Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2014/TT-BTC | Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2014 |
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG TRONG KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN
Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật Hải quan (sửa đổi) ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.
1. Thông tư này hướng dẫn việc xử lý hàng hóa thuộc đối tượng giám sát hải quan bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan, quá thời hạn lưu giữ (gọi tắt là hàng hóa tồn đọng) trong khu vực giám sát hải quan, bao gồm:
a) Hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cảng thủy nội địa tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, cảng nội địa (ICD), địa điểm thu gom hàng lẻ (CFS) (sau đây gọi tắt là hàng hóa tồn đọng tại cảng biển);
b) Hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không;
c) Hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan;
d) Hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
2. Thông tư này không điều chỉnh đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa tồn đọng ngoài khu vực giám sát hải quan hoặc hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan nhưng không thuộc đối tượng giám sát hải quan;
b) Hàng hóa tồn đọng thuộc đối tượng xử lý tịch thu sung quỹ nhà nước theo thủ tục hành chính hoặc xử lý hình sự;
c) Hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam xử lý theo Nghị định số 46/2006/NĐ-CP ngày 16/5/2006 của Chính phủ.
3. Việc xử lý đối với hàng hóa tồn đọng là hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan theo quy định phải thực hiện việc ký quỹ, đặt cọc ngoài việc thực hiện theo quy định tại Thông tư này, còn phải thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công thương và Bộ Tài chính về việc quản lý và sử dụng số tiền đặt cọc của thương nhân.
1. Cơ quan hải quan các cấp.
2. Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi.
3. Hãng tàu; đại lý hãng tàu; doanh nghiệp giao nhận; đại diện theo ủy quyền của hãng tàu, doanh nghiệp giao nhận (sau đây gọi chung là người vận chuyển).
4. Chủ kho ngoại quan.
5. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
6. Chủ hàng hóa là người gửi hàng hoặc người nhận hàng đứng tên trên vận đơn.
7. Các đối tượng khác có liên quan đến xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan
1. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan phải tuân theo thời gian, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này.
2. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng phải kịp thời, công khai, minh bạch, đúng chế độ quy định.
XỬ LÝ HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG TRONG KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN
Mục 1. XỬ LÝ HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG TẠI CẢNG BIỂN
Điều 4. Phạm vi hàng hóa tồn đọng tại cảng biển
1. Hàng hóa bị từ bỏ, bao gồm: hàng hóa mà chủ hàng hóa có văn bản thông báo việc từ bỏ hoặc không đến nhận hoặc không hồi đáp sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo theo quy định; hàng hóa do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam bỏ lại cảng biển và người vận chuyển có văn bản từ bỏ quyền lưu giữ.
2. Hàng hóa bị thất lạc không có người đến nhận, bao gồm: hàng hóa có địa chỉ nhận tại Việt Nam, bị thất lạc qua nước khác sau đó đưa về Việt Nam; hàng hóa gửi đến nước khác, bị thất lạc đến Việt Nam; hàng hóa bị gửi nhầm địa chỉ người nhận tại Việt Nam.
3. Hàng hóa quá thời hạn khai hải quan đã được cơ quan hải quan thông báo công khai theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
4. Hàng hóa do Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa không có người nhận.
5. Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, ngoài lược khai không có người nhận.
Điều 5. Theo dõi, phân loại, lưu giữ, bảo quản hàng hóa tồn đọng
1. Trách nhiệm của Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi:
a) Theo dõi, thống kê, phân loại hàng hóa tồn đọng theo Biểu mẫu 01/HHTĐ-CB ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông báo cho chủ hàng hóa hoặc người vận chuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
c) Thông báo tình hình hàng hóa tồn đọng cho Chi cục Hải quan quản lý (sau đây gọi tắt là Chi cục Hải quan) định kỳ hàng quý, chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu tiên quý sau. Phạm vi hàng hóa tồn đọng thông báo cho Chi cục Hải quan gồm:
c.1) Hàng hóa mà chủ hàng hóa có văn bản thông báo việc từ bỏ; hàng hóa do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam bỏ lại cảng biển và người vận chuyển có văn bản từ bỏ quyền lưu giữ phát sinh trong kỳ;
c.2) Hàng hóa bị thất lạc và các hàng hóa khác lưu giữ tại khu vực cửa khẩu không có người đến nhận sau 90 ngày, kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu dỡ hàng;
c.3) Hàng hóa do Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa không có người nhận sau khi đã thực hiện thủ tục thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
c.4) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, ngoài lược khai không có người nhận phát sinh trong kỳ.
Trường hợp chưa đến thời hạn báo cáo định kỳ nhưng Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi phát hiện hàng hóa đủ điều kiện xác định là hàng hóa tồn đọng là hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng hóa có hạn sử dụng còn dưới 60 ngày, Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện.
d) Cung cấp thông tin liên quan đến lô hàng hóa tồn đọng khi có đề nghị của cơ quan hải quan;
đ) Bố trí địa điểm kho, bãi đảm bảo đáp ứng các điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ, bảo quản hàng hóa tồn đọng trong thời gian chờ xử lý.
2. Trách nhiệm của người vận chuyển:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thứ 91 hàng đến cửa khẩu dỡ hàng chưa có người đến nhận, người vận chuyển có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu dỡ hàng về danh sách vận đơn quá 90 ngày, kể từ ngày hàng đến cửa khẩu dỡ hàng, chưa có người nhận theo Biểu mẫu 01/HHTĐ-CB ban hành kèm theo Thông tư này, kèm các chứng từ thông báo hàng đến cửa khẩu;
b) Cung cấp thông tin liên quan đến lô hàng hóa tồn đọng khi có đề nghị của cơ quan hải quan.
3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
a) Căn cứ thông báo của Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi và người vận chuyển, Chi cục Hải quan có trách nhiệm kiểm tra, xác minh hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
b) Làm thủ tục thông báo theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
1. Đối với hàng hóa tồn đọng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư này:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi về hàng hóa tồn đọng, Chi cục Hải quan thông báo thông tin về hàng hóa tồn đọng như sau:
- Đăng tải trên Báo Hải quan 03 số liên tiếp;
- Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hải quan, Trang thông tin về tài sản nhà nước;
- Niêm yết công khai tại trụ sở Cục Hải quan và Chi cục Hải quan.
b) Thời hạn thông báo để người đến nhận hàng là 180 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu. Trường hợp thời hạn theo Luật Hải quan (sửa đổi) có thay đổi thì thời hạn thông báo được thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan (sửa đổi).
Đối với hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng hóa có hạn sử dụng còn dưới 60 ngày, thì thời hạn thông báo để người đến nhận hàng là 30 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu.
2. Đối với hàng hóa do Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa lưu giữ tại cửa khẩu không có người nhận:
a) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu dỡ hàng, Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thông báo bằng văn bản cho chủ hàng hóa (người nhận hàng đứng tên trên vận đơn)/người vận chuyển đến nhận theo Biểu mẫu số 03/TB-KB ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp quá 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần 1 mà chưa có người đến nhận, Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thông báo lần 2 bằng văn bản cho chủ hàng hóa/người vận chuyển. Thông báo được gửi bằng thư bảo đảm qua dịch vụ chuyển phát có ký nhận hồi báo. Thời hạn để chủ hàng hóa/người vận chuyển đến nhận là 30 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu.
b) Trường hợp không xác định được chủ hàng hóa/người vận chuyển, Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi không phải thực hiện thông báo theo quy định tại điểm a khoản này.
3. Trong thời hạn đến nhận hàng theo thông báo, nếu chủ hàng hóa/người vận chuyển đến nhận thì được làm thủ tục nhập khẩu và phải nộp tiền phạt do việc chậm làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và các chi phí phát sinh do việc chậm nhận hàng. Trường hợp việc đăng ký tờ khai được thực hiện tại Chi cục Hải quan khác, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai phải có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý hàng hóa tồn đọng biết để theo dõi và làm các thủ tục tiếp theo.
4. Quá thời hạn đến nhận hàng hóa theo thông báo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà không có người đến nhận, Chi cục Hải quan báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan để xử lý theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư này.
5. Các trường hợp không phải thông báo:
a) Hàng hóa mà chủ hàng hóa có văn bản thông báo việc từ bỏ; hàng hóa do người vận chuyển đường biển lưu giữ tại Việt Nam bỏ lại cảng biển và người vận chuyển có văn bản từ bỏ quyền lưu giữ; hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, ngoài lược khai không có người nhận;
b) Cơ quan hải quan xác định được hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Đối với những lô hàng hóa tồn đọng tại cảng biển có dấu hiệu vi phạm pháp luật, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, Chi cục Hải quan thực hiện kiểm tra, xác minh, xác định thực tế hàng hóa. Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật, không phải thông báo theo quy định tại Điều này. Trường hợp qua kiểm tra, xác minh phát hiện hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu thì Chi cục Hải quan niêm phong hàng hóa và giao Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi bảo quản trong thời gian thực hiện thủ tục thông báo theo quy định tại Điều này.
Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, người vận chuyển có trách nhiệm xuất trình hàng hóa tồn đọng cho cơ quan hải quan để thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định.
Điều 7. Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đến nhận hàng hóa theo thông báo quy định tại Điều 6 Thông tư này hoặc từ ngày chủ hàng hóa/người vận chuyển có văn bản từ bỏ, Chi cục Hải quan nơi có hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan để quyết định thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan ra quyết định thành lập Hội đồng theo Mẫu số 01/QĐ-HĐ ban hành kèm Thông tư này.
2. Thành phần Hội đồng bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục Hải quan;
b) Các thành viên:
- Lãnh đạo Chi cục Hải quan;
- Lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan;
- Đại diện Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hàng hóa tồn đọng;
- Đại diện Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi;
- Đại diện người vận chuyển (nếu cần);
- Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu cần)
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch hội đồng mời đại diện Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản, Tổng cục Hải quan) tham gia Hội đồng để xử lý các vụ việc lớn, phức tạp.
3. Căn cứ vào khối lượng, tính chất hàng hóa tồn đọng, nhiệm vụ phải xử lý, Chi cục Hải quan đề xuất Cục trưởng Cục Hải quan quyết định số lượng, thành phần Hội đồng. Hội đồng được sử dụng con dấu của Cục Hải quan để thực hiện nhiệm vụ và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
4. Căn cứ vào tình hình thực tế hàng hóa tồn đọng tại khu vực giám sát hải quan do đơn vị quản lý, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có thể thành lập Hội đồng hoạt động thường xuyên để xử lý hàng hóa tồn đọng theo từng năm.
5. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hội đồng được phép:
a) Thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng (như: kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng, thư ký Hội đồng,...);
b) Thuê tổ chức, cá nhân có chức năng để thực hiện giám định, định giá, tiêu hủy, bán đấu giá hàng hóa tồn đọng;
c) Thuê chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên ngành.
6. Chủ tịch Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm:
a) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng;
b) Quyết định thành lập các bộ phận chuyên môn giúp việc cho Hội đồng;
c) Quyết định kế hoạch, thời gian thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng;
d) Điều hành các phiên họp của Hội đồng;
đ) Đại diện Hội đồng ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ trong quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng; ký Hợp đồng mua bán hàng hóa với người mua được tài sản;
e) Lập dự toán cho công tác xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Thông tư này.
7. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng:
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự;
b) Hội đồng thảo luận và biểu quyết về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng. Quyết định về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng;
c) Hội đồng phải lập biên bản về việc kiểm kê, phân loại, định giá, đề xuất phương án xử lý hàng hóa tồn đọng;
d) Nội dung chính của Biên bản gồm: Họ, tên những người tham gia xử lý hàng hóa tồn đọng; thời gian, địa điểm tiến hành; kết quả kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng; ý kiến của các thành viên của Hội đồng và những người tham dự phiên họp về giá và phương án xử lý hàng hóa tồn đọng; kết quả biểu quyết của Hội đồng; thời gian, địa điểm hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng; chữ ký của các thành viên của Hội đồng.
Điều 8. Kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thành lập (hoặc 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng của Chi cục Hải quan đối với các Cục Hải quan thành lập Hội đồng hoạt động thường xuyên), Hội đồng phải thực hiện các công việc sau đây:
1. Mở niêm phong hàng hóa hoặc niêm phong container (nếu có);
2. Kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng;
3. Xác định giá trị hàng hóa tồn đọng;
4. Lập Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng theo mẫu số 02/TH-HĐ;
5. Bàn giao hàng hóa tồn đọng cho Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi bảo quản, chờ xử lý.
Điều 9. Xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ hoàn thành việc kiểm kê, phân loại, định giá theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, Hội đồng có trách nhiệm lập hồ sơ, báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng theo Mẫu số 02/QĐ-XL ban hành kèm theo Thông tư này cùng với phương án xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước: 01 bản chính;
b) Bảng kê chi tiết hàng hóa tồn đọng: 01 bản chính;
c) Công văn đề nghị thông báo gửi Báo Hải quan, Cổng thông tin điện tử hải quan, Trang thông tin về tài sản nhà nước về lô hàng hoặc thông báo của Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi cho chủ hàng hóa/người vận chuyển: 01 bản sao của từng lần đề nghị hoặc thông báo;
d) Văn bản thông báo từ bỏ hàng hóa hoặc tài liệu chứng minh việc từ bỏ hàng hóa của chủ hàng hóa hoặc người vận chuyển (nếu có): 01 bản chính.
Các bản sao phải được Chủ tịch Hội đồng ký xác nhận và đóng dấu.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xử lý của Hội đồng, Cục trưởng Cục Hải quan ra Quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng tại cảng biển.
Điều 10. Lập, phê duyệt phương án xử lý hàng hóa tồn đọng
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành kiểm kê, phân loại, định giá theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, Hội đồng có trách nhiệm lập phương án xử lý hàng hóa tồn đọng theo các hình thức quy định tại khoản 2 Điều này, trình Cục trưởng Cục Hải quan.
2. Hình thức xử lý hàng hóa tồn đọng:
a) Chuyển giao cho cơ quan nhà nước chuyên ngành để quản lý, xử lý đối với hàng hóa có giá trị văn hóa – lịch sử, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh;
b) Chuyển giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để quản lý, sử dụng đối với hàng hóa còn sử dụng được là phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị và phương tiện làm việc, thiết bị thí nghiệm theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Tiêu hủy đối với hàng hóa không còn giá trị sử dụng (mục nát, đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất, quá hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng) hoặc thuộc diện buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan để phối hợp với Cục Quản lý công sản trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định;
d) Bán trực tiếp (không thông qua đấu giá) trong các trường hợp sau đây:
- Thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; hàng hóa, vật phẩm dễ cháy nổ (xăng, gas, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy nổ khác);
- Hàng thực phẩm đã qua chế biến mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày;
- Thuốc chữa bệnh, thuốc thú y mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày;
- Các loại hàng hóa khác nếu không xử lý ngay sẽ bị hư hỏng, hết thời hạn sử dụng;
- Hàng hóa theo kết quả định giá của Hội đồng có giá trị dưới 50 triệu đồng/lô hàng hóa.
đ) Bán đấu giá đối với hàng hóa không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, c, d khoản này và tài sản quy định tại điểm b khoản này nhưng không xử lý theo hình thức chuyển giao.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng xử lý trình phương án xử lý hàng hóa tồn đọng, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định phương án xử lý hàng hóa tồn đọng theo Mẫu số 03/QĐ-PA ban hành kèm Thông tư này theo thẩm quyền hoặc báo cáo Tổng cục Hải quan để phối hợp với Cục Quản lý công sản trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đối với trường hợp chuyển giao theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này.
4. Đối với những hàng hóa có yêu cầu quản lý đặc biệt của Nhà nước, Cục Hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan để phối hợp với Cục Quản lý công sản báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hình thức xử lý. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính tổ chức xử lý theo quy định.
Điều 11. Thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định phương án xử lý hàng hóa tồn đọng, Hội đồng phải hoàn thành việc thực hiện xử lý theo quy định sau đây:
1. Đối với hàng hóa tiêu hủy:
a) Hội đồng tổ chức thực hiện việc tiêu hủy hoặc thuê các tổ chức có chức năng để thực hiện việc tiêu hủy; việc tiêu hủy phải được lập thành Biên bản.
Nội dung chủ yếu của Biên bản tiêu hủy gồm: căn cứ thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của hàng hóa tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.
b) Hình thức tiêu hủy:
Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Sử dụng hóa chất;
- Sử dụng biện pháp cơ học;
- Hủy đốt;
- Hủy chôn;
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
c) Đối với loại hàng hóa mà việc tiêu hủy làm ảnh hưởng đến môi trường thì phải được sự chấp thuận và hướng dẫn của cơ quan quản lý môi trường sở tại trước khi tổ chức tiêu hủy.
2. Đối với hàng hóa chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý, xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, Hội đồng tổ chức bàn giao tài sản cho đơn vị tiếp nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản. Nội dung chủ yếu của Biên bản gồm: thành phần tham gia bàn giao; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng tài sản bàn giao; giá trị tài sản bàn giao (nếu có) và các nội dung khác có liên quan.
Đối với hàng hóa xử lý theo phương thức chuyển giao, thực hiện hạch toán ghi thu ngân sách trung ương khi quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước và phương án xử lý; thực hiện ghi chi ngân sách trung ương khi chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Giá trị hàng hóa ghi thu, ghi chi ngân sách là giá do Hội đồng xác định.
3. Đối với hàng hóa bán trực tiếp (không thông qua đấu giá):
Trên cơ sở giá trị hàng hóa được xác định, Hội đồng niêm yết thông tin về việc bán hàng hóa tại trụ sở Chi cục Hải quan và Cục Hải quan trong thời hạn 03 ngày. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký mua thì tổ chức bốc thăm giữa các tổ chức, cá nhân để xác định người được mua hàng hóa. Việc bốc thăm để xác định người mua được hàng hóa phải do Hội đồng thực hiện dưới sự chứng kiến của những người đăng ký mua hàng hóa; người đăng ký mua không tham dự bốc thăm sẽ bị mất quyền mua hàng hóa. Việc bốc thăm để xác định người mua được hàng hóa phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng và đại diện người đăng ký mua hàng hóa. Hội đồng xử lý hàng hóa chịu trách nhiệm về tính công khai, minh bạch của việc bốc thăm lựa chọn người được mua hàng hóa.
Việc bán hàng hóa phải được lập thành Hợp đồng mua bán hàng hóa tồn đọng. Nội dung chủ yếu của Hợp đồng gồm: căn cứ thực hiện bán; thời gian, địa điểm bán; người bán; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của hàng hóa tại thời điểm bán; đơn giá bán, giá trị thanh toán; người mua và các nội dung khác có liên quan.
4. Đối với hàng hóa bán đấu giá:
a) Giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá là giá do Hội đồng xử lý xác định (đã bao gồm các loại thuế, phí theo quy định);
b) Hội đồng thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để thực hiện việc bán đấu giá hàng hóa tồn đọng; trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hàng hóa tồn đọng tham gia Hội đồng để tổ chức bán đấu giá hàng hóa tồn đọng.
c) Trình tự, thủ tục bán đấu giá hàng hóa tồn đọng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
5. Người mua được hàng hóa quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng hóa cho Hội đồng, không phải làm thủ tục nhập khẩu, không phải nộp các loại thuế và lệ phí liên quan đến nhập khẩu.
6. Trường hợp bán trực tiếp, người mua hàng hóa có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng hóa trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ký Hợp đồng. Sau thời hạn này, nếu người mua không thanh toán tiền mua hàng hoặc sau 15 ngày, kể từ ngày người mua hàng thanh toán tiền mua hàng mà không đến nhận hàng hoặc không đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan mà không có lý do chính đáng, Hội đồng tổ chức thông báo lại về việc bán hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều này để lựa chọn người mua hàng hóa (trong trường hợp người mua không thanh toán là người duy nhất đăng ký mua) hoặc tổ chức bốc thăm giữa các tổ chức, cá nhân đăng ký mua còn lại để lựa chọn người mua kế tiếp (trong trường hợp khi bán lần đầu có nhiều người đăng ký mua). Số tiền người mua đã thanh toán được quản lý theo quy định tại Chương III Thông tư này, không hoàn trả cho người mua.
Trường hợp bán đấu giá, người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán tiền mua hàng và đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày ký Hợp đồng. Sau thời hạn này, nếu người trúng đấu giá không thanh toán và không đến nhận hoặc không đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan mà không có lý do chính đáng, Hội đồng tổ chức bán đấu giá lại theo quy định tại khoản 4 Điều này. Số tiền đặt cọc và số tiền đã thanh toán (nếu có) được quản lý theo quy định tại Chương III Thông tư này, không hoàn trả cho người mua.
7. Sau khi người mua hàng hóa tồn đọng quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này thanh toán và đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan, Hội đồng có trách nhiệm cung cấp bộ chứng từ cho người mua, gồm:
a) Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước theo Mẫu số 01/TSSQ-3L.04 ban hành kèm theo Quyết định số 12/2004/QĐ-BTC ngày 09/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa tồn đọng (trong trường hợp bán trực tiếp) hoặc Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (trong trường hợp bán đấu giá): 01 bản chính;
c) Phiếu xuất kho của Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi: 01 bản chính.
Mục 2. XỬ LÝ HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG
Điều 12. Phạm vi hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không
1. Hàng hóa bị từ bỏ là hàng hóa mà chủ hàng hóa có văn bản thông báo việc từ bỏ hoặc không đến nhận hoặc không hồi đáp sau khi đã được doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi tại cảng hàng không thông báo.
2. Hàng hóa bị thất lạc không có người đến nhận, bao gồm: hàng hóa có địa chỉ nhận tại Việt Nam, bị thất lạc qua nước khác sau đó đưa về Việt Nam; hàng hóa gửi đến nước khác, bị thất lạc đến Việt Nam; hàng hóa bị gửi nhầm địa chỉ người nhận tại Việt Nam.
3. Hành lý xách tay, đồ vật do khách đi máy bay để quên tại khu vực nhà ga sân bay, quầy làm thủ tục, phòng chờ ra máy bay hoặc trên máy bay không có người nhận.
4. Hàng hóa do Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa không có người nhận.
5. Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, ngoài lược khai không có người nhận.
Điều 13. Thông báo về hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày phát hiện hàng hóa tồn đọng, Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi tại cảng hàng không thông báo bằng văn bản cho chủ hàng hóa đến nhận hoặc niêm yết tại sân bay trong trường hợp không xác định được chủ hàng hóa. Trường hợp áp dụng hình thức thông báo, quá 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần 1 mà chưa có người đến nhận, Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thông báo lần 2 bằng văn bản cho chủ hàng hóa. Thông báo được gửi bằng thư bảo đảm qua dịch vụ chuyển phát có ký nhận hồi báo. Thời hạn để chủ hàng hóa đến nhận là 60 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu hoặc bắt đầu niêm yết.
2. Định kỳ hàng quý, chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu tiên quý sau, Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi có trách nhiệm thông báo cho Chi cục Hải quan về tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không theo Biểu mẫu số 02/HHTĐ-HK ban hành kèm theo Thông tư này và lập hồ sơ đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng gửi Chi cục Hải quan theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
3. Phạm vi hàng hóa tồn đọng thông báo cho Chi cục Hải quan gồm:
a) Hàng hóa mà chủ hàng hóa có văn bản thông báo việc từ bỏ;
b) Hàng hóa bị thất lạc không có người đến nhận sau 60 ngày, kể từ ngày bắt đầu thông báo;
c) Hành lý xách tay, đồ vật do khách đi máy bay để quên tại khu vực nhà ga sân bay, quầy làm thủ tục, phòng chờ ra máy bay hoặc trên máy bay không có người nhận sau 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu thông báo;
d) Hàng hóa do Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa không có người nhận sau khi đã thực hiện thủ tục niêm yết hoặc thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều này;
đ) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, ngoài lược khai không có người nhận phát sinh trong kỳ.
4. Trường hợp chưa đến thời hạn báo cáo định kỳ nhưng Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi phát hiện hàng hóa đủ điều kiện xác định là hàng hóa tồn đọng là hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng hóa có hạn sử dụng còn dưới 60 ngày, Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi có trách nhiệm lập hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, gửi Chi cục Hải quan.
Điều 14. Hồ sơ đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không
1. Hồ sơ đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không được lập thành hai (02) bộ; một (01) bộ gửi Chi cục Hải quan, một (01) bộ lưu tại Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi.
2. Hồ sơ đề nghị xử lý bao gồm:
a) Công văn đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng của Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi gửi Chi cục Hải quan: 01 bản chính;
b) Các thông báo của Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi cho chủ hàng hóa (nếu có) hoặc thông báo được niêm yết tại sân bay: 01 bản sao;
c) Văn bản của chủ hàng hóa về việc từ bỏ hàng hóa (nếu có): 01 bản sao;
d) Bảng kê số lượng, chủng loại, quy cách hàng hóa tồn đọng: 01 bản chính;
đ) Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến hàng hóa tồn đọng: 01 bản sao.
Các bản sao phải được ký xác nhận và đóng dấu của Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi.
Điều 15. Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không
1. Thành phần Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không (sau đây gọi tắt là Hội đồng) bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục Hải quan;
b) Các thành viên:
- Lãnh đạo Chi cục Hải quan;
- Lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan;
- Đại diện Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hàng hóa tồn đọng;
- Đại diện Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi tại cảng hàng không;
- Đại diện Doanh nghiệp vận chuyển hàng không (nếu cần);
- Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu cần);
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản, Tổng cục Hải quan) tham gia Hội đồng để xử lý các vụ việc lớn, phức tạp.
2. Việc thành lập Hội đồng, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Thông tư này.
Điều 16. Tổ chức xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không
1. Việc kiểm kê, phân loại, định giá, lập, phê duyệt phương án xử lý và thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không được thực hiện theo quy định tại các Điều 8, 10 và 11 Thông tư này.
2. Khi bán hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không, sau khi người mua thanh toán và đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan, Hội đồng có trách nhiệm cung cấp bộ chứng từ cho người mua, gồm:
a) Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước theo Mẫu số 01/TSSQ-3L.04 ban hành kèm theo Quyết định số 12/2004/QĐ-BTC ngày 09/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa tồn đọng (trong trường hợp bán trực tiếp) hoặc Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (trong trường hợp bán đấu giá): 01 bản chính;
c) Phiếu xuất kho của Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi: 01 bản chính.
3. Người mua được hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không không phải làm thủ tục nhập khẩu, không phải nộp các loại thuế và lệ phí liên quan đến nhập khẩu.
Điều 17. Xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không
1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn để chủ hàng hóa đến nhận số tiền còn lại từ việc xử lý hàng hóa tồn đọng (180 ngày) mà không có người đến nhận, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng theo Mẫu số 02/QĐ-XL ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Số tiền bán hàng hóa tồn đọng được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 30 Thông tư này.
Mục 3. XỬ LÝ HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG TRONG KHO NGOẠI QUAN
Điều 18. Phạm vi hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan
1. Hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan mà chủ hàng hóa không ký hợp đồng gia hạn hoặc không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan.
2. Hàng hóa hết hạn hợp đồng gia hạn thuê kho ngoại quan mà chủ hàng hóa không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan.
3. Hàng hóa trong thời hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng hóa có văn bản từ bỏ hàng hóa gửi kho ngoại quan.
4. Đối với hàng hóa còn trong thời hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan nhưng chủ kho ngoại quan phát hiện hàng hóa đó bị hư hỏng gây ô nhiễm môi trường, hàng hóa hết hạn sử dụng thì chủ kho ngoại quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ hàng hóa hóa biết để xử lý theo quy định và hợp đồng thuê kho ngoại quan. Trường hợp quá hạn xử lý theo thông báo mà chủ hàng hóa không xử lý thì hàng hóa đó được xử lý theo quy định tại Mục này.
Điều 19. Thông báo về hàng hóa gửi trong kho ngoại quan
1. Chậm nhất là 15 ngày, trước ngày hợp đồng thuê kho ngoại quan hoặc hợp đồng gia hạn thuê kho ngoại quan hết hạn, chủ kho ngoại quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ hàng hóa và Chi cục Hải quan biết về hợp đồng thuê kho hoặc hợp đồng gia hạn thuê kho sắp hết hạn.
2. Định kỳ hàng quý, chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu tiên quý sau, chủ kho ngoại quan có trách nhiệm báo cáo Chi cục Hải quan về tình hình hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan theo Biểu mẫu số 04/HHTĐ-NQ ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp có hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Điều 18 Thông tư này, chủ kho ngoại quan có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan gửi Chi cục Hải quan để xử lý.
Trường hợp chưa đến thời hạn báo cáo định kỳ nhưng chủ kho ngoại quan phát hiện hàng hàng hóa đủ điều kiện xác định là hàng hóa tồn đọng là hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng hóa có hạn sử dụng còn dưới 60 ngày, chủ kho ngoại quan có trách nhiệm lập hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, gửi Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
Điều 20. Hồ sơ đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan
1. Hồ sơ đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan được lập thành hai (02) bộ; một (01) bộ gửi Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan, một (01) bộ lưu tại kho ngoại quan.
2. Hồ sơ đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan bao gồm:
a) Công văn đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan gửi Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan: 01 bản chính;
b) Hợp đồng thuê kho ngoại quan; Hợp đồng gia hạn thuê kho ngoại quan (nếu có): 01 bản sao;
c) Các thông báo của chủ kho ngoại quan cho chủ hàng hóa (nếu có): 01 bản sao;
d) Văn bản của chủ hàng hóa về việc từ bỏ hàng hóa gửi trong kho ngoại quan (nếu có): 01 bản sao;
đ) Bảng kê số lượng, chủng loại, quy cách hàng hóa còn tồn đọng trong kho ngoại quan, số hợp đồng thuê kho, số/ngày tờ khai nhập, xuất kho ngoại quan: 01 bản chính;
e) Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến hàng hóa gửi kho ngoại quan: 01 bản sao.
Các bản sao phải được ký xác nhận và đóng dấu của chủ kho ngoại quan.
Điều 21. Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan
1. Thành phần Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục Hải quan;
b) Các thành viên:
- Lãnh đạo Chi cục Hải quan;
- Lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan;
- Chủ kho ngoại quan hoặc người được chủ kho ngoại quan ủy quyền;
- Đại diện Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi có kho ngoại quan);
- Đại diện đơn vị có liên quan (nếu cần).
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản, Tổng cục Hải quan) tham gia Hội đồng để xử lý các vụ việc lớn, phức tạp.
2. Việc thành lập Hội đồng, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Thông tư này.
Điều 22. Xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành kiểm kê, phân loại, Hội đồng lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư này báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Cục trưởng Cục Hải quan ra quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo Mẫu số 02/QĐ-XL ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 23. Tổ chức xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan
1. Việc kiểm kê, phân loại, định giá, lập, phê duyệt phương án xử lý và thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan được thực hiện theo quy định tại các Điều 8, 10 và 11 Thông tư này.
2. Khi bán hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan, sau khi người mua thanh toán và đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan, Hội đồng có trách nhiệm cung cấp bộ chứng từ cho người mua, gồm:
a) Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước theo Mẫu số 01/TSSQ-3L.04 ban hành kèm theo Quyết định số 12/2004/QĐ-BTC ngày 09/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa tồn đọng (trong trường hợp bán trực tiếp) hoặc Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (trong trường hợp bán đấu giá): 01 bản chính;
c) Phiếu xuất kho của chủ kho ngoại quan: 01 bản chính.
3. Người mua được hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan không phải làm thủ tục nhập khẩu, không phải nộp các loại thuế và lệ phí liên quan đến nhập khẩu.
1. Hàng hóa nhập khẩu gửi qua Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan mà chủ hàng hóa có văn bản thông báo việc từ bỏ hoặc không đến nhận hoặc không hồi đáp sau khi đã được Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông báo.
2. Hàng hóa gửi qua Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu nhưng không phát được cho người nhận và chủ hàng hóa có văn bản thông báo việc từ bỏ hoặc không đến nhận hoặc không hồi đáp sau khi đã được Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông báo.
Điều 25. Thông báo về hàng hóa tồn đọng tại Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày phát hiện, Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông báo bằng văn bản cho chủ hàng hóa đến nhận. Trường hợp quá 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần 1 mà chưa có người đến nhận, Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thông báo lần 2 bằng văn bản cho chủ hàng hóa. Thông báo được gửi bằng thư bảo đảm qua dịch vụ chuyển phát có ký nhận hồi báo. Thời hạn để chủ hàng hóa đến nhận là 90 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu.
2. Định kỳ hàng quý, chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu tiên quý sau, Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm báo cáo Chi cục Hải quan về tình hình hàng hóa tồn đọng theo Biểu mẫu số 06/HHTĐ-BC ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp có hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Điều 24 Thông tư này, Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng gửi Chi cục Hải quan để xử lý.
Trường hợp chưa đến thời hạn báo cáo định kỳ nhưng Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phát hiện hàng hóa đủ điều kiện xác định là hàng hóa tồn đọng là hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất nguy hiểm, độc hại, hàng hóa có hạn sử dụng còn dưới 60 ngày, Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm lập hồ sơ trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện, gửi Chi cục Hải quan.
Điều 26. Hồ sơ đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng
1. Hồ sơ đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng tại Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được lập thành hai (02) bộ; một (01) bộ gửi Chi cục Hải quan, một (01) bộ lưu tại Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
2. Hồ sơ đề nghị xử lý bao gồm:
a) Công văn đề nghị xử lý hàng hóa tồn đọng của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính gửi Chi cục Hải quan: 01 bản chính;
b) Các thông báo của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính cho chủ hàng hóa (nếu có): 01 bản sao;
c) Văn bản của chủ hàng hóa về việc từ bỏ hàng hóa (nếu có): 01 bản sao;
d) Bảng kê số lượng, chủng loại, quy cách hàng hóa tồn đọng: 01 bản chính;
đ) Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến hàng hóa tồn đọng: 01 bản sao.
Các bản sao phải được ký xác nhận và đóng dấu của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
Điều 27. Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
1. Thành phần Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính (sau đây gọi tắt là Hội đồng) bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục Hải quan;
b) Các thành viên:
- Lãnh đạo Chi cục Hải quan;
- Lãnh đạo bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc Cục Hải quan;
- Đại diện Sở Tài chính tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa tồn đọng;
- Đại diện Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính;
- Đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu cần);
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng mời đại diện Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản, Tổng cục Hải quan) tham gia Hội đồng để xử lý các vụ việc lớn, phức tạp.
2. Việc thành lập Hội đồng, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Thông tư này.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành kiểm kê, phân loại, Hội đồng xử lý lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Điều 26 Thông tư này báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Cục trưởng Cục Hải quan ra quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo Mẫu số 02/QĐ-XL ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 29. Tổ chức xử lý hàng hóa tồn đọng tại Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
1. Việc kiểm kê, phân loại, định giá, lập, phê duyệt phương án xử lý và thực hiện xử lý hàng hóa tồn đọng tại Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thực hiện theo quy định tại các Điều 8, 10 và 11 Thông tư này.
2. Khi bán hàng hóa tồn đọng tại Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, sau khi người mua thanh toán và đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan, Hội đồng có trách nhiệm cung cấp bộ chứng từ cho người mua, gồm:
a) Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước theo Mẫu số 01/TSSQ-3L.04 ban hành kèm theo Quyết định số 12/2004/QĐ-BTC ngày 09/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính: 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa tồn đọng (trong trường hợp bán trực tiếp) hoặc Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (trong trường hợp bán đấu giá): 01 bản chính;
c) Phiếu xuất kho của Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính: 01 bản chính.
3. Người mua được hàng hóa tồn đọng tại Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không phải làm thủ tục nhập khẩu, không phải nộp các loại thuế và lệ phí liên quan đến nhập khẩu.
Điều 30. Quản lý số tiền thu từ xử lý hàng hóa tồn đọng
1. Số tiền thu từ xử lý hàng hóa tồn đọng bao gồm:
a) Số tiền thu từ bán hàng hóa tồn đọng;
b) Số tiền đặt cọc và số tiền người mua hàng hóa đã thanh toán nhưng người mua không đến nhận hàng hoặc không đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
2. Đối với số tiền thu từ xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, kho ngoại quan, Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính:
Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, kho ngoại quan và Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính đã được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được nộp vào tài khoản tạm giữ của Bộ Tài chính mở tại Kho bạc nhà nước.
Hàng quý (chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu quý sau) số tiền thu được từ việc bán hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, kho ngoại quan và Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính trên tài khoản tạm giữ, sau khi trừ các chi phí quy định tại Điều 31 Thông tư này được tạm nộp vào ngân sách trung ương. Toàn bộ số tiền thu được từ bán hàng hóa tồn đọng được quyết toán hàng năm (trước ngày 31 tháng 3 năm sau).
3. Đối với số tiền thu từ xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không:
Số tiền thu được từ việc bán hàng hóa tồn đọng tại cảng hàng không được nộp vào tài khoản tạm giữ của Cục Hải quan mở tại Kho bạc nhà nước.
Sau khi đã trừ đi các chi phí quy định tại Điều 31 Thông tư này, số tiền còn lại (nếu có) được trả lại cho chủ hàng hóa; chủ hàng hóa được nhận lại số tiền thu được từ bán hàng hóa tồn đọng phải nộp các khoản thuế theo quy định của pháp luật (nếu có). Hết thời hạn 180 ngày, kể từ ngày bán hàng hóa tồn đọng mà chủ hàng hóa không đến nhận số tiền còn lại, Cục Hải quan báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản theo quy định tại Điều 17 Thông tư này và nộp số tiền còn lại vào ngân sách trung ương.
1. Chi kiểm kê, phân loại hàng hóa;
2. Chi giám định, định giá hàng hóa;
3. Chi đăng tải thông tin về hàng hóa tồn đọng;
4. Chi văn phòng phẩm, in ấn, photo tài liệu;
5. Phí bán đấu giá (trong trường hợp thuê các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện).
6. Chi phí bốc xếp, nâng hạ hàng hóa, lưu kho, bãi, dịch vụ kho ngoại quan (nếu có).
Toàn bộ các chi phí kho, bãi, kho ngoại quan trước ngày Cục trưởng Cục Hải quan ra quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do chủ hàng hóa chi trả; trường hợp chủ hàng hóa từ bỏ, từ chối hoặc không chi trả thì Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, chủ kho ngoại quan, Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
7. Chi bồi dưỡng cho các thành viên của Hội đồng xử lý và Tổ giúp việc trong quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng (kiểm kê, phân loại, giám định, định giá, lập phương án, tổ chức bán hàng hóa).
8. Chi phí vận chuyển hàng hóa để phục vụ cho việc xử lý hàng hóa.
9. Chi phí thực hiện tiêu hủy hàng hóa (bao gồm các chi phí liên quan đến xử lý môi trường khi thực hiện tiêu hủy).
1. Đối với các khoản chi đã có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định hiện hành.
2. Chi bồi dưỡng cho các thành viên của Hội đồng xử lý và Tổ giúp việc trong quá trình xử lý hàng hóa tồn đọng theo mức tối đa không quá 100.000 đồng/ngày/người. Ngày thanh toán là số ngày thực tế các thành viên thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng xử lý và Tổ giúp việc.
3. Chi in ấn, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm, xăng xe, hậu cần phục vụ và các khoản phục vụ cho bộ máy quản lý được tính theo nhu cầu thực tế của từng trường hợp cụ thể.
4. Đối với những khoản chi quy định tại Điều 31 Thông tư này mà không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định chi trên cơ sở thực tế phát sinh, hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ (nếu có) và khả năng kinh phí thực hiện xử lý tài sản, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Nguồn kinh phí để chi trả được sử dụng từ số tiền thu được do bán hàng hóa tồn đọng đã nộp vào tài khoản tạm giữ được mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Trường hợp số tiền thu được do bán tài sản của một lần xử lý không đủ để thanh toán các khoản chi phí mà trên tài khoản tạm giữ còn số dư của các lần xử lý trước thì được sử dụng số tiền trên tài khoản tạm giữ để hỗ trợ thanh toán các khoản chi phí, nếu còn thiếu thì đề nghị hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo quy định hiện hành.
3. Trường hợp chưa có nguồn kinh phí để thực hiện chi trả, Hội đồng tạm ứng kinh phí từ tài khoản tạm giữ, dự toán ngân sách chi thường xuyên của Cục Hải quan hoặc của Doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, Chủ kho ngoại quan, Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính để thực hiện chi trả. Số tiền tạm ứng được hoàn trả từ nguồn kinh phí quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan theo quy định phải thực hiện việc ký quỹ, đặt cọc thì việc thanh toán các khoản chi phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công thương và Bộ Tài chính.
Điều 34. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với hàng hóa tồn đọng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà cơ quan có thẩm quyền đã thành lập Hội đồng để xử lý thì tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Đối với hàng hóa tồn đọng từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà chưa thành lập Hội đồng để xử lý thì được xử lý theo quy định tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2014.
2. Thông tư này bãi bỏ các văn bản sau đây:
a) Thông tư số 33/2004/TT-BTC ngày 15/4/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa, hành lý, tài sản tồn đọng không có người nhận tại các cảng hàng không Việt Nam;
b) Thông tư số 195/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan;
c) Thông tư số 179/2011/TT-BTC ngày 08/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan tại cảng biển mà chưa có người đến nhận quy định tại Điều 45 Luật Hải quan và hàng hóa không có người nhận khác.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | .........., ngày ... tháng .... năm ..... |
Về việc thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN .....
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan;
Căn cứ Quyết định của ........ quy định chức năng, nhiệm vụ của .......;
Căn cứ văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan về việc cử cán bộ, công chức tham gia Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng;
Xét đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục hải quan....,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng tại .... do ông/bà: ........, chức danh: ....................... làm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên có tên trong danh sách đính kèm.
Điều 2. Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan và pháp luật có liên quan.
Hội đồng xử lý tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các đơn vị và cá nhân có tên trong danh sách đính kèm nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) |
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | .........., ngày ... tháng .... năm ..... |
Về việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN .....
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan;
Căn cứ Quyết định của ........ quy định chức năng, nhiệm vụ của .......;
Xét đề nghị của Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xác lập quyền sở hữu của nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng tại....., bao gồm:
STT | Tên hàng hóa | Đơn vị tính | Số lượng/ Khối lượng | Tình trạng hàng hóa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. ............................ (1) có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) |
(1) Thủ trưởng các đơn vị có liên quan đến hàng hóa tồn đọng như: Chi cục hải quan; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi; doanh nghiệp vận chuyển hàng không; chủ kho ngoại quan; doanh nghiệp CPN…
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: | .........., ngày ... tháng .... năm ..... |
Về việc phê duyệt phương án xử lý hàng hóa tồn đọng tại ....
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN .....
Căn cứ Thông tư số 15/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan;
Căn cứ Quyết định của ........ quy định chức năng, nhiệm vụ của .......;
Xét đề nghị của Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương án xử lý hàng hóa tồn đọng tại .... như sau:
STT | Tên hàng hóa | Đơn vị tính | Số lượng/ Khối lượng | Tình trạng hàng hóa | Phương án xử lý (1) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Điều 2. Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm tổ chức thực hiện phương án xử lý tại Điều 1 Quyết định này theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan và pháp luật có liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) |
(1) Ghi rõ phương án xử lý: chuyển giao, bán (trực tiếp, đấu giá), tiêu hủy hoặc phương án khác (nếu có)
TÊN DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHO, BÃI/ HOẶC |
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG
TẠI ……………………………
(Số liệu tính từ …../…./………… đến …./…/……………)
Kính gửi: Chi cục Hải quan …..
TT | Tên hàng | Số lượng, trọng lượng | Số, loại cont/số seal | Người gửi, địa chỉ | Người nhận, địa chỉ | Số/ngày vận đơn | Tên PTVT/ngày nhập cảnh | Vị trí, địa điểm lưu giữ hàng | Phân loại tồn đọng | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) |
| (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Ô số (9) ghi rõ: Thất lạc; nhầm lẫn; từ bỏ; quá thời hạn khai hải quan; hàng hóa thu gom không người nhận; hàng hóa ngoài vận đơn, lược khai.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
CHI CỤC HẢI QUAN CK… |
|
BẢNG KÊ CHI TIẾT HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG
TT | Tên hàng | Số lượng/ trọng lượng | Số, loại cont/số seal | Người nhận, địa chỉ | Số ngày lưu kho, bãi | Địa điểm lưu giữ hàng | Tình trạng hàng hóa | Phân loại tồn đọng | Công chức vào sổ (ký, ghi rõ họ tên, ngày vào sổ) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Ô số (9) ghi rõ: Hàng vi phạm; thất lạc; nhầm lẫn; từ bỏ; quá thời hạn khai hải quan; hàng hóa thu gom không người nhận; hàng hóa ngoài vận đơn, lược khai;
- Ô số (8) ghi một số lưu ý về hàng hóa (nếu có) như: Hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất, hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường,…
| LÃNH ĐẠO CHI CỤC |
TÊN DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHO, BÃI
Kính gửi: | - Tên người nhận (nếu có); - Hãng tàu/đại lý hãng tàu/Công ty giao nhận. |
Thông tin về lô hàng:
+ Tên hàng:
+ Số lượng, trọng lượng:
+ Số, loại cont/số seal:
+ Số/ngày vận đơn (nếu có):
+ Tên PTVT/ngày nhập cảnh:
+ Vị trí, địa điểm lưu giữ hàng:
+ Tên, địa chỉ người gửi:
+ Tên, địa chỉ người nhận:
Đến nay, đã quá 30 ngày kể từ ngày lô hàng đến cảng ……, nhưng Công ty …(doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi) vẫn chưa thấy đơn vị nào đến nhận.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo lần đầu (ghi rõ ngày thông báo lần đầu) nếu không có đơn vị nào đến nhận, Công ty …(doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi) sẽ bàn giao toàn bộ lô hàng cho cơ quan hải quan cửa khẩu để tiến hành xử lý theo quy định tại Thông tư số 15/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHO, BÃI |
KHO NGOẠI QUAN …...
TỈNH, THÀNH PHỐ……
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG
TẠI ……………………………
(Số liệu tính từ …../…./………… đến …./…/……………)
Kính gửi: Chi cục Hải quan …..
TT | Tên chủ hàng | Tên hàng | Đơn vị tính | Số lượng/khối lượng hàng | Số, ngày tờ khai hải quan | Số, ngày hợp đồng thuê kho | Tình trạng hàng hóa |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Ô số (8) ghi một số lưu ý về hàng hóa (nếu có) như: Hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất, hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường,…
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
TÊN DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHO, BÃI TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG |
|
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG
TẠI ……………………………
(Số liệu tính từ …../…./………… đến …./…/……………)
Kính gửi: Chi cục Hải quan …..
TT | Tên chủ hàng | Tên hàng | Đơn vị tính | Số lượng/ Trọng lượng | Người nhận, địa chỉ | Số/ngày vận đơn | Tình trạng hàng hóa | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) |
| (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Ô số (7) ghi một số lưu ý về hàng hóa (nếu có) như: Hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất, hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường,…
- Ô số (8) ghi rõ một số thông tin về hàng hóa như: Chủ hàng từ bỏ, chủ hàng không hồi đáp…
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
TÊN DOANH NGHIỆP CUNG ỨNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
THÔNG BÁO TÌNH HÌNH HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG
TẠI ……………………………
(Số liệu tính từ …../…./………… đến …./…/……………)
Kính gửi: Chi cục Hải quan …..
TT | Tên chủ hàng | Tên hàng | Đơn vị tính | Số lượng/ Trọng lượng | Người nhận, địa chỉ | Số/ngày vận đơn | Tình trạng hàng hóa | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) |
| (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Ô số (7) ghi một số lưu ý về hàng hóa (nếu có) như: Hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất, hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường,…
- Ô số (8) ghi rõ một số thông tin về hàng hóa như: Chủ hàng từ bỏ, chủ hàng không hồi đáp…
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
- 1Circular No. 195/2010/TT-BTC of December 06, 2010, guiding the handling of goods left at bonded warehouses
- 2Circular No. 179/2011/TT-BTC of December 08, 2011, guiding the handling of goods which are abandoned, strayed, mistakenly claimed or unclaimed after the expiration of the customs declaration time limit at seaports provided in Article 45 of the Customs Law, and other unclaimed goods
- 3Circular No. 203/2014/TT-BTC dated December 22, 2014,
- 4Circular No. 203/2014/TT-BTC dated December 22, 2014,
- 1Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance
- 2Decree No. 36/2012/ND-CP of April 18, 2012, defining the functions, tasks and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies
- 3Law No. 49/2010/QH12 of June 17, 2010, on post
- 4Law No.66/2006/QH11 of June 29, 2006 Vietnam civil aviation
- 5Decree of Government No. 46/2006/ND-CP, on the disposal of cargo retained by carriers at Vietnamese seaports
- 6Decree no. 154/2005/ND-CP of December 15, 2005 detailing the implementation of a number of articles of the customs law regarding customs procedures, inspection and supervision
- 7Law No. 33/2005/QH11 of June 14, 2005 to promulgate The Civil Code
- 8Commercial Law No.36/2005/QH11, passed by the National Assembly
- 9The Vietnam Maritime Code No. 40/2005/QH11 of June 14, 2005.
- 10Law No. 42/2005/QH11 of June 14, 2005 on amendment of and addition to a number of articles of The Law on Customs
- 11Law No. 29/2001/QH10 of June 29, 2001 promulgated by The National Assembly on Customs Law
Circular No. 15/2014/TT-BTC dated January 27, 2014, guidance on handling of goods left in the customs monitoring area
- Số hiệu: 15/2014/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/01/2014
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Nguyễn Hữu Chí
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2014
- Ngày hết hiệu lực: 05/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra