Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 90/CĐ-BCĐ389 | Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 2015 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ viỆc phát đỘng cao điỂm đẤu tranh chỐng buôn lẬu, sẢn xuẤt kinh doanh hàng giẢ là dưỢc phẨm, mỸ phẨm, thỰc phẨm chỨc năng
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ, điện:
- Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài chính, Công Thương, Y tế, Thông tin và Truyền thông;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Đài Truyền hình Việt Nam;
- Đài Tiếng nói Việt Nam.
Thời gian qua, tình trạng buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt đối với những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Để ngăn chặn tình trạng trên và góp phần thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) phát động mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng từ ngày 15 tháng 7 năm 2015 đến ngày 15 tháng 10 năm 2015, cụ thể như sau:
1. Các Bộ, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện đợt cao điểm đấu tranh. Cụ thể:
a) Tại khu vực biên giới, cửa khẩu và trên biển:
- Lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển tăng cường công tác tuần tra kiểm soát các tuyến, địa bàn trọng điểm trên bộ và trên biển để kịp thời ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng là hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Lực lượng Hải quan tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu và các khu vực thuộc địa bàn hoạt động hải quan; tổ chức đấu tranh phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm liên quan đến mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các lô hàng là mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng; bổ sung kế hoạch kiểm tra sau thông quan đối với những doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu nghi vấn gian lận.
b) Trong thị trường nội địa, tập trung vào một số tỉnh, thành phố lớn, trọng điểm là địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó:
- Lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng trên thị trường; chú trọng kiểm tra chất lượng hàng hóa trong khâu lưu thông, phát hiện, xử lý nghiêm đối với hàng lậu, hàng giả, hàng hóa vi phạm chất lượng và các hành vi gian lận thương mại; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành kiểm tra điều kiện kinh doanh, giấy phép, mặt bằng, niêm yết giá, điều kiện bảo quản hàng hóa,...
- Lực lượng Công an làm tốt công tác nắm tình hình, tổ chức đấu tranh với những đường dây, ổ nhóm, xử lý nghiêm những đối tượng chủ mưu, cầm đầu sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng.
2. Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, lãnh đạo các đơn vị phải chủ động, thường xuyên chỉ đạo quyết liệt và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của địa phương, bộ, ngành mình; có biện pháp kiên quyết để xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương để tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, chuyển giá, trốn thuế xảy ra nghiêm trọng trên địa bàn; chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tiêu cực.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị chức năng:
- Rà soát công tác quản lý trong giám định, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, đăng ký lưu hành, cấp giấy phép. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành tiêu chuẩn, đăng ký chất lượng, đăng ký kinh doanh, điêu kiện kinh doanh đối với các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
- Lực lượng Thanh tra chuyên ngành tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm góp phần kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa, hỗ trợ các lực lượng chức năng phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm.
- Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về giấy phép, đăng ký tiêu chuẩn chất lượng,... cho các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng kiểm soát nhập khẩu, buôn bán, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương mở các chuyên trang, chuyên mục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân; lên án các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả; nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống và tố giác buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả trong đợt cao điểm.
5. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam chủ động có chuyên đề, phóng sự về tình hình, kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng phát sóng trong đợt cao điểm nhằm đảm bảo tạo chuyển biến tích cực trong công tác tuyên truyền.
6. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện Công điện này; kịp thời đề xuất khen thưởng các cá nhân tập thể có thành tích; phê bình, kỷ luật, xử lý nghiêm các trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực phụ trách.
7. Bộ trưởng các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung Công điện; báo cáo bằng văn bản kết quả triển khai cao điểm đấu tranh về Ban Chỉ đạo 389 quốc gia (qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) trước ngày 30 tháng 10 năm 2015.
Nơi nhận: | TRƯỞNG BAN |
- 1Công điện 2118/CĐ-TTg năm 2014 tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Thủ tướng Chính phủ điện
- 2Chỉ thị 20/CT-BGTVT năm 2014 tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Công văn 14652/TCHQ-VP năm 2014 tăng cường công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Công văn 2627/QLCL-TTPC năm 2015 theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 5Thông báo 350/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp sơ kết công tác quý III năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 10092/VPCP-V.I năm 2017 về tình hình sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 334/QĐ-BCT năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ tại địa bàn trọng điểm đến hết năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 8Công văn 5172/BCT-QLTT năm 2018 thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền do Bộ Công thương ban hành
- 1Công điện 2118/CĐ-TTg năm 2014 tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Thủ tướng Chính phủ điện
- 2Chỉ thị 20/CT-BGTVT năm 2014 tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Công văn 14652/TCHQ-VP năm 2014 tăng cường công tác đấu tranh, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Nghị quyết 41/NQ-CP năm 2015 về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới do Chính phủ ban hành
- 5Công văn 2627/QLCL-TTPC năm 2015 theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ban hành
- 6Thông báo 350/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp sơ kết công tác quý III năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 10092/VPCP-V.I năm 2017 về tình hình sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 334/QĐ-BCT năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ tại địa bàn trọng điểm đến hết năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 9Công văn 5172/BCT-QLTT năm 2018 thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền do Bộ Công thương ban hành
Công điện 90/CĐ-BCĐ389 năm 2015 về phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng do Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả điện
- Số hiệu: 90/CĐ-BCĐ389
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 13/07/2015
- Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra