Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2015/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2015 |
QUY ĐỊNH BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi Điểm b Khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về Đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa tiếng Anh giáo dục phổ thông,
Điều 1. Mục đích và đối tượng sử dụng
1. Thông tư này quy định về bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa tiếng Anh giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là bộ tiêu chí).
2. Làm căn cứ để Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa đánh giá sách giáo khoa tiếng Anh giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là sách).
3. Định hướng cho các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân tham khảo khi biên soạn sách phù hợp với chương trình môn học.
4. Hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh lựa chọn, sử dụng sách trong quá trình dạy và học.
Học liệu trong Thông tư này được hiểu là: Các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung của sách; được người học sử dụng làm phương tiện và nguồn để học tập; được giáo viên sử dụng để tổ chức, hỗ trợ dạy học theo sách. Học liệu có thể sử dụng dưới dạng truyền thống (tranh ảnh, ảnh dạng thẻ) và học liệu điện tử. Học liệu điện tử là các tài liệu học tập được số hóa theo một kiến trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị điện tử như CD, CD-ROM, USB, máy tính, mạng máy tính nhằm phục vụ cho việc dạy và học. Dạng thức số hóa có thể là văn bản (text), slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video, phần mềm máy tính và hỗn hợp các dạng thức nói trên.
Bộ tiêu chí gồm 44 tiêu chí, được chia thành 05 (năm) nhóm như sau:
1. Nhóm I: Tiêu chí về điều kiện tiên quyết (04 tiêu chí).
2. Nhóm II: Tiêu chí về mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp dạy học (10 tiêu chí).
3. Nhóm III: Tiêu chí về kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ (22 tiêu chí).
4. Nhóm IV: Tiêu chí về thiết kế và cấu trúc (05 tiêu chí).
5. Nhóm V: Tiêu chí về học liệu đi kèm (03 tiêu chí).
Điều 4. Nguyên tắc sử dụng bộ tiêu chí
Việc sử dụng bộ tiêu chí để đánh giá sách, phải dựa theo chương trình môn học và đảm bảo đồng thời hai nguyên tắc sau:
1. Nguyên tắc về điều kiện tiên quyết
Sách được đánh giá “đạt” ở tất cả các tiêu chí thuộc nhóm I thì mới được tiếp tục xem xét đánh giá ở các nhóm tiêu chí tiếp theo.
2. Nguyên tắc về ngưỡng tối thiểu
Các tiêu chí thuộc Nhóm II, III, IV, V được đánh giá theo các mức điểm sau: 0 (không); 1 (một); 2 (hai).
Sách được đánh giá đạt yêu cầu nếu đồng thời thỏa mãn ba điều kiện: có tổng điểm tối thiểu là 60 điểm, không có tiêu chí bị đánh giá 0 (không) điểm và các nhóm tiêu chí đạt điểm tối thiểu như sau:
- Nhóm II: 15 điểm
- Nhóm III: 36 điểm
- Nhóm IV: 06 điểm
- Nhóm V: 03 điểm
Việc đánh giá chi tiết mức điểm cho từng tiêu chí được hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Tiêu chí về điều kiện tiên quyết
Tiêu chí 1: Sách không trái với văn hóa, lịch sử, địa lí, đạo lí và thuần phong mĩ tục Việt Nam; phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế.
Tiêu chí 2: Sách không ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, an ninh chính trị, trật tự xã hội và chủ quyền quốc gia.
Tiêu chí 3: Sách không có những định kiến xã hội về giới tính, sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị xã hội, lứa tuổi.
Tiêu chí 4: Sách tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất bản, giáo dục, bản quyền, sở hữu trí tuệ và các quy định khác có liên quan.
Điều 6. Tiêu chí về mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp dạy học
Tiêu chí 5: Sách đảm bảo đạt mục tiêu của chương trình môn học trong điều kiện và thời lượng dạy học ở phổ thông.
Tiêu chí 6: Sách được biên soạn trên nguyên tắc phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi người học.
Tiêu chí 7: Phương thức trình bày nội dung của sách giúp người dạy có thể lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện hỗ trợ dạy học phù hợp.
Tiêu chí 8: Sách thể hiện tính nhất quán giữa mục tiêu, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá có thể áp dụng.
Tiêu chí 9: Sách đảm bảo phát triển cân đối bốn kĩ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo chương trình môn học.
Tiêu chí 10: Sách hướng tới phương pháp dạy học tiên tiến, theo đường hướng hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, phát huy tính tích cực của người học.
Tiêu chí 11: Phương pháp dạy học được gợi ý sử dụng trong sách có thể áp dụng dễ dàng đối với người dạy.
Tiêu chí 12: Các hoạt động dạy học được thiết kế phong phú, đa dạng, cho phép người dạy áp dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với đối tượng người học.
Tiêu chí 13: Các hoạt động dạy học trong sách phát triển cân bằng các mục tiêu về kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ; tạo cơ hội học tập dưới hình thức cá nhân, theo cặp, theo nhóm và theo lớp.
Tiêu chí 14: Sách đảm bảo yêu cầu về tính thống nhất, liền mạch về nội dung và kĩ năng ngôn ngữ; đáp ứng yêu cầu về chuẩn đầu ra của từng bậc học theo Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam.
Điều 7. Tiêu chí về kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ
Tiêu chí 15: Sách có nhiều chủ đề phong phú, đa dạng, phù hợp với năng lực, có tính giáo dục về hành vi và kĩ năng sống của người học.
Tiêu chí 16: Sách có nội dung cập nhật, hấp dẫn, khuyến khích tư duy sáng tạo của người dạy, tạo động cơ và hứng thú học tập, giúp mở rộng nhận thức và trải nghiệm của người học.
Tiêu chí 17: Nội dung dạy học phát triển năng lực Nghe, Nói, Đọc, Viết và các nội dung về Từ vựng, Ngữ âm, Ngữ pháp được phân bố hợp lí trong từng đơn vị bài học.
Tiêu chí 18: Mỗi kĩ năng ngôn ngữ được rèn luyện theo hình thức phù hợp, tạo cơ hội phát triển đồng thời các kĩ năng ngôn ngữ khác.
Tiêu chí 19: Ngôn ngữ sử dụng trong sách là ngôn ngữ tự nhiên, phù hợp với ngôn ngữ trong đời sống thực tế và lứa tuổi của người học.
Tiêu chí 20: Sách có các hoạt động dạy học được thiết kế khoa học, đa dạng, có mục đích và hướng dẫn rõ ràng, được triển khai từng bước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Tiêu chí 21: Các hoạt động trong sách giúp phát triển cân đối giữa độ trôi chảy và độ chính xác trong sử dụng ngôn ngữ của người học.
Tiêu chí 22: Sách hướng tới phương pháp dạy học từ vựng thích hợp, lượng từ vựng được phân bổ hợp lí trong mỗi đơn vị bài học và được gắn liền với ngữ cảnh.
Tiêu chí 23: Các cấu trúc Ngữ pháp trong sách được dạy trong ngữ cảnh và thực hành giao tiếp, đảm bảo sự cân bằng giữa dạy dạng thức ngữ pháp và cách sử dụng.
Tiêu chí 24: Nội dung thực hành Ngữ âm được lồng ghép vào các hoạt động Nghe, Nói một cách phù hợp, trong đó chú trọng phát triển phát âm tự nhiên bao gồm cả trọng âm và ngữ điệu.
Tiêu chí 25: Các hoạt động Nghe được thiết kế đa dạng, phát triển được các kĩ năng nghe hiểu khác nhau của người học.
Tiêu chí 26: Các bài Nghe được ghi âm với giọng nói tự nhiên và có chất lượng ghi âm đạt chuẩn, quan tâm tới việc phát triển năng lực ngôn ngữ như trọng âm, ngữ điệu và các yếu tố lời nói liên kết trong tiếng Anh.
Tiêu chí 27: Bài Nghe có độ dài và độ khó phù hợp với trình độ của người học và tạo cơ hội cho người học thực hành các kĩ năng ngôn ngữ khác sau khi nghe.
Tiêu chí 28: Các hoạt động Nói được thiết kế có mục đích rõ ràng, tạo hứng thú, phát triển kĩ năng giao tiếp tự nhiên của người học.
Tiêu chí 29: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin, nội dung ngôn ngữ và được dẫn dắt từng bước trong các giai đoạn thực hành Nói.
Tiêu chí 30: Các hoạt động Nói đảm bảo sự tương tác giữa người học với người học và người học với người dạy thông qua nhiều hoạt động khác nhau trong luyện tập Nói.
Tiêu chí 31: Hệ thống các bài Đọc đa dạng, hấp dẫn về thể loại, phát triển được các kĩ năng đọc hiểu khác nhau của người học.
Tiêu chí 32: Các hoạt động Đọc đa dạng, tạo cơ hội cho người học thực hành các kĩ năng ngôn ngữ khác sau khi Đọc.
Tiêu chí 33: Bài đọc có độ dài và độ khó phù hợp với trình độ của người học.
Tiêu chí 34: Các hoạt động Viết đa dạng, tạo cơ hội cho người học viết nhiều thể loại khác nhau.
Tiêu chí 35: Yêu cầu bài tập Viết được giới thiệu trong ngữ cảnh, có mục đích rõ ràng, mang tính khả thi cao và phù hợp với trình độ ngôn ngữ của người học.
Tiêu chí 36: Người học được cung cấp đầy đủ thông tin, nội dung ngôn ngữ và được dẫn dắt từng bước trong các giai đoạn thực hành Viết.
Điều 8. Tiêu chí về thiết kế và cấu trúc
Tiêu chí 37: Sách được thiết kế đẹp, các tiêu đề, biểu tượng, loại chữ, dấu câu, số trang được sử dụng nhất quán và không có lỗi in ấn.
Tiêu chí 38: Khổ sách, trọng lượng sách, kích cỡ và màu sắc tranh ảnh, cỡ chữ trong sách phù hợp với lứa tuổi người học.
Tiêu chí 39: Sách có tranh, ảnh minh họa sinh động, tương thích với nội dung bài học, có tác dụng kích thích sự sáng tạo của người dạy và người học, gợi mở tình huống giao tiếp và hỗ trợ thực hành ngôn ngữ.
Tiêu chí 40: Sách có cấu trúc khoa học, hệ thống và hợp lí với đầy đủ các phần cơ bản như giới thiệu chung, mục lục, các bài học, các bài ôn tập và hệ thống hóa kiến thức ngôn ngữ.
Tiêu chí 41: Cấu trúc các đơn vị bài học đảm bảo tỷ lệ cân đối, hài hòa giữa các phần giới thiệu kiến thức mới và luyện tập, thực hành kĩ năng, thuận tiện trong việc phân chia thời lượng tiết học tương ứng với từng cấp học.
Điều 9. Tiêu chí về học liệu đi kèm
Tiêu chí 42: Sách phải có học liệu đi kèm đảm bảo triển khai dạy học đầy đủ các nội dung của sách.
Tiêu chí 43: Học liệu đi kèm phù hợp với nội dung của sách và phù hợp điều kiện Việt Nam.
Tiêu chí 44: Học liệu đi kèm hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; giúp người học tự học, tự kiểm tra đánh giá và hình thành phương pháp học tập tích cực.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2016.
Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo; các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG ANH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Khi sử dụng bộ tiêu chí để đánh giá, thẩm định sách cần thực hiện theo các quy định tại Điều 4 của thông tư này và hướng dẫn cụ thể dưới đây:
1. Tiêu chí về điều kiện tiên quyết
Các tiêu chí thuộc Nhóm I quy định tại Điều 5 của thông tư này được đánh giá theo hai mức “Đạt” hoặc “Không đạt”, cụ thể như sau:
Đạt: Không vi phạm các nội dung được quy định trong tiêu chí.
Không đạt: Vi phạm một trong các nội dung được quy định trong tiêu chí.
II. Nhóm tiêu chí về ngưỡng tối thiểu
- Các tiêu chí thuộc các Nhóm II, III, IV, V được quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9 của thông tư này được đánh giá theo các mức điểm sau: 0 (không); 1 (một); 2 (hai).
+ Điểm 0: Không đạt mức điểm 1 hoặc 2.
+ Điểm 1 và 2: Được hướng dẫn chi tiết trong từng tiêu chí dưới đây.
- Các bước thực hiện:
+ Bước 1: Bám sát từ khóa để xác định trọng tâm đánh giá của mỗi tiêu chí.
+ Bước 2: Xác định mức điểm 1 hoặc 2 dựa trên trọng tâm đánh giá và mô tả thang điểm của tiêu chí.
1. Nhóm II: Tiêu chí về mục tiêu, nguyên tắc và phương pháp dạy học
Tiêu chí 5: Sách đảm bảo đạt mục tiêu của chương trình môn học trong điều kiện và thời lượng dạy học ở phổ thông.
