Hệ thống pháp luật

Chương 3 Circular No. 31/2017/TT-BTTTT dated November 15, 2017 on surveillance of information system security

Chương III

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Điều 10. Mô hình giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Hoạt động giám sát trung tâm:

a) Là việc thu thập, theo dõi, phát hiện, phân tích, xử lý, báo cáo, thu thập chứng cứ về các dấu hiệu tấn công, rủi ro, sự c an toàn thông tin mạng dựa trên các dliệu/thông tin an toàn thông tin mạng được thu thập bi giám sát trực tiếp thông qua các hệ thống quan trắc cơ sở hoặc giám sát gián tiếp, đồng thời thực hiện việc lưu trữ các dữ liệu thu thập được dưới dạng sự kiện và qun lý tập trung các hệ thống quan trắc cơ sở;

b) Được thực hiện thông qua các Hệ thống giám sát các sự cố an toàn mạng và Hệ thống xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam do các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý và vận hành trên nguyên tắc chia sẻ dữ liệu, hoạt động liên thông để nâng cao hiệu quả giám sát.

2. Hệ thống quan trắc cơ sở

a) Là tập hợp các thiết bị, phần mềm có khả năng theo dõi, thu thập, phân tích, cung cấp thông tin nhật ký, trạng thái, cảnh báo cho hoạt động giám sát trung tâm phục vụ cho việc phân tích, phát hiện các sự cố, điểm yếu, nguy cơ, lhổng an toàn thông tin mạng;

b) Được cung cấp các điều kiện kthuật và vị trí đặt phù hợp cho việc hoạt động, thu thập dữ liệu từ đối tượng giám sát theo hướng dẫn của đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Do đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với chquản hệ thống thông tin xây dựng, thiết lập, quản lý và vận hành theo quy định pháp luật;

d) Thiết bị/phần mềm thực hiện quan trắc cơ sở được thiết lập để kết nối và phục vụ cho hoạt động giám sát trung tâm dựa trên các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 11. Hoạt động giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện giám sát hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.

2. Theo đề nghị của chquản hệ thống thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện giám sát đối với hệ thống thông tin thuộc lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên đảm bảo an toàn thông tin mạng phù hợp với nguồn lực thực tế.

3. Hoạt động giám sát trung tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông đảm bảo có khả năng tiếp nhận, phân tích thông tin giám sát thu thập được từ hệ thống quan trắc cơ sở và các thiết bị, hệ thống phục vụ giám sát gián tiếp.

4. Hoạt động giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm:

a) Lựa chọn, quản lý, cập nhật danh sách đối tượng giám sát quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan;

b) Theo dõi, trực trung tâm giám sát, lập báo cáo phân tích giám sát; kiểm tra, đôn đốc công tác theo dõi, trực giám sát;

c) Tổng hợp, lưu tr, phân tích, phân loại thông tin, dữ liệu thu thập được từ các hệ thống quan trắc cơ sở, các thiết bị, hệ thống phục vụ giám sát gián tiếp và các nguồn thông tin khác;

d) Thực hiện kiểm tra, phân tích chứng cứ, dliệu để phát hiện các dấu hiệu bất thường, nguy cơ mất an toàn thông tin mạng. Trong trường hợp chưa xác minh rõ nguy cơ, sự cố xảy ra, thực hiện các giải pháp bổ sung nhằm thu thập thêm các thông tin, dliệu cần thiết để tăng tính chính xác của kết quả phân tích và thông tin cảnh báo;

đ) Tiến hành điều tra, xác minh nhằm xác định nguy cơ, sự cố xảy ra đối với các đối tượng giám sát. Phân tích, phân loại tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng tùy theo tình hình cụ thể. Cảnh báo cho bộ phận phụ trách về an toàn thông tin mạng, đơn vị vận hành hệ thống thông tin, chquản hệ thống thông tin khi phát hiện các tấn công, rủi ro, sự cố xảy ra đối với đối tượng giám sát;

e) Hướng dẫn việc triển khai giám sát của chquản hệ thống thông tin; tổ chức thiết lập và hướng dẫn kết nối từ hệ thống giám sát của chủ quản hệ thống thông tin đến các hệ thống phục vụ giám sát trung tâm của Bộ Thông tin và Truyền thông. Bảo mật dliệu an toàn thông tin mạng trong quá trình thu thập và phân tích;

g) Định kỳ thống kê kết quả giám sát, tình hình cảnh báo và xử lý tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng để phục vụ công tác lưu tr, báo cáo;

h) Hướng dẫn, hỗ trợ đơn vị vận hành hệ thống thông tin, chủ quản hệ thống thông tin thực hiện ứng cứu, xử lý các tấn công, rủi ro, sự cố an toàn thông tin mạng trong trường hợp cần thiết;

i) Hỗ trợ một số đơn vị vận hành hệ thống thông tin, chủ quản hệ thống thông tin thiết lập hệ thống quan trắc cơ sở phù hợp với nguồn lực thực tế;

k) Các đơn vị chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông hàng năm lập dự toán và phê duyệt, phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ giám sát từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan chức năng để trình Bộ trưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Circular No. 31/2017/TT-BTTTT dated November 15, 2017 on surveillance of information system security

  • Số hiệu: 31/2017/TT-BTTTT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 15/11/2017
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trương Minh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/01/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra