc thành viên của bất kỳ tổ chức chuyên môn nào của Liên Hợp Quốc, hoặc các nước tham gia Quy chế Toà án Công lý quốc tế, cũng như bất kỳ quốc gia nào khác mà được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc mời tham gia Công ước này, ký kết.
- Điều 27. 1. Công ước này sẽ có hiệu lực 3 tháng sau ngày văn kiện phê chuẩn hoặc văn kiện gia nhập thứ 35 được nộp lưu chiểu cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
- Điều 28. Những quy định của Công ước này được áp dụng đối với mọi bộ phận cấu thành của các quốc gia liên bang mà không có bất kỳ hạn chế hoặc ngoại lệ nào.
- Điều 29. 1. Các quốc gia thành viên Công ước có thể đề xuất sửa đổi và phải gửi đề xuất sửa đổi đó đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ chuyển mọi đề xuất sửa đổi cho các quốc gia thành viên Công ước, cùng với một yêu cầu các quốc gia cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc biết liệu họ có muốn triệu tập một hội nghị các quốc gia thành viên để xem xét và thông qua những đề xuất đó hay không. Nếu như có tối thiểu 1/3 số quốc gia thành viên tuyên bố tán thành triệu tập hội nghị nói trên thì Tổng thư ký sẽ triệu tập hội nghị dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Mọi sửa đổi được thông qua với đa số các quốc gia có mặt và bỏ phiếu tại hội nghị sẽ được trình lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc để chuẩn y.
- Điều 30. Mặc dù đã có những thông báo nêu trong khoản 5 điều 26, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vẫn thông báo cho tất cả các nước nêu ở khoản 1 điều 26 những thông tin sau:
- Điều 31. 1.Công ước này được làm bằng tiếng A-rập, tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha, các văn bản đều có giá trị như nhau và sẽ được tại Kho Lưu trữ của Liên Hợp Quốc.