Từ khóa: mục tiêu
Trọng tâm đánh giá:
- Xác định các mục tiêu của chương trình môn học, trong đó xác định các mục tiêu cơ bản;
- Xác định các mục tiêu của sách;
- Đối sánh hai nhóm mục tiêu trên có tính đến điều kiện cơ sở vật chất cho việc giảng dạy tiếng Anh theo sách và thời lượng dạy học ở phổ thông.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Sách đáp ứng được các mục tiêu cơ bản của chương trình môn học trong điều kiện và thời lượng dạy học ở phổ thông.
Điểm 2: Sách đáp ứng được tất cả các mục tiêu của chương trình môn học trong điều kiện và thời lượng dạy học ở phổ thông.
Tiêu chí 6: Sách được biên soạn trên nguyên tắc phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của người học.
Từ khóa: nguyên tắc xây dựng
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét nội dung của sách (thể hiện qua các ngữ liệu, tranh ảnh, hình ảnh minh họa);
- Xem xét những đặc điểm về tâm sinh lý lứa tuổi của người học (theo từng cấp học);
- Đánh giá mức độ phù hợp giữa nội dung của sách với những đặc điểm về tâm sinh lí lứa tuổi của người học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Đa phần nội dung của sách được biên soạn trên nguyên tắc phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của người học.
Điểm 2: Toàn bộ nội dung của sách được biên soạn trên nguyên tắc phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của người học.
Tiêu chí 7: Phương thức trình bày nội dung sách giúp người dạy có thể lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện hỗ trợ dạy học phù hợp.
Từ khóa: phương pháp
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét phương thức trình bày nội dung của từng bài học;
- Ứng với mỗi bài học, thử đề xuất lựa chọn các phương pháp giảng dạy và phương tiện hỗ trợ giảng dạy phù hợp;
- Đánh giá mức độ rõ ràng và hợp lí của cách trình bày nội dung từng bài học trong việc hỗ trợ lựa chọn phương pháp giảng dạy và phương tiện hỗ trợ giảng dạy nêu trên.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Phương thức trình bày nội dung của từng bài học trong sách tương đối rõ ràng, giúp người dạy có thể lựa chọn được phương pháp dạy học và phương tiện hỗ trợ dạy học phù hợp.
Điểm 2: Phương thức trình bày nội dung của từng bài học trong sách rõ ràng, giúp người dạy có thể lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện hỗ trợ dạy học phù hợp.
Tiêu chí 8: Sách thể hiện tính nhất quán giữa mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
Từ khóa: tính nhất quán
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét mục tiêu chung của sách;
- Xem xét mục tiêu của từng bài học;
- Xem xét các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá có thể áp dụng với từng bài học của sách;
- Đánh giá tính nhất quán giữa các nội dung trên.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Sách tương đối nhất quán giữa mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
Điểm 2: Sách nhất quán giữa mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
Tiêu chí 9: Sách đảm bảo phát triển cân bằng bốn kĩ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo chương trình môn học.
Từ khóa: phát triển cân bằng, kĩ năng
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét thời lượng, khối lượng nội dung và số lượng các hoạt động dạy học dành cho việc phát triển từng kĩ năng;
- Xem xét mức độ cân đối về việc phân bổ thời lượng, khối lượng nội dung và số lượng các hoạt động dạy học giữa các kĩ năng trên cơ sở đáp ứng mục tiêu của chương trình môn học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Sách phát triển tương đối cân bằng bốn kĩ năng chính là Nghe, Nói, Đọc và Viết theo chuẩn đầu ra của chương trình môn học.
Điểm 2: Sách phát triển cân bằng bốn kĩ năng chính là Nghe, Nói, Đọc và Viết theo chuẩn đầu ra của chương trình môn học.
Tiêu chí 10: Sách hướng tới phương pháp dạy học tiên tiến, theo đường hướng hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, phát huy tính tích cực của người học.
Từ khóa: phương pháp, đường hướng, tiên tiến, năng lực
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các phương pháp, đường hướng có thể áp dụng để tổ chức giảng dạy từng bài học;
- Đánh giá mức độ hiệu quả, tiên tiến và khả năng phát triển năng lực giao tiếp, phát huy tính tích cực của người học đối với từng phương pháp, đường hướng có thể áp dụng.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Sách hướng tới phương pháp dạy học tiên tiến, theo đường hướng hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, phát huy tính tích cực của người học.
Điểm 2: Sách hướng tới phương pháp dạy học tiên tiến một cách hiệu quả, theo đường hướng hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, phát huy tính tích cực của người học.
Tiêu chí 11: Phương pháp dạy học được gợi ý sử dụng trong sách có thể áp dụng dễ dàng đối với người dạy.
Từ khóa: phương pháp
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các phương pháp áp dụng để tổ chức giảng dạy từng bài học;
- Đánh giá mức độ khả thi, dễ dàng trong việc áp dụng các phương pháp trên.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Hầu hết các phương pháp dạy học được gợi ý sử dụng trong sách có thể áp dụng dễ dàng đối với người dạy.
Điểm 2: Tất cả các phương pháp dạy học sử dụng trong sách có thể áp dụng dễ dàng đối với người dạy.
Tiêu chí 12: Các hoạt động dạy học được thiết kế phong phú, đa dạng, cho phép người dạy áp dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với đối tượng người học.
Từ khóa: hoạt động dạy học
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động có thể áp dụng để tổ chức giảng dạy trong từng bài học;
- Đánh giá mức độ phong phú, đa dạng, linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp trên, có tính tới mức độ phù hợp với đối tượng người học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Hầu hết hoạt động dạy học được thiết kế phong phú, đa dạng, cho phép người dạy áp dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với đối tượng người học.
Điểm 2: Tất cả các hoạt động dạy học được thiết kế phong phú, đa dạng, cho phép người dạy áp dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, phù hợp với đối tượng người học.
Tiêu chí 13: Các hoạt động dạy học trong sách phát triển cân bằng các mục tiêu về kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ; tạo cơ hội học tập dưới hình thức cá nhân, theo cặp, theo nhóm và theo lớp.
Từ khóa: hoạt động dạy học
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động có thể áp dụng để tổ chức giảng dạy trong từng bài học;
- Đánh giá mức độ cân bằng trong khả năng phát triển kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ của người học;
- Đánh giá mức độ cân bằng giữa các hoạt động làm việc cá nhân, theo cặp, theo nhóm và theo lớp của người học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Các hoạt động dạy học trong sách phát triển tương đối cân bằng các mục tiêu về kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ và tạo cơ hội học tập dưới hình thức cá nhân, theo cặp, theo nhóm và theo lớp của người học.
Điểm 2: Các hoạt động dạy học trong sách phát triển cân bằng các mục tiêu về kĩ năng và kiến thức ngôn ngữ và tạo cơ hội học tập dưới hình thức cá nhân, theo cặp, theo nhóm và theo lớp của người học.
Tiêu chí 14: Sách đảm bảo yêu cầu về tính thống nhất, liền mạch về nội dung và kĩ năng ngôn ngữ; đáp ứng yêu cầu về chuẩn đầu ra của từng bậc học theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Từ khóa: chuẩn đầu ra, Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét nội dung và kĩ năng ngôn ngữ thể hiện trong từng bài học;
- Xem xét yêu cầu về chuẩn đầu ra của từng bậc học theo Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam;
- Đối sánh mức độ tương thích giữa nội dung và kĩ năng ngôn ngữ thể hiện trong từng bài học với yêu cầu về chuẩn đầu ra của từng bậc học theo Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam;
- Đánh giá tính thống nhất, liền mạnh của nội dung và kĩ năng ngôn ngữ thể hiện trong từng bài học và trong toàn bộ cuốn sách trên cơ sở đối sánh với yêu cầu về chuẩn đầu ra của từng bậc học theo Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Sách đảm bảo tương đối yêu cầu về tính thống nhất, liền mạch về nội dung và kĩ năng ngôn ngữ; đáp ứng yêu cầu về chuẩn đầu ra của từng bậc học theo Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam.
Điểm 2: Sách đảm bảo yêu cầu về tính thống nhất, liền mạch về nội dung và kĩ năng ngôn ngữ; đáp ứng yêu cầu về chuẩn đầu ra của từng bậc học theo Khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam.
2. Nhóm III: Tiêu chí về kiến thức và kĩ năng ngôn ngữ
Tiêu chí 15: Sách có nhiều chủ đề phong phú, đa dạng, phù hợp với năng lực, có tính giáo dục về hành vi và kĩ năng sống của người học.
Từ khóa: chủ đề, năng lực người học, hành vi, kĩ năng sống
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các chủ đề trong từng bài học của sách;
- Đánh giá mức độ phong phú, đa dạng của các chủ đề;
- Đánh giá mức độ phù hợp của từng chủ đề với năng lực của người học;
- Đánh giá tính giáo dục về hành vi và kĩ năng sống của các chủ đề.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Các chủ đề trong sách phong phú, đa dạng, phù hợp với năng lực của người học.
Điểm 2: Các chủ đề trong sách phong phú, đa dạng, phù hợp với năng lực và có tính giáo dục về hành vi và kĩ năng sống của người học.
Tiêu chí 16: Sách có nội dung cập nhật, hấp dẫn, khuyến khích tư duy sáng tạo của người dạy; tạo động cơ và hứng thú học tập; giúp mở rộng nhận thức và trải nghiệm của người học.
Từ khóa: nội dung, cập nhật, tư duy sáng tạo, nhận thức và trải nghiệm
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét nội dung của từng bài học trong sách (bao gồm nội dung về kiến thức ngôn ngữ và kiến thức khoa học - xã hội);
- Đánh giá mức độ cập nhật, hấp dẫn, khả năng khuyến khích tư duy sáng tạo của người dạy trong dạy học, khả năng tạo động cơ và hứng thú học tập, giúp mở rộng nhận thức và trải nghiệm của người học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Sách có nội dung tương đối cập nhật, hấp dẫn, khuyến khích tư duy sáng tạo của người dạy, tạo động cơ và hứng thú học tập, giúp mở rộng nhận thức và trải nghiệm của người học.
Điểm 2: Sách có nội dung cập nhật, hấp dẫn, khuyến khích tư duy sáng tạo của người dạy, tạo động cơ và hứng thú học tập, giúp mở rộng nhận thức và trải nghiệm của người học.
Tiêu chí 17: Nội dung dạy học phát triển năng lực Nghe, Nói, Đọc, Viết và các nội dung về Từ vựng, Ngữ âm, Ngữ pháp được phân bố hợp lí trong từng đơn vị bài học.
Từ khóa: năng lực (Nghe, Nói, Đọc, Viết), kiến thức (Từ vựng, Ngữ âm, Ngữ pháp)
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét nội dung dạy học phát triển năng lực Nghe, Nói, Đọc, Viết và các nội dung về Từ vựng, Ngữ âm, Ngữ pháp trong từng bài học;
- Đánh giá mức độ hợp lý của việc phân bổ các nội dung trên vào từng đơn vị bài học, xét trên các khía cạnh về khối lượng kiến thức, thời lượng và số lượng các hoạt động dạy học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Nội dung dạy học phát triển năng lực Nghe, Nói, Đọc, Viết và các nội dung về Từ vựng, Ngữ âm, Ngữ pháp được phân bổ tương đối hợp lí trong từng đơn vị bài học.
Điểm 2: Nội dung dạy học phát triển năng lực Nghe, Nói, Đọc, Viết và các nội dung về Từ vựng, Ngữ âm, Ngữ pháp được phân bổ hợp lý trong từng đơn vị bài học.
Tiêu chí 18: Mỗi kĩ năng ngôn ngữ được rèn luyện theo hình thức phù hợp, tạo cơ hội phát triển đồng thời các kĩ năng khác.
Từ khóa: kĩ năng, phát triển đồng đều
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hình thức rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ trong từng bài học;
- Đánh giá mức độ phù hợp cả các hình thức trên, mức độ hợp lí và hiệu quả trong việc phát triển đồng thời các kĩ năng.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Mỗi kĩ năng ngôn ngữ được rèn luyện theo hình thức tương đối phù hợp, tạo cơ hội phát triển đồng thời các kĩ năng khác.
Điểm 2: Mỗi kĩ năng ngôn ngữ được rèn luyện theo hình thức phù hợp, tạo cơ hội phát triển đồng thời các kĩ năng khác một cách hợp lí và hiệu quả.
Tiêu chí 19: Ngôn ngữ sử dụng trong sách là ngôn ngữ tự nhiên, phù hợp với ngôn ngữ trong đời sống thực tế và lứa tuổi của người học.
Từ khóa: ngôn ngữ, tự nhiên, người học
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét ngôn ngữ sử dụng trong từng bài học của sách;
- Đánh giá mức độ tự nhiên của ngôn ngữ;
- Đánh giá mức độ phù hợp của ngôn ngữ sử dụng trong sách với ngôn ngữ trong đời sống thực tế và lứa tuổi của người học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Hầu hết ngôn ngữ sử dụng trong sách là ngôn ngữ tự nhiên, phù hợp với ngôn ngữ trong đời sống thực tế và lứa tuổi của người học.
Điểm 2: Ngôn ngữ sử dụng trong sách là ngôn ngữ tự nhiên, phù hợp với ngôn ngữ trong đời sống thực tế và lứa tuổi của người học.
Tiêu chí 20: Sách có các hoạt động dạy học được thiết kế khoa học, đa dạng, có mục đích và hướng dẫn rõ ràng, được triển khai từng bước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Từ khóa: hoạt động dạy học
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động dạy học trong từng bài học của sách;
- Xem xét mục tiêu và hướng dẫn triển khai của từng hoạt động;
- Đánh giá mức độ khoa học, sự đa dạng của các hoạt động;
- Đánh giá tính rõ ràng của mục đích và hướng dẫn triển khai của từng hoạt động;
- Đánh giá khả năng được triển khai từng bước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp của từng hoạt động.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Sách có các hoạt động dạy học được thiết kế tương đối khoa học, đa dạng, có mục đích và hướng dẫn tương đối rõ ràng; được triển khai từng bước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Điểm 2: Sách có các hoạt động dạy học được thiết kế khoa học, đa dạng, có mục đích và hướng dẫn rõ ràng; được triển khai từng bước, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Tiêu chí 21: Các hoạt động trong sách giúp phát triển cân đối giữa độ trôi chảy và độ chính xác trong sử dụng ngôn ngữ của người học.
Từ khóa: hoạt động, độ trôi chảy, độ chính xác
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động dạy học nhằm phát triển độ trôi chảy và độ chính xác trong sử dụng ngôn ngữ của người học trong từng bài học;
- Đánh giá mức độ cân đối trong việc phát triển giữa độ trôi chảy và độ chính xác trong sử dụng ngôn ngữ của các hoạt động.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Các hoạt động trong sách giúp phát triển tương đối cân đối giữa độ trôi chảy và độ chính xác trong sử dụng ngôn ngữ của người học.
Điểm 2: Các hoạt động trong sách giúp phát triển cân đối giữa độ trôi chảy và độ chính xác trong sử dụng ngôn ngữ của người học.
Tiêu chí 22: Sách hướng tới phương pháp dạy học từ vựng thích hợp, lượng từ vựng được phân bổ hợp lí trong mỗi đơn vị bài học và được gắn với ngữ cảnh.
Từ khóa: phương pháp dạy từ vựng
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các phương pháp dạy từ vựng mà sách hướng tới trong từng bài học;
- Xem xét lượng từ vựng được phân bổ trong từng đơn vị bài học;
- Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp dạy từ vựng mà sách hướng tới;
- Đánh giá mức độ hợp lí việc phân bổ lượng từ vựng trong mỗi bài học;
- Đánh giá mức độ gắn với ngữ cảnh của từ vựng trong mỗi bài học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Sách có phương pháp dạy học từ vựng tương đối thích hợp, lượng từ vựng được phân bổ tương đối hợp lí trong mỗi đơn vị bài học và tương đối gắn với ngữ cảnh.
Điểm 2: Sách có phương pháp dạy học từ vựng thích hợp, lượng từ vựng được phân bổ hợp lí trong mỗi đơn vị bài học và được gắn với ngữ cảnh.
Tiêu chí 23: Các cấu trúc Ngữ pháp trong sách được dạy trong ngữ cảnh và thực hành giao tiếp, đảm bảo sự cân bằng giữa dạy dạng thức ngữ pháp và cách sử dụng.
Từ khóa: cấu trúc Ngữ pháp
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các cấu trúc ngữ pháp được giới thiệu trong từng bài học;
- Đánh giá mức độ phù hợp của ngữ cảnh gắn với các cấu trúc ngữ pháp trên;
- Đánh giá các hoạt động thực hành giao tiếp gắn với các cấu trúc ngữ pháp;
- Đánh giá mức độ cân bằng giữa hoạt động dạy dạng thức và hoạt động dạy cách sử dụng.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Hầu hết các cấu trúc Ngữ pháp trong sách được dạy trong ngữ cảnh và thực hành giao tiếp; đảm bảo sự cân bằng giữa dạy dạng thức ngữ pháp và cách sử dụng.
Điểm 2: Tất cả các cấu trúc Ngữ pháp trong sách được dạy trong ngữ cảnh và thực hành giao tiếp; đảm bảo sự cân bằng giữa dạy dạng thức ngữ pháp và cách sử dụng.
Tiêu chí 24: Nội dung thực hành Ngữ âm được lồng ghép vào các hoạt động Nghe, Nói một cách phù hợp, trong đó chú trọng phát triển phát âm tự nhiên bao gồm cả trọng âm và ngữ điệu.
Từ khóa: Ngữ âm
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động thực hành Ngữ âm trong từng bài học;
- Đánh giá khả năng lồng ghép việc dạy Ngữ âm vào các hoạt động Nghe, Nói;
- Đánh giá khả năng phát triển âm tự nhiên bao gồm cả trọng âm và ngữ điệu của người học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Hầu hết các hoạt động thực hành Ngữ âm được lồng ghép vào các hoạt động Nghe, Nói một cách phù hợp, trong đó chú trọng phát triển phát âm tự nhiên bao gồm cả trọng âm và ngữ điệu.
Điểm 2: Tất cả các hoạt động thực hành Ngữ âm được lồng ghép vào các hoạt động Nghe, Nói một cách phù hợp, chú trọng phát triển phát âm tự nhiên bao gồm cả trọng âm và ngữ điệu.
Tiêu chí 25: Các hoạt động Nghe được thiết kế đa dạng, phát triển được các kĩ năng Nghe hiểu khác nhau của người học.
Từ khóa: hoạt động Nghe, kĩ năng Nghe hiểu
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động Nghe trong từng bài học;
- Đánh giá mức độ đa dạng của các hoạt động trên theo tiêu chí hình thức tổ chức hoạt động và dạng thức bài tập;
- Đánh giá mức độ toàn diện trong việc phát triển các kĩ năng nghe hiểu khác nhau.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Các hoạt động Nghe được thiết kế tương đối đa dạng, phát triển được các kĩ năng Nghe hiểu khác nhau của người học.
Điểm 2: Các hoạt động Nghe được thiết kế đa dạng, phát triển được các kĩ năng Nghe hiểu khác nhau của người học.
Tiêu chí 26: Các bài Nghe được ghi âm giọng nói tự nhiên và có chất lượng ghi âm đạt chuẩn, quan tâm tới trọng âm, ngữ điệu và các yếu tố lời nói liên kết trong tiếng Anh.
Từ khóa: bài Nghe, ghi âm, năng lực ngôn ngữ
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét phần ghi âm các bài Nghe, các hoạt động có sử dụng âm thanh;
- Đánh giá mức độ tự nhiên của giọng nói được ghi âm;
- Đánh giá chất lượng âm thanh theo tiêu chí về độ rõ, tiếng tạp âm và cường độ âm thanh;
- Đánh giá nội dung về trọng âm, ngữ điệu và các yếu tố lời nói liên kết trong tiếng Anh của các bài Nghe.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Các bài Nghe của sách được ghi âm giọng nói tự nhiên và có chất lượng ghi âm đạt chuẩn.
Điểm 2: Các bài Nghe của sách được ghi âm giọng nói tự nhiên và có chất lượng ghi âm đạt chuẩn, quan tâm tới trọng âm, ngữ điệu và các yếu tố lời nói liên kết trong tiếng Anh.
Tiêu chí 27: Bài Nghe có độ dài và độ khó phù hợp với trình độ của người học và tạo cơ hội cho người học thực hành các kĩ năng ngôn ngữ khác sau khi nghe.
Từ khóa: độ dài, độ khó của bài Nghe
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét độ dài và độ khó của từng bài nghe theo tiêu chí về thời lượng, lượng thông tin, từ vựng, cấu trúc, và yêu cầu của các hoạt động Nghe;
- Đánh giá độ dài và độ khó nêu trên so với trình độ của người học;
- Đánh giá khả năng tạo cơ hội cho người học thực hành các kĩ năng ngôn ngữ khác sau khi nghe.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Độ dài và độ khó của bài Nghe tương đối phù hợp với trình độ của người học và tạo cơ hội cho người học thực hành các kĩ năng ngôn ngữ khác sau khi nghe.
Điểm 2: Bài Nghe có độ dài và độ khó phù hợp với trình độ của người học và tạo cơ hội cho người học thực hành các kĩ năng ngôn ngữ khác sau khi nghe.
Tiêu chí 28: Các hoạt động Nói được thiết kế có mục đích rõ ràng, tạo hứng thú, phát triển kĩ năng giao tiếp tự nhiên của người học.
Từ khóa: hoạt động Nói, kĩ năng giao tiếp
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động Nói trong từng bài học;
- Đánh giá mức độ rõ ràng của mục đích tổ chức các hoạt động trên;
- Đánh giá khả năng tạo hứng thú cho người học của các hoạt động trên;
- Đánh giá khả năng phát triển kĩ năng giao tiếp tự nhiên của người học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Các hoạt động Nói được thiết kế có mục đích rõ ràng, tạo hứng thú cho người học.
Điểm 2: Các hoạt động Nói được thiết kế có mục đích rõ ràng, tạo được hứng thú cho người học, phát triển kĩ năng giao tiếp tự nhiên của người học.
Tiêu chí 29: Người học được cung cấp đầy đủ về thông tin, nội dung ngôn ngữ và được dẫn dắt từng bước trong các giai đoạn thực hành Nói.
Từ khóa: hoạt động thực hành Nói
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động Nói trong từng bài học;
- Đánh giá mức độ đầy đủ về thông tin, nội dung ngôn ngữ của từng hoạt động;
- Đánh giá các bước tổ chức hoạt động Nói trong từng bài học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Người học được cung cấp tương đối đầy đủ về thông tin, nội dung ngôn ngữ và được dẫn dắt từng bước trong các giai đoạn thực hành Nói.
Điểm 2: Người học được cung cấp đầy đủ về thông tin, nội dung ngôn ngữ và được dẫn dắt từng bước trong các giai đoạn thực hành Nói.
Tiêu chí 30: Các hoạt động Nói đảm bảo sự tương tác giữa người học với người học và người học với người dạy thông qua nhiều hoạt động khác nhau trong luyện tập Nói.
Từ khóa: hoạt động Nói, tương tác
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động Nói trong từng bài học;
- Đánh giá khả năng tạo tương tác giữa người học với người học và người học với người dạy thông qua nhiều hoạt động khác nhau (như đóng vai, thảo luận, làm việc theo cặp, theo nhóm, trình bày, tranh luận, thực hiện dự án) trong luyện tập Nói của các hoạt động nêu trên.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Hầu hết các hoạt động Nói trong sách đảm bảo sự tương tác giữa người học với người học và người học với người dạy thông qua nhiều hoạt động khác nhau trong luyện tập Nói.
Điểm 2: Tất cả các hoạt động Nói trong sách đảm bảo sự tương tác giữa người học với người học và người học với người dạy thông qua nhiều hoạt động khác nhau trong luyện tập Nói.
Tiêu chí 31: Hệ thống các bài Đọc đa dạng, hấp dẫn về thể loại, phát triển được các kĩ năng Đọc hiểu khác nhau của người học.
Từ khóa: bài Đọc, kĩ năng Đọc hiểu
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các bài Đọc trong từng bài học của sách;
- Đánh giá mức độ đa dạng, hấp dẫn của từng bài Đọc theo tiêu chí hình thức tổ chức hoạt động và dạng thức bài tập;
- Đánh giá khả năng phát triển các kĩ năng đọc hiểu khác nhau của người học đối với từng bài Đọc.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Sách có hệ thống các bài Đọc tương đối đa dạng, hấp dẫn về thể loại, phát triển được các kĩ năng Đọc hiểu khác nhau của người học.
Điểm 2: Sách có hệ thống các bài Đọc đa dạng, hấp dẫn về thể loại, phát triển được các kĩ năng Đọc hiểu khác nhau của người học.
Tiêu chí 32: Các hoạt động Đọc đa dạng, tạo cơ hội cho người học thực hành các kĩ năng ngôn ngữ khác sau khi Đọc.
Từ khóa: hoạt động đọc, bài Đọc
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động đọc của từng bài học trong sách;
- Đánh giá mức độ đa dạng của các hoạt động đọc;
- Đánh giá khả năng tạo cơ hội cho người học thực hành các kĩ năng ngôn ngữ khác sau khi đọc.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Các hoạt động Đọc tương đối đa dạng, tạo cơ hội cho người học thực hành các kĩ năng ngôn ngữ khác sau khi Đọc.
Điểm 2: Các hoạt động Đọc đa dạng, tạo cơ hội cho người học thực hành các kĩ năng ngôn ngữ khác sau khi Đọc.
Tiêu chí 33: Bài Đọc có độ dài và độ khó phù hợp với trình độ của người học.
Từ khóa: độ dài, độ khó, bài Đọc, trình độ của người học
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét độ dài và độ khó của từng bài Đọc theo tiêu chí về thời lượng, lượng thông tin, từ vựng, cấu trúc và yêu cầu của các hoạt động đọc;
- Đánh giá độ dài và độ khó nêu trên so với trình độ của người học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Bài Đọc có độ dài và độ khó tương đối phù hợp với trình độ của người học.
Điểm 2: Bài Đọc có độ dài và độ khó phù hợp với trình độ của người học.
Tiêu chí 34: Các hoạt động Viết đa dạng, tạo cơ hội cho người học viết nhiều thể loại khác nhau.
Từ khóa: hoạt động Viết
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động Viết trong từng bài học;
- Đánh giá mức độ đa dạng của các hoạt động Viết theo tiêu chí về hình thức tổ chức và dạng thức bài tập;
- Đánh giá khả năng tạo cơ hội cho người học viết nhiều thể loại khác nhau.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Sách có các hoạt động phát triển kĩ năng Viết tương đối đa dạng, tạo cơ hội cho người học viết nhiều thể loại khác nhau.
Điểm 2: Sách có các hoạt động Viết đa dạng, tạo cơ hội cho người học viết nhiều thể loại khác nhau.
Tiêu chí 35: Yêu cầu bài tập Viết được giới thiệu trong ngữ cảnh, có mục đích rõ ràng, mang tính khả thi cao và phù hợp với trình độ ngôn ngữ của người học.
Từ khóa: bài tập Viết
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động Viết trong từng bài học của sách;
- Đánh giá tính ngữ cảnh, mục đích, khả thi, phù hợp của các hoạt động nêu trên, có tính tới trình độ ngôn ngữ của người học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Yêu cầu bài tập Viết được giới thiệu trong ngữ cảnh, có mục đích viết rõ ràng, mang tính khả thi và phù hợp với trình độ ngôn ngữ của người học.
Điểm 2: Yêu cầu bài tập Viết luôn được giới thiệu trong ngữ cảnh, có mục đích viết rõ ràng, mang tính khả thi cao và rất phù hợp với trình độ ngôn ngữ của người học.
Tiêu chí 36: Người học được cung cấp đầy đủ về thông tin, nội dung ngôn ngữ và được dẫn dắt từng bước trong các giai đoạn thực hành Viết.
Từ khóa: thực hành Viết
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét các hoạt động Viết trong từng bài học về thông tin, nội dung ngôn ngữ và hướng dẫn thực hành Viết;
- Đánh giá mức độ đầy đủ về thông tin, nội dung ngôn ngữ của từng hoạt động Viết;
- Đánh giá các bước tổ chức hoạt động thực hành Viết trong từng bài học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Người học được cung cấp tương đối đầy đủ về thông tin, nội dung ngôn ngữ và được dẫn dắt từng bước trong các giai đoạn thực hành Viết.
Điểm 2: Người học được cung cấp đầy đủ về thông tin, nội dung ngôn ngữ và được dẫn dắt từng bước trong các giai đoạn thực hành Viết.
3. Nhóm IV: Tiêu chí về thiết kế và cấu trúc
Tiêu chí 37: Sách được thiết kế đẹp, các tiêu đề, biểu tượng, loại chữ, dấu câu, số trang được sử dụng nhất quán và không có lỗi in ấn.
Từ khóa: thiết kế sách
Trọng tâm đánh giá:
- Đánh giá mức độ đầy đủ của thông tin gồm tiêu đề, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản;
- Đánh giá hệ thống các tiêu đề, biểu tượng, loại chữ, dấu câu, số trang của sách;
- Rà soát lỗi in ấn của sách.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Sách được thiết kế đẹp, thông tin đầy đủ, rõ ràng, các tiêu đề, biểu tượng, loại chữ, dấu câu, số trang được sử dụng nhất quán và không có lỗi in ấn.
Điểm 2: Sách được thiết kế rất đẹp, thông tin đầy đủ, rõ ràng, các tiêu đề, biểu tượng, loại chữ, dấu câu, số trang được sử dụng nhất quán và không có lỗi in ấn.
Tiêu chí 38: Khổ sách, trọng lượng sách, kích cỡ và màu sắc tranh ảnh, cỡ chữ trong sách phù hợp với lứa tuổi người học.
Từ khóa: khổ sách, trọng lượng sách, số lượng, kích cỡ, màu sắc, tranh ảnh, cỡ chữ, lứa tuổi người học
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét khổ sách, trọng lượng sách, kích cỡ và màu sắc tranh ảnh, cỡ chữ trong sách;
- Đánh giá mức độ phù hợp của khổ sách, trọng lượng sách, kích cỡ và màu sắc tranh ảnh, cỡ chữ trong sách đối với lứa tuổi người học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Khổ sách, trọng lượng sách, kích cỡ và màu sắc tranh ảnh, cỡ chữ trong sách tương đối phù hợp với lứa tuổi người học.
Điểm 2: Khổ sách, trọng lượng sách, kích cỡ và màu sắc tranh ảnh, cỡ chữ trong sách phù hợp với lứa tuổi người học.
Tiêu chí 39: Sách có tranh, ảnh minh họa sinh động, tương thích với nội dung bài học, có tác dụng kích thích sự sáng tạo của người dạy và người học, gợi mở tình huống giao tiếp và hỗ trợ thực hành ngôn ngữ.
Từ khóa: tranh ảnh minh họa
Trọng tâm đánh giá:
- Rà soát các tranh ảnh trong từng bài học;
- Đối sánh tranh ảnh và nội dung từng bài học;
- Đánh giá mức độ phù hợp của tranh ảnh và nội dung bài học;
- Đánh giá khả năng kích thích sáng tạo của người dạy và người học, khả năng gợi mở tình huống giao tiếp và hỗ trợ thực hành ngôn ngữ của tranh ảnh.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Hầu hết tranh, ảnh minh họa trong sách sinh động, tương thích với nội dung bài học, có tác dụng kích thích sáng tạo của người dạy và người học, gợi mở tình huống giao tiếp và hỗ trợ thực hành ngôn ngữ.
Điểm 2: Tất cả các tranh, ảnh minh họa trong sách đều sinh động, tương thích với nội dung bài học, có tác dụng kích thích sáng tạo của người dạy và người học, gợi mở tình huống giao tiếp và hỗ trợ thực hành ngôn ngữ.
Tiêu chí 40: Sách có cấu trúc khoa học, hệ thống và hợp lí với đầy đủ các phần cơ bản như giới thiệu chung, mục lục, các bài học, các bài ôn tập và hệ thống hóa kiến thức ngôn ngữ.
Từ khóa: cấu trúc sách
Trọng tâm đánh giá:
- Rà soát các phần khác nhau của sách;
- Xem xét tính khoa học, hệ thống, và mức độ hợp lí của cấu trúc sách.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Sách có cấu trúc khoa học, hệ thống và hợp lí với tương đối đầy đủ các phần cơ bản như giới thiệu chung, mục lục, các bài học, các bài ôn tập và hệ thống hóa kiến thức ngôn ngữ.
Điểm 2: Sách có cấu trúc khoa học, hệ thống và hợp lí với đầy đủ các phần cơ bản như giới thiệu chung, mục lục, các bài học, các bài ôn tập và hệ thống hóa kiến thức ngôn ngữ.
Tiêu chí 41: Cấu trúc các đơn vị bài học đảm bảo tỷ lệ cân đối, hài hòa giữa các phần giới thiệu kiến thức mới và luyện tập, thực hành kĩ năng, thuận tiện trong việc phân chia thời lượng tiết học tương ứng với từng bậc học.
Từ khóa: cấu trúc các đơn vị bài học
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét tỉ lệ phân bổ các nội dung trong sách;
- Đánh giá mức độ cân đối, hài hòa việc phân bổ các học phần trong sách;
- Đánh giá mức độ thuận tiện việc phân chia các bài học theo tiết học.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Cấu trúc các đơn vị bài học của sách có tỉ lệ tương đối cân đối, hài hòa giữa các phần giới thiệu kiến thức mới và luyện tập, thực hành kĩ năng, tương đối thuận tiện trong việc phân chia thời lượng tiết học tương ứng với từng cấp học.
Điểm 2: Nội dung các đơn vị bài học của sách đảm bảo tỷ lệ cân đối, hài hòa giữa các phần giới thiệu kiến thức mới và luyện tập, thực hành kỹ năng, thuận tiện trong việc phân chia thời lượng tiết học tương ứng với từng cấp học.
4. Nhóm V: Tiêu chí về học liệu đi kèm
Tiêu chí 42: Sách phải có học liệu đi kèm đảm bảo triển khai dạy học đầy đủ các nội dung của sách.
Từ khóa: học liệu đi kèm, đầy đủ
Trọng tâm đánh giá:
- Rà soát học liệu đi kèm theo sách;
- Đánh giá mức độ đầy đủ của các học liệu để triển khai dạy học các nội dung của sách:
- Đối với giáo dục tiểu học: Sách có học liệu ghi âm đủ các bài nghe trong sách và các phiếu hình ảnh phục vụ các hoạt động giảng dạy theo sách;
- Đối với giáo dục trung học và trung học cơ sở: Sách có học liệu ghi âm đủ các bài nghe trong sách;
- Đánh giá mức độ đa dạng của học liệu đi kèm (ngoài các học liệu đi kèm cơ bản, sách có thêm các học liệu ghi chương trình phần mềm bổ trợ các hoạt động dạy học theo sách và chuyên trang hỗ trợ trực tuyến và các học liệu phù hợp khác).
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Học liệu đi kèm đủ để triển khai dạy học các nội dung của sách.
Điểm 2: Sách có học liệu đi kèm đủ và đa dạng để đảm bảo triển khai dạy học các nội dung của sách.
Tiêu chí 43: Học liệu đi kèm phù hợp với nội dung của sách và phù hợp điều kiện Việt Nam.
Từ khóa: học liệu đi kèm, phù hợp
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét học liệu đi kèm của sách;
- Xem xét các bài học trong sách liên quan tới các học liệu;
- Đánh giá mức độ phù hợp của học liệu đi kèm và các bài học của sách và phù hợp điều kiện Việt Nam.
Đối với giáo dục tiểu học: Học liệu đi kèm cơ bản là các bài nghe trong sách và các phiếu hình ảnh phục vụ các hoạt động giảng dạy theo sách.
Đối với giáo dục trung học: Học liệu đi kèm cơ bản là các bài nghe của sách.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Học liệu đi kèm cơ bản phù hợp với nội dung của sách.
Điểm 2: Học liệu đi kèm cơ bản và học liệu đi kèm khác phù hợp với nội dung của sách.
Tiêu chí 44: Học liệu đi kèm hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; giúp người học tự học, tự kiểm tra đánh giá và hình thành phương pháp học tập tích cực.
Từ khóa: học liệu đi kèm, đổi mới
Trọng tâm đánh giá:
- Xem xét học liệu đi kèm theo sách;
- Đánh giá mức độ hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; giúp người học tự học, tự kiểm tra đánh giá và hình thành phương pháp học tập tích cực.
Mô tả thang điểm:
Điểm 1: Học liệu đi kèm hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Điểm 2: Học liệu đi kèm hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; giúp người học tự học, tự kiểm tra đánh giá và hình thành phương pháp học tập tích cực.
- 1Circular No. 33/2017/TT-BGDDT dated December 22 2017 on the standards and procedures for development and revision of textbooks; standards for textbook developers; organization and operation of National Textbook Appraisal Councils
- 2Circular No. 33/2017/TT-BGDDT dated December 22 2017 on the standards and procedures for development and revision of textbooks; standards for textbook developers; organization and operation of National Textbook Appraisal Councils
- 1Decree No. 31/2011/ND-CP of May 11, 2011, amending and supplementing a number of articles of the Government''s Decree No. 75/2006/ ND-CP of August 2, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Education Law
- 2Law No. 44/2009/QH12 of November 25, 2009, amending and supplementing a number of Articles of the Education Law
- 3Decision No. 1400/QD-TTg of September 30,2008, approving the scheme on foreign language teaching and learning in the national education system in the 2008-2020 period.
- 4Decree No. 32/2008/ND-CP of March 19, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training.
- 5Decree of Government No. 75/2006/ND-CP of August 02, 2006 detailing and guiding the implementation of a number of articles of The Education Law
- 6Law No. 38/2005/QH11 of June 14, 2005, on Education.
Circular No. 31/2015/TT-BGDDT dated December 14, 2015, stipulating criteria for evaluating english textbooks in general education
- Số hiệu: 31/2015/TT-BGDDT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 14/12/2015
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra