- 1Chỉ thị 4538/CT-BNN-TY năm 2013 tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, H7N9 và H10N8 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 179/BNN-TY năm 2014 tăng cường kiểm soát gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển qua biên giới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công điện 133/CĐ-TTg năm 2014 tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới do Thủ tướng Chính phủ điện
- 4Chỉ thị 01/CT-UBND phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2014 do tỉnh Nam Định ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CĐ-UBND | Nam Định, ngày 25 tháng 01 năm 2014 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Điện: | - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; |
Theo thông báo của Cục Thú y, hiện nay dịch cúm gia cầm A (H7N9, H10N8, H5N1, H5N2, H6N1) đang xảy ra tại nhiều nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và các nước giáp biên giới với Việt Nam. Dịch cúm gia cầm diễn biến rất phức tạp, với sự xuất hiện của nhiều chủng vi rút cúm khác nhau cả trên người và động vật. Theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2013 chủng vi rút cúm A/H7N9 đã lây nhiễm cho 147 người tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và gây tử vong 47 người, có 38 ca mắc và 24 ca tử vong do vi rút cúm A/H5N1, 01 ca mắc và đã tử vong do vi rút cúm A/H10N8. Đặc biệt từ đầu năm 2014 đến nay, tại Trung Quốc đã xuất hiện 11 ca nhiễm vi rút cúm A/H7N9 và đã có 4 ca tử vong. Ở nước ta, ngày 20/01/2014 tại Bình Phước đã có 01 ca tử vong do nhiễm cúm A/H5N1.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã phát sinh dịch cúm gia cầm A/H5N1; Khả năng dịch bệnh sẽ bùng phát, lây lan mạnh trong thời gian tới do: Thời tiết lạnh, ẩm kéo dài; việc vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc gia cầm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát tán, lây lan.
Thực hiện Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 23/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, lây lan trên đàn vật nuôi, phòng ngừa vi rút cúm gia cầm lây nhiễm cho người, giảm thiểu thiệt hại kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố:
1.1. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các ban, ngành liên quan thực hiện nghiêm túc Công văn số 179/BNN-TY ngày 20/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới; Chỉ thị số 4538/CT-BNN-TY ngày 20/12/2013 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, H7N9, H10N8; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 03/01/2014 của UBND tỉnh và Công văn số 05/UBND-VP3 ngày 03/01/2014 về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm dịp tết Nguyên đán, đồng thời chủ động ứng phó khẩn cấp khu dịch cúm gia cầm xảy ra.
1.2. Phân công thành viên BCĐ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, đôn đốc, hướng dẫn cơ sở giám sát dịch bệnh đến tận hộ chăn nuôi, phát hiện sớm các trường hợp dịch bệnh phát sinh, báo cáo, xử lý kịp thời, không để dịch lây lan. Không giấu dịch, không bán chạy, không vứt xác gia súc, gia cầm chết ra môi trường. Vận động các tổ chức đoàn thể, người dân cùng tham gia giám sát dịch. Đặc biệt các địa phương có tổ chức lễ hội và những địa phương có ổ dịch cũ cần triển khai thực hiện quyết liệt tránh tư tưởng chủ quan lơ là trong công tác phòng, chống dịch.
1.3. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhất là việc vận chuyển gia cầm nhập lậu vào địa phương. Ký cam kết với các hộ buôn bán, giết mổ, vận chuyển không được buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm mắc bệnh, không rõ nguồn gốc. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
1.4. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi cải tạo, sửa chữa chuồng trại chắc chắn, tránh mưa rét, gió lùa, đảm bảo thông thoáng, ấm áp; thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; tăng cường cho vật nuôi ăn uống đầy đủ, thường xuyên bổ sung các loại vitamin vào khẩu phần ăn; cần lưu ý chống đói, rét cho gia súc, gia cầm.
1.5. Thực hiện tổng vệ sinh làm sạch môi trường: Khơi thông cống rãnh, quét dọn thu gom phân, rác thải để ủ, đốt hoặc chôn; định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại, nơi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, khu vực giết mổ, chợ buôn bán gia súc, gia cầm, tập trung vào những nơi có ổ dịch cũ bằng vôi bột và hóa chất sát trùng.
1.6. Chỉ đạo Đài phát thanh huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức, ý thức chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật; quy định về điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật; không mua, bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng sản phẩm gia súc, gia cầm mắc bệnh.
2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT-TH tỉnh, Báo Nam Định tăng cường thông tin tuyên truyền tác hại của việc nhập lậu gia cầm sản phẩm gia cầm, đồng thời hướng dẫn các biện pháp chủ động phòng ngừa vi rút cúm lây lan, phát tán, lây nhiễm cho người, động vật tới toàn thể cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và tránh gây hoang mang trong xã hội.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế phối hợp với các địa phương và các ngành liên quan thường xuyên theo dõi sát tình hình dịch cúm ở động vật và người; tăng cường công tác giám sát dịch nhằm phát hiện sớm các trường hợp dịch bệnh phát sinh, báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Các Sở, ngành là thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ và các giải pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các Sở, ngành nghiêm túc thực hiện các biện pháp nêu trên nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh. Báo cáo kịp thời tình hình và kết quả triển khai thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT)./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Công văn 6706/UBND-CNN về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm từ nay đến trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Chỉ thị 03/2014/CT-UBND tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 4Công điện 200/CĐ-TTg năm 2014 tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người do Thủ tướng Chính phủ điện
- 5Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 6Kế hoạch 15/KH-UBND thực hiện "Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch cúm gia cầm năm 2014" do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Chỉ thị 02/2005/CT-UB về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 8Chỉ thị 03/2005/CT-UB tiếp tục tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh cúm trên gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1Công văn 6706/UBND-CNN về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm từ nay đến trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Mão 2011 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Chỉ thị 4538/CT-BNN-TY năm 2013 tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm A/H5N1, H7N9 và H10N8 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 179/BNN-TY năm 2014 tăng cường kiểm soát gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển qua biên giới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công điện 133/CĐ-TTg năm 2014 tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm lây lan qua biên giới do Thủ tướng Chính phủ điện
- 6Chỉ thị 03/2014/CT-UBND tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 7Chỉ thị 01/CT-UBND phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2014 do tỉnh Nam Định ban hành
- 8Công điện 200/CĐ-TTg năm 2014 tập trung phòng chống dịch cúm gia cầm và chủng vi rút cúm gia cầm lây sang người do Thủ tướng Chính phủ điện
- 9Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 10Kế hoạch 15/KH-UBND thực hiện "Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch cúm gia cầm năm 2014" do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 11Chỉ thị 02/2005/CT-UB về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 12Chỉ thị 03/2005/CT-UB tiếp tục tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh cúm trên gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
Công điện 01/CĐ-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm do Chủ tịch tỉnh Nam Định điện
- Số hiệu: 01/CĐ-UBND
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 25/01/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Nguyễn Viết Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định