Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2005/CT-UB | Bến Tre, ngày 01 tháng 02 năm 2005 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE
Từ đầu tháng 01 năm 2005 đến nay, dịch cúm gia cầm đã tái phát trở lại và đang có nguy cơ lây lan trên toàn địa bàn tỉnh Bến Tre. Đến nay, đã có hơn 44 điểm phát dịch tại 20 xã thuộc 5 huyện, thị trong toàn tỉnh với hơn 120 ngàn gia cầm bị chết và tiêu huỷ, mặc dù các ngành chức năng đã tích cực triển khai các biện pháp bao vây, phòng chống dịch. Trong khi đó tại một số tỉnh bạn đã có trường hợp vi-rut cúm H5N1 lây nhiễm sang người và tỉ lệ tử vong rất cao.
Nhằm đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế các thiệt hại có thể xảy ra. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 65/TTg-NN ngày 17-01-2005; và Công văn số 200/GTVT-VT ngày 12-01-2005 của Bộ Giao thông Vận tải về việc tăng cuờng kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh, phát tán gia cầm, sản phẩm gia cầm, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1) Nghiêm cấm tất cả các trường hợp vận chuyển kinh doanh, phát tán gia cầm, sản phẩm gia cầm, các loài chim thú có bệnh trên toàn địa bàn tỉnh Bến Tre.
2) Tất cả gia cầm, sản phẩm gia cầm, nhập vận chuyển trên toàn tỉnh phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của chuyên ngành Thú y.
3) Nghiêm cấm vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm, các loài chim trên xe khách. Chỉ được vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm, các loại chim trên phương tiện chuyên dùng, xe tải và phải được kiểm dịch, vệ sinh tiêu độc trước và sau khi vận chuyển. Thùng xe phải đảm bảo không rơi vãi gia cầm, xác bã ra ngoài, trên đường đi. Trường hợp vận chuyển gia cầm bằng đò khách phải có kho cách ly riêng biệt và có vệ sinh, tiêu độc trước và sau khi vận chuyển.
4) Các điểm giết mổ, chế biến, mua bán, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm phải thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và phải đăng ký với cơ qua Thú y, cơ quan Y tế sở tại để được hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ thực hiện đúng theo quy định.
Gia cầm, sản phẩm gia cầm đưa vào giết mổ, chế biến, vận chuyển, kinh doanh phải được kiểm dịch tại gốc.
5) Tất cả các cơ sở nuôi gia cầm, chim cảnh, các lò ấp trứng gia cầm phải thực hiện triệt để việc khử trùng, vệ sinh, tiêu độc định kỳ ít nhất 3 ngày 1 lần.
Cơ sở chăn nuôi, sản xuất phải thông thoáng, hợp vệ sinh và cách ly với nơi ở của người. Mọi trường hợp tiếp xúc với gia cầm, chim cảnh phải tuân thủ các biện pháp an toàn, có khẩu trang, bảo hộ và phải thanh trùng, vệ sinh khi rời cơ sở chăn nuôi, sản xuất.
6) Nghiêm cấm các trường hợp phát tán gia cầm bệnh, chết, các vật phẩm gia cầm (phân, lông, xác bã…) ra môi trường (trên kênh rạch, vỉa hè, đường phố, nơi công cộng…).
Mọi trường hợp gia cầm có bệnh, chết phải báo cho chính quyền địa phương, hoặc cơ quan thú y sở tại để được xử lý theo quy định và được hỗ trợ thiệt hại theo định mức tại Thông báo số 29/TB-UB ngày 31-01-2005 của UBND tỉnh.
7) Giao trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thú y, Sở Y tế, Trung tâm y tế dự phòng hướng dẫn cụ thể các biện pháp vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc vận chuyển, giết mổ, chế biến, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm; phối hợp cùng các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc đăng ký, kiểm tra xử lý các vấn đề vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên theo quy định.
8) Giao trách nhiệm cho các cơ quan truyền thông và đề nghị các đoàn thể triển khai việc vận động, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, cán bộ viên chức, lực lượng vũ trang để thực hiện nghiêm chỉnh tinh thần chỉ thị.
Cán bộ, viên chức, lực lượng vũ trang… phải gương mẫu, đồng thời có trách nhiệm là hạt nhân vận động nhân dân cùng tham gia thực hiện.
9) Công an tỉnh, Sở Thương mại & Du lịch, Sở Giao thông, Chi cục Quản lý thị trường, UBND các huyện, thị có trách nhiệm chỉ đạo, hỗ trợ và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh tinh thần chỉ thị này.
Mọi vi phạm sẽ được xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Công điện 01/CĐ-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm do Chủ tịch tỉnh Nam Định điện
- 3Chỉ thị 03/2014/CT-UBND tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 5Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
- 1Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 2Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
- 1Công văn số 65/TTg-NN về việc phòng chống dịch cúm gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 01/2013/CT-UBND tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Công điện 01/CĐ-UBND năm 2014 tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm do Chủ tịch tỉnh Nam Định điện
- 4Chỉ thị 03/2014/CT-UBND tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ thị 02/2005/CT-UB về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 02/2005/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 01/02/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Quốc Bảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra