Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 2022 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC, XÂM HẠI TRẺ EM
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐIỆN:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương luôn quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tích cực triển khai công tác bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, nhất là công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là trẻ em nhỏ tuổi có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Để tăng cường phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, trong đó tập trung vào các nội dung như sau:
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025.
2. Triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ trẻ em theo ba cấp độ; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo đảm việc can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại; giao trách nhiệm cho tổ chức phối hợp liên ngành về bảo vệ trẻ em các cấp, nhất là ban bảo vệ trẻ em, nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia nắm bắt tình hình về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn, kịp thời phát hiện các trường hợp trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại, nhất là trẻ em sống trong gia đình có cha mẹ ly hôn, ly thân, cha mẹ đi làm ăn xa hoặc có người liên quan đến tệ nạn xã hội.
3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình, trách nhiệm nêu gương của người lớn trong gia đình; hướng dẫn gia đình, cơ sở giáo dục, nhà trường và trẻ em về kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là phòng ngừa tình trạng cha, mẹ, người thân, người chăm sóc trẻ em xâm hại tính mạng, sức khỏe, tinh thần, nhân phẩm của trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
4. Thực hiện kịp thời, hiệu quả việc tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em và can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại.
5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em tại địa phương.
6. Giải quyết kịp thời, nghiêm minh các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ở địa phương; xử lý nghiêm cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 2735/LĐTBXH-TE năm 2017 đề nghị phát sóng thông điệp về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Kế hoạch phối hợp 5533/KH-BLĐTBXH-BGDĐT năm 2019 về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Công văn 850/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2021 về tăng cường hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng phòng, chống bạo lực, bắt nạt, xâm hại trẻ em, học sinh, sinh viên khi học tập trực tuyến và sử dụng môi trường mạng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quy chế phối hợp 2236/QCPH-LĐTBXH-GDĐT-YT-CA năm 2023 về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành
- 5Công văn 687/BLÐTBXH-TTr năm 2024 thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Công văn 2735/LĐTBXH-TE năm 2017 đề nghị phát sóng thông điệp về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và phòng, chống đuối nước trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 1863/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch phối hợp 5533/KH-BLĐTBXH-BGDĐT năm 2019 về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Nghị quyết 121/2020/QH14 năm 2020 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em do Quốc hội ban hành
- 5Quyết định 23/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 850/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2021 về tăng cường hỗ trợ, tư vấn tâm lý, kỹ năng phòng, chống bạo lực, bắt nạt, xâm hại trẻ em, học sinh, sinh viên khi học tập trực tuyến và sử dụng môi trường mạng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Quy chế phối hợp 2236/QCPH-LĐTBXH-GDĐT-YT-CA năm 2023 về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành
- 8Công văn 687/BLÐTBXH-TTr năm 2024 thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Công điện 03/CĐ-LĐTBXH năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội điện
- Số hiệu: 03/CĐ-LĐTBXH
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 17/08/2022
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Đào Ngọc Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra