Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2022/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 03 tháng 8 năm 2022 |
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 63/2022/QH15, Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Sửa đổi, bổ sung mục “2. Giai đoạn định hướng nghề nghiệp” phần “IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC” như sau:
“2. Giai đoạn định hướng nghề nghiệp
2.1. Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp. Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
2.2. Thời lượng giáo dục
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông
Nội dung giáo dục | Số tiết/năm học/lớp | |
Môn học bắt buộc | Ngữ văn | 105 |
Toán | 105 | |
Ngoại ngữ 1 | 105 | |
Lịch sử | 52 | |
Giáo dục thể chất | 70 | |
Giáo dục quốc phòng và an ninh | 35 | |
Môn học lựa chọn | Địa lí | 70 |
Giáo dục kinh tế và pháp luật | 70 | |
Vật lí | 70 | |
Hóa học | 70 | |
Sinh học | 70 | |
Công nghệ | 70 | |
Tin học | 70 | |
Âm nhạc | 70 | |
Mĩ thuật | 70 | |
Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề) | 105 | |
Hoạt động giáo dục bắt buộc | Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | 105 |
Nội dung giáo dục của địa phương | 35 | |
Môn học tự chọn | ||
Tiếng dân tộc thiểu số | 105 | |
Ngoại ngữ 2 | 105 | |
Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) | 997 | |
Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) | 28,5 |
2. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai “- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp”, mục “3. Giáo dục khoa học xã hội” phần “V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC” như sau:
“- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Ở lớp 10, môn Lịch sử, môn Địa lí giúp học sinh hiểu biết về đặc điểm tổng quát của khoa học lịch sử và khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến lịch sử và địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức lịch sử và địa lí trong đời sống, đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử và địa lí, tạo cơ sở vững chắc để học sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, phù hợp.
Ở lớp 11 và lớp 12, môn Lịch sử chú trọng đến các chủ đề và chuyên đề học tập về các lĩnh vực của sử học, như: lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử văn minh, lịch sử văn hóa, lịch sử quân sự và lịch sử xã hội, sự tương tác và hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới,...; môn Địa lí tập trung vào một số chủ đề và chuyên đề học tập về địa lí thế giới (khu vực, quốc gia tiêu biểu) và địa lí Việt Nam (tự nhiên, kinh tế - xã hội) nhằm hỗ trợ cho những học sinh có định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng như một số ngành khoa học liên quan.”.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử kèm theo).
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 8 năm 2022.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
MỤC LỤC
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC
LỚP 10
LỚP 11
LỚP 12
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, gồm 2 phần: phần bắt buộc đối với tất cả học sinh và phần lựa chọn cho học sinh chọn môn Lịch sử theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.
Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hóa dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hóa, thông tin truyền thông,...
Chương trình môn Lịch sử hệ thống hóa, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình môn Lịch sử quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, định hướng chung về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông nêu tại Chương trình tổng thể, đặc biệt là quan điểm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh tiếp cận lịch sử trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại của khoa học lịch sử và khoa học giáo dục. Cụ thể:
a) Chương trình quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam;
b) Chương trình coi trọng những nguyên tắc nền tảng của khoa học lịch sử, đảm bảo tôn trọng sự thật lịch sử, tính đa diện, phong phú của lịch sử; khách quan, toàn diện trong trình bày và diễn giải lịch sử;
c) Chương trình hướng tới việc hướng dẫn và khuyến khích học sinh tự tìm hiểu, khám phá lịch sử theo những nguyên tắc của khoa học lịch sử, thông qua đó giúp học sinh phát triển tư duy lịch sử và tư duy phản biện;
d) Chương trình góp phần xây dựng khả năng phân tích, đánh giá các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử một cách khoa học, giúp học sinh nhận thức được những quy luật, bài học lịch sử và vận dụng vào thực tiễn.
Trục phát triển chính của Chương trình môn Lịch sử là hệ thống các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam, nhằm nâng cao và mở rộng kiến thức thông sử mà học sinh đã được học ở cấp trung học cơ sở. Cụ thể:
a) Các chủ đề và chuyên đề lịch sử của chương trình mang tính hệ thống, cơ bản, xuất phát từ yêu cầu phát triển năng lực và giáo dục lịch sử đối với từng lớp học;
b) Các hợp phần kiến thức của chương trình bảo đảm tính logic (trong mối liên hệ lịch đại và đồng đại, sự tương tác giữa lịch sử Việt Nam với lịch sử khu vực và lịch sử thế giới...);
c) Chương trình bảo đảm cho học sinh tiếp cận những tri thức lịch sử cơ bản trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng; phát triển cho học sinh năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội của thế giới, khu vực và Việt Nam.
Chương trình môn Lịch sử coi trọng nội dung thực hành lịch sử, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống. Cụ thể:
a) Chương trình coi thực hành là một nội dung quan trọng và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực học sinh;
b) Chương trình tăng cường thời lượng thực hành; đa dạng hóa các loại hình thực hành thông qua các hình thức tổ chức giáo dục như hoạt động nhóm, cá nhân tự học; học ở trên lớp, bảo tàng, thực địa; học qua dự án, di sản;...;
c) Chương trình bảo đảm phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và của các địa phương. Thông qua hệ thống chủ đề và chuyên đề học tập, các hình thức tổ chức giáo dục, chương trình tạo ra độ mềm dẻo, linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với các địa phương và các nhóm đối tượng học sinh, đồng thời bảo đảm trình độ chung của giáo dục phổ thông trong cả nước, tương thích với trình độ khu vực và thế giới.
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức đúng về những giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và những giá trị phổ quát của công dân toàn cầu. Cụ thể:
a) Chương trình giúp học sinh có nhận thức đúng về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, vị thế của quốc gia - dân tộc trong khu vực và trên thế giới trong các thời kì lịch sử, hướng tới xây dựng lòng tự hào dân tộc chân chính, nhận thức được thế mạnh và cả những hạn chế trong di tồn lịch sử của dân tộc;
b) Chương trình giúp học sinh hình thành, phát triển các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, chống các định kiến, kì thị về xã hội, văn hóa, sắc tộc, tôn giáo; hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng sự khác biệt và bình đẳng giữa các dân tộc, các cộng đồng người, các giới và nhóm xã hội; hướng tới hòa bình, hòa giải, hòa hợp và hợp tác;
c) Chương trình giúp học sinh có thái độ đúng đắn, tích cực đối với các vấn đề bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường, hướng tới phát triển bền vững và đấu tranh vì thế giới hòa bình, xã hội tiến bộ, minh bạch, công bằng, văn minh.
Chương trình môn Lịch sử có tính mở, tính liên thông. Cụ thể:
a) Cấu trúc kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử tạo cơ hội cho học sinh kết nối, liên thông với kiến thức, kĩ năng các môn học khác như Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh,...;
b) Chương trình dành quyền chủ động cho địa phương và nhà trường phát triển kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện của địa phương, dành không gian sáng tạo cho giáo viên nhằm thực hiện chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”; chú trọng phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục lịch sử;
c) Chương trình bảo đảm nguyên tắc tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; kết nối chặt chẽ giữa các cấp học, giữa các lớp học trong từng cấp học và liên thông với chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại; giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Lịch sử góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày trong bảng sau:
Thành phần năng lực | Biểu hiện |
TÌM HIỂU LỊCH SỬ | - Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. - Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. |
NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ | - Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. - Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. |
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC | Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. |
1.1. Nội dung cốt lõi
Mạch nội dung | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
CHỦ ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP |
|
|
|
- Lịch sử và Sử học | x |
|
|
- Vai trò của Sử học | x |
|
|
LỊCH SỬ THẾ GIỚI |
|
|
|
- Một số nền văn minh thế giới thời cổ - trung đại | x |
|
|
- Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới | x |
|
|
- Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản |
| x |
|
- Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay |
| x |
|
- Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh |
|
| x |
LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á |
|
|
|
- Văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại | x |
|
|
- Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á |
| x |
|
- ASEAN: Những chặng đường lịch sử |
|
| x |
LỊCH SỬ VIỆT NAM |
|
|
|
- Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) | x |
|
|
- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam | x |
|
|
- Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) |
| x |
|
- Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) |
| x |
|
- Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông |
| x |
|
- Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay) |
|
| x |
- Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay |
|
| x |
- Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận - hiện đại |
|
| x |
- Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam |
|
| x |
1.2. Chuyên đề học tập
a) Mục tiêu
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Mục tiêu của các chuyên đề này là:
- Mở rộng, nâng cao kiến thức và năng lực lịch sử đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp trung học phổ thông.
- Giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của sử học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến lịch sử để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này cũng như có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề có liên quan đến lịch sử và tiếp tục tự học lịch sử suốt đời.
- Tăng cường hoạt động trải nghiệm thực tế, giúp học sinh phát triển tình yêu, sự say mê, ham thích tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam, lịch sử thế giới.
b) Nội dung các chuyên đề học tập
Mạch nội dung | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP |
|
|
|
Chuyên đề 10.1: Các lĩnh vực của Sử học | x |
|
|
CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ |
|
|
|
Chuyên đề 10.2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam | x |
|
|
Chuyên đề 11.1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam |
| x |
|
Chuyên đề 12.1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam |
|
| x |
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC |
|
|
|
Chuyên đề 10.3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử | x |
|
|
Chuyên đề 11.2: Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX |
| x |
|
Chuyên đề 11.3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam |
| x |
|
Chuyên đề 12.2: Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay |
|
| x |
Chuyên đề 12.3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam |
|
| x |
2. Nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC | |
Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức |
|
Lịch sử |
|
- Hiện thực lịch sử | - Trình bày được khái niệm lịch sử. |
- Lịch sử được con người nhận thức | - Phân biệt được hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. |
Sử học |
|
- Khái niệm sử học | - Giải thích được khái niệm sử học. |
- Đối tượng nghiên cứu của sử học | - Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học. |
- Chức năng, nhiệm vụ của sử học | - Nêu được chức năng, nhiệm vụ của sử học. |
Tri thức lịch sử và cuộc sống: Học tập và khám phá lịch sử suốt đời |
|
- Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời | - Giải thích được sự cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời. |
- Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử | - Biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử. |
- Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống | - Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản). - Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới. |
VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC | |
Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên |
|
- Mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa | - Nêu được mối quan hệ giữa sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên. |
- Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên | - Có ý thức vận động các bạn và mọi người ở xung quanh cùng tham gia bảo vệ các di sản văn hóa và di sản thiên nhiên ở địa phương. |
Sử học với sự phát triển du lịch |
|
- Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch | - Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch. |
- Vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, di sản văn hóa | - Nêu được tác động của du lịch với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa. |
MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI | |
Khái niệm văn minh - Khái niệm văn minh - Phân biệt văn minh và văn hóa |
- Giải thích được khái niệm văn minh. - Phân biệt được khái niệm văn minh, văn hóa. |
Một số nền văn minh phương Đông | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh cổ đại phương Đông. |
Văn minh Ai Cập - Những thành tựu tiêu biểu - Ý nghĩa | - Nêu được thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Ai Cập về chữ viết, khoa học tự nhiên, kiến trúc, điêu khắc. |
Văn minh Trung Hoa - Những thành tựu tiêu biểu | - Nêu được thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Trung Hoa về chữ viết, văn học nghệ thuật, sử học, khoa học tự nhiên, y học, thiên văn học, lịch pháp, tư tưởng, tôn giáo. |
- Ý nghĩa |
|
Văn minh Ấn Độ - Những thành tựu tiêu biểu | - Nêu được những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Ấn Độ về chữ viết, văn học nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo. |
- Ý nghĩa |
|
Một số nền văn minh phương Tây Văn minh Hy Lạp - La Mã | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh phương Tây thời cổ - trung đại. |
- Những thành tựu tiêu biểu | - Nêu được những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh Hy Lạp - La Mã về chữ viết, thiên văn học, lịch pháp, văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư tưởng, tôn giáo, thể thao. |
- Ý nghĩa |
|
Văn minh thời Phục hưng - Những thành tựu tiêu biểu | - Nêu được những thành tựu tiêu biểu và ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng về tư tưởng, văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật, thiên văn học. |
- Ý nghĩa |
|
CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI | |
Cách mạng công nghiệp thời cận đại Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất | - Biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp. |
Những thành tựu cơ bản | - Nêu được thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. |
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai Những thành tựu cơ bản | - Nêu được những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai. |
Ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai |
|
- Về kinh tế - Về xã hội, văn hóa | - Nêu được ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai về kinh tế, xã hội, văn hóa. |
Cách mạng công nghiệp thời hiện đại Cách mạng công nghiệp lần thứ ba |
|
- Những thành tựu cơ bản | - Nêu được những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba. |
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng 4.0) |
|
- Những thành tựu cơ bản | - Nêu được những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. |
Ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư |
|
- Về kinh tế | - Nêu được ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư về kinh tế, xã hội, văn hóa. |
- Về xã hội, văn hóa | - Có thái độ trân trọng những thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử. - Vận dụng được những hiểu biết về tác động hai mặt của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư để tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên Internet, mạng xã hội. |
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI | |
Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại Hành trình phát triển | - Biết cách sưu tầm và sử dụng một số tư liệu để tìm hiểu về lịch sử văn minh Đông Nam Á. - Trình bày được các thời kì phát triển của văn minh Đông Nam Á. |
Một số thành tựu tiêu biểu - Tôn giáo và tín ngưỡng - Văn tự và văn học - Kiến trúc và điêu khắc | - Nêu được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á về tôn giáo và tín ngưỡng, văn tự và văn học, kiến trúc và điêu khắc. - Biết trân trọng giá trị trường tồn của các di sản văn minh Đông Nam Á, tham gia bảo tồn các di sản văn minh Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. |
MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) | |
Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam Văn minh Văn Lang - Âu Lạc - Cơ sở hình thành - Những thành tựu tiêu biểu | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về văn minh Văn Lang - Âu Lạc. - Nêu được cơ sở hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc. - Nêu được những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước. |
Văn minh Champa - Cơ sở hình thành - Những thành tựu tiêu biểu | - Nêu được cơ sở hình thành văn minh Champa. - Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Champa về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước. |
Văn minh Phù Nam - Cơ sở hình thành - Những thành tựu tiêu biểu |
- Nêu được cơ sở hình thành văn minh Phù Nam. - Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của văn minh Phù Nam về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước. - Biết vận dụng hiểu biết về các nền văn minh cổ để giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam. Nhận thức được giá trị trường tồn của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Có ý thức trân trọng truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Có trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc. |
|
|
Văn minh Đại Việt Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt |
|
- Khái niệm văn minh Đại Việt | - Giải thích được khái niệm văn minh Đại Việt. |
- Cơ sở hình thành | - Trình bày được cơ sở hình thành văn minh Đại Việt về kế thừa văn minh Văn Lang - Âu Lạc, nền độc lập tự chủ của đất nước, tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, Ấn Độ. |
- Quá trình phát triển | - Nêu được quá trình phát triển của văn minh Đại Việt. |
Một số thành tựu của văn minh Đại Việt - Về kinh tế - Về chính trị - Về tư tưởng, tôn giáo - Về văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về những thành tựu của văn minh Đại Việt. - Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật. |
Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam | - Phân tích được ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. - Trân trọng giá trị của nền văn minh Đại Việt, vận dụng hiểu biết về văn minh Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hóa Việt Nam. |
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM | |
Các dân tộc trên đất nước Việt Nam - Thành phần dân tộc theo dân số - Thành phần dân tộc theo ngữ hệ |
- Nêu được thành phần dân tộc theo dân số. - Trình bày được việc phân chia tộc người theo ngữ hệ. |
Khái quát về đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam |
|
- Đời sống vật chất | - Trình bày được nét chính về đời sống vật chất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. |
- Đời sống tinh thần | - Nêu được nét chính về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. |
Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam |
|
Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam - Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc | - Nêu được nét chính về sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. |
- Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước | - Nêu được vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước. |
- Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay | - Nêu được vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. |
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay |
|
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc | - Nêu được quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. |
- Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước | - Nêu được nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh. - Có ý thức trân trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc, có hành động cụ thể góp phần tham gia vào việc giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc. |
THỰC HÀNH LỊCH SỬ | |
- Tổ chức các hoạt động thực hành lịch sử tại lớp học. - Tiến hành các hoạt động giáo dục lịch sử gắn với thực địa (di sản lịch sử, văn hóa),... - Học tập tại các bảo tàng, xem phim tài liệu lịch sử. - Tổ chức các câu lạc bộ, các cuộc thi “Em yêu lịch sử”, “Nhà sử học trẻ tuổi”, các trò chơi lịch sử. | - Củng cố, khắc sâu kiến thức lịch sử. - Rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn, phát triển năng lực lịch sử. - Tạo hứng thú trong học tập. |
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
Chuyên đề 10.1: CÁC LĨNH VỰC CỦA SỬ HỌC | |
Thông sử và Lịch sử theo lĩnh vực Khái quát về một số cách trình bày lịch sử truyền thống |
|
- Kể chuyện về quá khứ - Lịch sử biên niên - ... | - Tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể. |
Thông sử - Khái niệm - Nội dung chính |
- Giải thích được khái niệm thông sử. - Nêu được nội dung chính của thông sử. |
Lịch sử theo lĩnh vực |
|
- Khái quát về các lĩnh vực của lịch sử | - Nêu được nét khái quát về các lĩnh vực của lịch sử |
- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực | - Giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực. |
Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới |
|
- Lịch sử dân tộc | - Nêu được khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc |
- Lịch sử thế giới | - Nêu được khái niệm và nội dung chính của lịch sử thế giới. |
Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam Lịch sử văn hóa Việt Nam |
|
- Đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam | - Nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hóa Việt Nam. |
- Khái lược tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam | - Tóm tắt được nét chính của lịch sử văn hóa Việt Nam trên đường thời gian. |
Lịch sử tư tưởng Việt Nam |
|
- Đối tượng, phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam | - Nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam. |
- Khái lược lịch sử tư tưởng Việt Nam | - Tóm tắt được nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam trên đường thời gian. |
Lịch sử xã hội Việt Nam |
|
- Đối tượng của lịch sử xã hội | - Giải thích được đối tượng của lịch sử xã hội. |
- Khái lược về xã hội Việt Nam truyền thống và hiện đại | - Tóm tắt được nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam trên đường thời gian. |
Lịch sử kinh tế Việt Nam |
|
- Đối tượng của lịch sử kinh tế | - Giải thích được đối tượng của lịch sử kinh tế. |
- Khái lược lịch sử kinh tế Việt Nam | - Tóm tắt được nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam trên đường thời gian. |
Chuyên đề 10.2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM | |
Di sản văn hóa Khái niệm di sản văn hóa |
|
- Khái niệm di sản văn hóa | - Giải thích được khái niệm di sản văn hóa. |
- Ý nghĩa của di sản văn hóa | - Nêu được ý nghĩa của di sản văn hóa: tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc, nhân loại được kế thừa từ các thế hệ trước cho các thế hệ mai sau. |
Phân loại di sản văn hóa và xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa |
|
- Phân loại di sản văn hóa | - Chỉ ra được một số cách phân loại, xếp hạng di sản văn hóa. |
- Xếp hạng di sản văn hóa | - Phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc phân loại, xếp hạng di sản văn hóa. |
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển |
|
- Khái niệm bảo tồn di sản văn hóa | - Giải thích được khái niệm bảo tồn di sản văn hóa. |
- Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa | - Phân tích được mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa: bảo tồn phải đặt trong bối cảnh phát triển bền vững để bảo tồn không trở thành gánh nặng và rào cản của phát triển. |
Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản |
|
- Cơ sở khoa học của công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa | - Phân tích được cơ sở khoa học của công tác bảo tồn di sản văn hóa trong quá trình phát triển bền vững của đất nước. |
- Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa | - Nêu được các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa: tuyên truyền giáo dục ý thức bảo tồn di sản, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường biện pháp bảo vệ di sản,... |
Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan |
|
- Vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và của mỗi cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. | - Giải thích được vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và của mỗi cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. |
- Trách nhiệm của các bên liên quan: Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng, công dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa | - Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng, công dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thông qua ví dụ cụ thể. - Có ý thức trách nhiệm và sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa ở địa phương và đất nước. |
Một số di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam (gợi ý) |
|
Giới thiệu một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu - Dân ca quan họ Bắc Ninh - Ca trù - Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Nhã nhạc cung đình Huế - Đờn ca tài tử Nam Bộ - … | - Xác định được vị trí phân bố các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trên bản đồ. - Giới thiệu được nét cơ bản về một trong số những di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu. |
Giới thiệu một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu |
|
- Trống đồng Đông Sơn - Thành Cổ Loa - Hoàng thành Thăng Long - Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) - Quảng trường Ba Đình và Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Thành Nhà Hồ - Cố đô Huế - Tháp Chăm - ... | - Xác định được vị trí phân bố các di sản lịch sử văn hóa vật thể tiêu biểu trên bản đồ. - Giới thiệu được nét cơ bản về một trong số di sản lịch sử văn hóa vật thể tiêu biểu. |
Giới thiệu một số di sản thiên nhiên tiêu biểu - Các Công viên địa chất: Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng - Vịnh Hạ Long - Vườn quốc gia Cúc Phương - Vườn quốc gia Cát Tiên - ... |
- Xác định vị trí phân bố các di sản thiên nhiên tiêu biểu trên bản đồ. - Giới thiệu được những nét cơ bản về một trong số những di sản thiên nhiên tiêu biểu. |
Giới thiệu một số di sản phức hợp tiêu biểu - Khu di tích - danh thắng Tràng An (Ninh Bình) - Khu di tích - danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh) |
- Xác định được vị trí phân bố các di sản phức hợp tiêu biểu trên bản đồ. - Giới thiệu được những nét cơ bản về một trong số các di sản phức hợp tiêu biểu. |
Chuyên đề 10.3: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LỊCH SỬ | |
Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) Một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam tiêu biểu - Nhà nước quân chủ thời Lý - Trần - Nhà nước quân chủ thời Lê sơ - Nhà nước quân chủ thời Nguyễn | - Sưu tầm tư liệu để tìm hiểu về một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam tiêu biểu: Nhà nước quân chủ thời Lý - Trần, thời Lê sơ, thời Nguyễn. - Nêu và phân tích được đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể: Nhà nước quân chủ thời Lý - Trần, thời Lê sơ, thời Nguyễn. |
Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858 |
|
- Quốc triều hình luật - Hoàng Việt luật lệ | - Phân tích được nét chính của hai bộ luật tiêu biểu của nhà nước quân chủ Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ. |
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 -1976) Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
|
- Bối cảnh ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | - Phân tích được bối cảnh ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
- Ý nghĩa lịch sử của việc ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà | - Nêu được ý nghĩa của việc ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
Vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
|
- Đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | - Phân tích được đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
- Vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong quá trình kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước thời kì 1945 - 1976 | - Nêu được vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong quá trình kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước thời kì 1945 - 1976. |
Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay Sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
|
- Bối cảnh ra đời của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam | - Phân tích được bối cảnh ra đời của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
- Ý nghĩa lịch sử của việc ra đời Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam | - Nêu được ý nghĩa lịch sử của việc ra đời Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
Vai trò của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
|
- Vai trò của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế | - Nêu được vai trò của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. |
Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay Một số điểm chung của các bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay |
|
- Bối cảnh ra đời của các bản Hiến pháp Việt Nam: các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 | - Nêu được điểm chung về bối cảnh ra đời của các bản Hiến pháp ở Việt Nam từ năm 1946 đến nay (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013): những thay đổi quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, gắn với một giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc. |
- Một số điểm chung của các bản Hiến pháp Việt Nam | - Phân tích được một số điểm chính của các bản Hiến pháp Việt Nam: cơ sở pháp lí để xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước,... |
Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam: Hiến pháp năm 1946 |
|
- Một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946 | - Nêu được một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946: ghi nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám 1945, quyền bình đẳng và nghĩa vụ công dân, cơ cấu hệ thống chính trị,... |
- Ý nghĩa lịch sử | - Phân tích được ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. |
Hiến pháp của thời kì đổi mới: Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 |
|
- Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp đầu tiên của thời kì đổi mới | - Nêu được một số nét chính của Hiến pháp năm 1992: ban hành trong những năm đầu của công cuộc Đổi mới, là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng để thực hiện công cuộc Đổi mới,... |
- Hiến pháp năm 2013: Hiến pháp thứ hai của thời kì đổi mới | - Phân tích được điểm mới của Hiến pháp năm 2013: sự tiến bộ về tư tưởng dân chủ, cơ cấu Nhà nước, kĩ thuật lập hiến,... - Có ý thức trân trọng lịch sử lập hiến của dân tộc, có trách nhiệm và sẵn sàng vận động người khác cùng tuân thủ pháp luật. |
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN | |
Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản - Kinh tế - Chính trị - Xã hội - Tư tưởng |
- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng. |
Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản - Mục tiêu và nhiệm vụ - Giai cấp lãnh đạo và động lực cách mạng |
- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng tư sản. |
Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản - Kết quả - Ý nghĩa | - Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. |
Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản Sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ |
- Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ. |
Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản |
|
- Chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa - Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản | - Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản. |
- Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền | - Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền. |
Chủ nghĩa tư bản hiện đại |
|
- Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại | - Nêu được khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại. |
- Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại | - Nêu được tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại. - Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản. Vận dụng được những hiểu biết về lịch sử chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời sự của xã hội tư bản hiện nay. |
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY | |
Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết |
|
- Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết | - Trình bày được quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. |
- Ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết | - Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. |
Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai |
|
- Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu | - Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. |
- Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ Latinh | - Nêu được sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á, khu vực Mỹ Latinh. |
- Nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô | - Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô. |
Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay |
|
- Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay | - Nêu được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay. |
- Thành tựu chính của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc | - Nêu được những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. - Có ý thức trân trọng những thành tựu, giá trị của chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. |
QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á | |
Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á Quá trình xâm lược và cai trị |
|
- Đông Nam Á hải đảo - Đông Nam Á lục địa | - Trình bày được quá trình các nước thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á (Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa). |
Công cuộc cải cách ở Xiêm - Công cuộc cải cách ở Xiêm - Ý nghĩa của công cuộc cải cách ở Xiêm |
- Trình bày được công cuộc cải cách ở Xiêm. - Giải thích được vì sao Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. |
Hành trình đi đến độc lập dân tộc ở Đông Nam Á |
|
Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á - Đông Nam Á hải đảo - Đông Nam Á lục địa | - Tóm tắt được nét chính về cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược ở một số nước Đông Nam Á hải đảo (Indonesia, Philippines) và Đông Nam Á lục địa (Myanmar, ba nước Đông Dương). |
Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á - Cuối thế kỉ XIX đến năm 1920 - Từ năm 1920 đến năm 1945 - Từ năm 1945 đến năm 1975 | - Nêu được các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. |
Thời kì tái thiết và phát triển sau khi giành được độc lập |
|
- Những ảnh hưởng của chế độ thực dân | - Nêu được những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các thuộc địa. Liên hệ với thực tế ở Việt Nam. |
- Quá trình tái thiết và phát triển | - Tóm tắt được nét chính về quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á. - Có ý thức trân trọng những thành quả đấu tranh giành độc lập và phát triển của các dân tộc ở Đông Nam Á hiện nay. |
CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945) | |
Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam |
|
- Vị trí địa chiến lược của Việt Nam | - Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam. |
- Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam | - Phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. - Biết trân trọng truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của các thế hệ Việt Nam trong lịch sử, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. |
Một số cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu - Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 và những năm 1075-1077 - Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên - Kháng chiến chống quân Xiêm những năm 1784 - 1785 - Kháng chiến chống quân Thanh năm 1789 | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. - Trình bày được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của dân tộc Việt Nam về thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả. - Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược. |
Một số cuộc kháng chiến không thành công - Kháng chiến chống quân Triệu - Kháng chiến chống Minh - Kháng chiến chống thực dân Pháp nửa sau thế kỉ XIX
- Nguyên nhân không thành công | - Trình bày được nội dung chính của các cuộc kháng chiến không thành công về thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả. - Giải thích được nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử. - Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam và sẵn sàng tham gia đóng góp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. |
Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ III TCN - đến cuối thế kỉ XIX) Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng - Khởi nghĩa Bà Triệu - Khởi nghĩa Lý Bí - Khởi nghĩa Phùng Hưng |
- Trình bày được nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc. - Nêu được ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. |
Khởi nghĩa Lam Sơn - Bối cảnh lịch sử - Diễn biến chính - Ý nghĩa lịch sử | - Nêu được bối cảnh lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn. - Trình bày được diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn. - Nêu được ý nghĩa của khởi nghĩa Lam Sơn. |
Phong trào Tây Sơn - Bối cảnh lịch sử - Diễn biến chính - Ý nghĩa lịch sử | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử về phong trào Tây Sơn. - Trình bày được bối cảnh lịch sử và những diễn biến chính của phong trào Tây Sơn. - Nêu được ý nghĩa của phong trào Tây Sơn. |
Một số bài học lịch sử - Về quá trình tập hợp lực lượng - Về vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc - Về nghệ thuật quân sự | - Rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam về quá trình vận động, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia, vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, nghệ thuật quân sự. |
- Bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay | - Nêu được các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. - Tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam trong lịch sử, sẵn sàng tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) | |
Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (đầu thế kỉ XV) - Bối cảnh lịch sử - Nội dung chính - Kết quả |
- Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của nhà Hồ. |
Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV - Bối cảnh lịch sử - Nội dung chính - Kết quả |
- Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. |
Cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu thế kỉ XIX - Bối cảnh lịch sử - Nội dung chính - Kết quả | - Trình bày được bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách của Minh Mạng. - Có ý thức trân trọng giá trị của các cuộc cải cách trong lịch sử dân tộc. |
LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG | |
Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông Vị trí của Biển Đông |
- Xác định được vị trí của Biển Đông trên bản đồ. |
Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông - Tuyến đường giao thông biển huyết mạch - Địa bàn chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương - Nguồn tài nguyên thiên nhiên biển |
- Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông về giao thông biển, vị trí chiến lược, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển. |
Tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông |
|
- Vị trí của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa | - Xác định được vị trí của các đảo và quần đảo ở Biển Đông trên bản đồ. |
- Tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa | - Giải thích được tầm quan trọng chiến lược của các đảo và quần đảo ở Biển Đông. |
Việt Nam và Biển Đông Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam - Về quốc phòng, an ninh - Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm |
- Nêu được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh, về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. |
Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa |
|
- Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa | - Nêu được Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử. |
- Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông | - Trình bày được nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. |
Chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình - Ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền - Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS) - Thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012 - Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) | - Nêu được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. - Trân trọng những thành quả đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử, sẵn sàng tham gia đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam. |
THỰC HÀNH LỊCH SỬ | |
- Tổ chức các hoạt động thực hành lịch sử tại lớp học. - Tiến hành các hoạt động giáo dục lịch sử gắn với thực địa (di sản lịch sử, văn hóa),... - Học tập tại các bảo tàng, xem phim tài liệu lịch sử. - Tổ chức các câu lạc bộ, các cuộc thi “Em yêu lịch sử”, “Nhà sử học trẻ tuổi”, các trò chơi lịch sử. | - Củng cố, khắc sâu kiến thức lịch sử. - Rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn, phát triển năng lực lịch sử. - Tạo hứng thú trong học tập. |
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
Chuyên đề 11.1: LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM | |
Nghệ thuật thời Lý - Trần Nghệ thuật thời Lý - Kiến trúc - Điêu khắc |
- Nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lý về kiến trúc, điêu khắc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,... |
Nghệ thuật thời Trần - Kiến trúc - Điêu khắc |
- Nêu được những thành tựu nghệ thuật chính thời Trần về kiến trúc và điêu khắc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,... |
Nghệ thuật thời Lê sơ và thời Mạc Nghệ thuật thời Lê sơ - Kiến trúc - Điêu khắc |
- Nêu được những thành tựu nghệ thuật chính thời Lê sơ về kiến trúc và điêu khắc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,... |
Nghệ thuật thời Mạc |
|
- Kiến trúc | - Liệt kê được những thành tựu nghệ thuật chính thời Mạc. |
- Điêu khắc | - Nêu được những điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc. |
Nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn Nghệ thuật thời Lê trung hưng - Kiến trúc - Điêu khắc - Mỹ thuật |
- Nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lê trung hưng về kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,... - Phân tích được những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng. |
Nghệ thuật thời Nguyễn - Kiến trúc - Điêu khắc - Mỹ thuật - Âm nhạc |
- Mô tả được những nét cơ bản về nghệ thuật thời Nguyễn về kiến trúc, điêu khắc, mỹ thuật, âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,... - Nêu được những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn. |
Chuyên đề 11.2: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX | |
Chiến tranh và hòa bình nửa đầu thế kỉ XX Hai cuộc chiến tranh thế giới nửa đầu thế kỉ XX |
|
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): nguyên nhân, hậu quả và tác động - Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945): nguyên nhân, hậu quả và tác động | - Giải thích được nguyên nhân cơ bản dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới. - Đánh giá được những hậu quả và tác động của hai cuộc chiến tranh thế giới. |
Cuộc đấu tranh vì hòa bình giữa hai cuộc chiến tranh thế giới |
|
- Sắc lệnh hòa bình của Lênin năm 1917, chính sách ngoại giao hòa bình của Liên Xô - Hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới - Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh | - Phân tích được khát vọng hòa bình và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới thông qua ví dụ cụ thể: sắc lệnh hòa bình của Lênin năm 1917, chính sách ngoại giao hòa bình của Liên Xô; Những nỗ lực xây dựng hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu; Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh,... |
Phong trào kháng chiến chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai |
|
- Phong trào kháng chiến chống phát xít ở châu Âu, châu Á, châu Phi | - Nêu được ý nghĩa của phong trào kháng chiến chống phát xít vì hòa bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ hai. |
- Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô | - Phân tích được ý nghĩa của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô. |
Chiến tranh và hòa bình từ sau năm 1945 đến nay Chiến tranh lạnh (1947 - 1989) |
|
- Nguyên nhân, đặc điểm | - Nêu được nét chính về nguyên nhân, đặc điểm của Chiến tranh lạnh. |
- Hậu quả | - Đánh giá được những hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. |
- Kết thúc Chiến tranh lạnh: nguyên nhân và tác động | - Phân tích được nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh và tác động đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. |
Chiến tranh, xung đột quân sự sau Chiến tranh lạnh |
|
- Các cuộc nội chiến, xung đột quân sự khu vực - Cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 và cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ | - Giải thích được vì sao sau Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh, xung đột vẫn tiếp diễn thông qua ví dụ cụ thể: sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Mỹ, chiến tranh Iraq, Afghanistan, các cuộc chiến tranh ở khu vực Trung Đông,... |
Đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới |
|
- Đấu tranh chống chạy đua vũ trang, vì hòa bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh lạnh | - Sưu tầm tư liệu để tìm hiểu về cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới trong Chiến tranh lạnh: Đại hội hòa bình thế giới ngày 26 tháng 4 năm 1949 (Paris), sự thành lập Hội đồng Hòa bình thế giới và các hoạt động chính. |
- Phong trào quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam | - Nêu được nét chính về phong trào quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể. |
- Đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới sau Chiến tranh lạnh | - Giải thích được vì sao cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới vẫn tiếp diễn sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. - Có ý thức trân trọng và góp phần tham gia vào cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới. |
Chuyên đề 11.3: DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM | |
Khái quát về danh nhân trong lịch sử dân tộc Khái niệm danh nhân Vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc |
- Giải thích được khái niệm danh nhân. - Nêu được nét chính về vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc. |
Một số nhà chính trị nổi tiếng của Việt Nam thời cổ - trung đại (Gợi ý lựa chọn) Đinh Bộ Lĩnh Trần Thủ Độ Lê Thánh Tông Minh Mệnh ... | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời cổ - trung đại. - Nêu được nhận xét về những đóng góp chính của các nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời cổ - trung đại. - Có ý thức trân trọng những đóng góp của các nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. |
Một số danh nhân quân sự Việt Nam (Gợi ý lựa chọn) Ngô Quyền Trần Quốc Tuấn Nguyễn Huệ Võ Nguyên Giáp ... | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số danh nhân quân sự trong lịch sử Việt Nam. - Đánh giá được vai trò của danh nhân quân sự trong lịch sử Việt Nam. - Có ý thức trân trọng những đóng góp của danh nhân quân sự trong lịch sử dân tộc. |
Một số danh nhân văn hóa Việt Nam (Gợi ý lựa chọn) Trần Nhân Tông Nguyễn Trãi Nguyễn Du Hồ Xuân Hương ... | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu về một số danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam. - Nêu được nhận xét về những đóng góp chính của danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể. - Có ý thức trân trọng những đóng góp của danh nhân văn hóa trong lịch sử dân tộc. |
Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo (Gợi ý lựa chọn) Chu Văn An Lê Quý Đôn Tuệ Tĩnh Trần Đại Nghĩa Tôn Thất Tùng Đào Duy Anh .... | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu về một số danh nhân trong lịch sử Việt Nam về lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo. - Nêu được nhận xét về đóng góp chính của danh nhân trong lĩnh vực khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo thông qua ví dụ cụ thể. - Có ý thức trân trọng những đóng góp của danh nhân khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo trong lịch sử dân tộc. |
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH | |
Liên hợp quốc Một số vấn đề cơ bản về Liên hợp quốc - Lịch sử hình thành |
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về quá trình thành lập Liên hợp quốc. - Nêu được bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành Liên hợp quốc. |
- Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động | - Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc. |
Vai trò của Liên hợp quốc |
|
- Trong lĩnh vực hòa bình, an ninh quốc tế | - Nêu được vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. |
- Trong lĩnh vực phát triển | - Trình bày được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân. |
- Trong lĩnh vực quyền con người, văn hóa, xã hội | - Trình bày được vai trò của Liên hợp quốc trong việc đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội. |
Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh - Sự hình thành và tồn tại Trật tự hai cực Yalta | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về Trật tự thế giới hai cực Yalta. - Trình bày được quá trình hình thành và tồn tại của Trật tự thế giới hai cực Yalta. |
Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Yalta |
|
Nguyên nhân sụp đổ | - Nêu được nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực Yalta. |
Tác động | - Phân tích được tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Yalta đối với tình hình thế giới. |
Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh - Xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh
|
- Nêu được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh. |
- Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế Khái niệm đa cực Xu thế đa cực |
- Trình bày được khái niệm đa cực. - Nêu được xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh. - Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế. |
ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ | |
Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Quá trình hình thành và mục đích của ASEAN - Quá trình hình thành - Mục đích thành lập |
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về quá trình thành lập ASEAN. - Trình bày được quá trình hình thành và mục đích thành lập của ASEAN. |
Hành trình phát triển của ASEAN - Từ ASEAN 5 (1967) đến ASEAN 10 (1999) - Các giai đoạn phát triển chính của ASEAN (1967 đến nay) | - Trình bày được quá trình phát triển từ ASEAN 5 đến ASEAN 10. - Nêu được các giai đoạn phát triển chính của ASEAN (1967 đến nay). |
Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực Ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN - Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN - Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN - Kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN |
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu để tìm hiểu về quá trình hình thành và mục tiêu của Cộng đồng ASEAN. - Nêu được nét chính về ý tưởng, mục tiêu và kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN. |
Ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN: - Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) - Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) - Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC) | - Trình bày được nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. |
Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 - Tầm nhìn ASEAN sau năm 2015 - Những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN | - Nêu được những thách thức và triển vọng của Cộng đồng ASEAN. Có ý thức sẵn sàng tham gia vào các hoạt động xây dựng Cộng đồng ASEAN. |
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY) | |
Cách mạng tháng Tám năm 1945 Khái quát về Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Bối cảnh lịch sử - Diễn biến chính |
- Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945. |
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa và bài học lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 |
|
- Nguyên nhân thắng lợi | - Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. |
- Ý nghĩa và bài học lịch sử | - Phân tích được ý nghĩa và bài học lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945. |
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) Khái quát về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Bối cảnh lịch sử - Những diễn biến chính |
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. |
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp |
|
- Nguyên nhân thắng lợi | - Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. |
- Ý nghĩa lịch sử | - Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. |
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) Khái quát về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước |
|
- Bối cảnh lịch sử | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. |
- Các giai đoạn phát triển chính | - Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. |
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước |
|
- Nguyên nhân thắng lợi - Ý nghĩa lịch sử | - Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. - Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. |
Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay Khái quát về cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay |
|
- Bối cảnh lịch sử - Diễn biến chính | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. - Trình bày được những nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc (từ sau tháng 4 năm 1975 đến những năm 80 của thế kỉ XX); cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biên giới phía bắc và ở Biển Đông từ năm 1979 đến nay. |
Ỷ nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay | - Nêu được ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. |
Một số bài học lịch sử - Về tinh thần yêu nước - Về vai trò của khối đoàn kết dân tộc - Về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại - Về nghệ thuật lãnh đạo, nghệ thuật quân sự |
- Nêu được những bài học cơ bản của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. - Phân tích được giá trị thực tiễn của những bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay. Trân trọng những bài học kinh nghiệm trong lịch sử và sẵn sàng góp phần tham gia bảo vệ Tổ quốc khi Tổ quốc cần. |
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY | |
Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay |
|
- Giai đoạn 1986 - 1995: khởi đầu công cuộc Đổi mới - Giai đoạn 1996 - 2006: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế - Giai đoạn 2006 đến nay: tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng | - Trình bày được những nội dung chính các giai đoạn của công cuộc Đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay. |
Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay |
|
Thành tựu cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế | - Trình bày được thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và hội nhập quốc tế. |
Một số bài học kinh nghiệm - Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp - Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân - Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới |
- Nêu được một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. |
LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN - HIỆN ĐẠI | |
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945) | - Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấ u tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945). |
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) | - Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954. |
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) | - Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ 1954-1975. |
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985 | - Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 1975 - 1985. |
Hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì Đổi mới (từ năm 1986 đến nay) | - Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay. - Tự hào về truyền thống ngoại giao của cha ông trong lịch sử, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đẹp, thân thiện của đất nước Việt Nam trong cộ ng đồng quốc tế. |
HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM | |
Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chỉ Minh - Hoàn cảnh đất nước - Hoàn cảnh quê hương - Hoàn cảnh gia đình | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. - Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. |
Tiểu sử Hồ Chí Minh - Xuất thân - Quê quán | - Tóm tắt được những nét cơ bản trong tiểu sử của Hồ Chí Minh. |
Khái quát về sự nghiệp của Hồ Chí Minh - Tuổi trẻ - Hoạt động ở nước ngoài (1911 - 1941) - Trở về Việt Nam - Trong nhà tù ở Trung Quốc - Hoạt động lãnh đạo cách mạng | - Nêu được tiến trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. |
Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc Xác định con đường cứu nước - Hành trình đi tìm đường cứu nước - Con đường cứu nước - Ý nghĩa của việc tìm ra con đường cứu nước |
- Giới thiệu được hành trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh trên bản đồ. - Nêu được nội dung cơ bản của con đường cứu nước của Hồ Chí Minh. - Nêu được ý nghĩa của sự kiện Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước. |
Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho sự ra đời của Đảng - Triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam - Ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam | - Trình bày được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. |
Lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 - Triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) - Sáng lập Mặt trận Việt Minh (ngày 19 tháng 5 năm 1941) - Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (ngày 22 tháng 12 năm 1944) - Cùng Trung ương Đảng và Mặt trận Việt Minh lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | - Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941), thành lập Mặt trận Việt Minh, thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, trực tiếp lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Nêu được ý nghĩa của việc thành lập Mặt trận Việt Minh (ngày 19 tháng 5 năm 1941) và vai trò của Hồ Chí Minh. |
Lãnh đạo kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1969) - Giai đoạn 1945 - 1946 - Giai đoạn 1946 - 1954 - Giai đoạn 1954 - 1969 | - Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám (1945 - 1946) khi thực hiện chủ trương “hòa để tiến” thông qua việc kí Hiệp định Sơ bộ (ngày 06 tháng 3 năm 1946) và bản Tạm ước (ngày 14 tháng 9 năm 1946). - Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). - Nêu được vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1969). - Có ý thức trân trọng công lao, đóng góp của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. |
Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới - Danh hiệu: + Năm 1987, UNESCO công nhận Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn + Nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và những giá trị tư tưởng và văn hóa của Hồ Chí Minh - Tưởng niệm: Nhà lưu niệm; Đài kỉ niệm; Đặt tên một số đại lộ,... | - Nêu được nguyên nhân nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến và giá trị tư tưởng, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. |
Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam - Bảo tàng, Nhà lưu niệm - Hình tượng văn học, nghệ thuật - Phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh | - Nêu được nguyên nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi đối với dân tộc Việt Nam. - Có ý thức trân trọng những cống hiến và giá trị tư tưởng văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. |
THỰC HÀNH LỊCH SỬ | |
- Tổ chức các hoạt động thực hành lịch sử tại lớp học. - Tiến hành các hoạt động giáo dục lịch sử gắn với thực địa (di sản lịch sử, văn hóa),... - Học tập tại các bảo tàng, xem phim tài liệu lịch sử. - Tổ chức các câu lạc bộ, các cuộc thi “Em yêu lịch sử”, “Nhà sử học trẻ tuổi”, các trò chơi lịch sử. | - Củng cố, khắc sâu kiến thức lịch sử. - Rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn, phát triển năng lực lịch sử. - Tạo hứng thú trong học tập. |
Nội dung | Yêu cầu cần đạt |
Chuyên đề 12.1: LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM | |
Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo Khái niệm tín ngưỡng Khái niệm tôn giáo |
- Giải thích được khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo.
|
Một số tín ngưỡng ở Việt Nam Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và Quốc tổ Hùng Vương Thờ Mẫu Thờ Thành hoàng Thờ anh hùng dân tộc |
- Liệt kê được các tín ngưỡng ở Việt Nam - Chỉ ra được một số nét chính của các tín ngưỡng thông qua hoạt động trải nghiêm thực tế, tham quan thực tế ở địa phương.
|
Một số tôn giáo ở Việt Nam Nho giáo Phật giáo | - Phân tích được những biểu hiện của Nho giáo trong đời sống văn hóa - xã hội Việt Nam. - Chỉ ra được những biểu hiện của Phật giáo trong đời sống văn hóa - xã hội thông qua trải nghiệm thực tế, thăm quan chùa chiền ở địa phương. |
Cơ Đốc giáo Đạo giáo Tôn giáo khác | - Nêu được những biểu hiện của Cơ Đốc giáo, Đạo giáo trong đời sống văn hóa - xã hội. - Nêu được một số nét chính về một số tôn giáo khác - Có ý thức tôn trọng, vận động người khác tôn trọng sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. |
Chuyên đề 12.2: NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY | |
Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1973) Thời kì Nhật Bản bị quân đội Đồng minh chiếm đóng (1945 - 1952) - Quá trình dân chủ hóa - Những chuyển biến về kinh tế, xã hội |
- Nêu được những chuyển biến của Nhật Bản trong thời kì bị chiếm đóng: quá trình dân chủ hóa, những chuyển biến về kinh tế, xã hội. |
Thời kì tăng trưởng cao về kinh tế (1952 - 1973) - Nguyên nhân của “sự thần kì” kinh tế - Tình hình chính trị - xã hội | - Sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu về “sự thần kì” kinh tế của Nhật Bản. - Giải thích được nguyên nhân dẫn đến “sự thần kì” kinh tế của Nhật Bản. - Phân tích được nét chính về tình hình chính trị - xã hội Nhật Bản trong những năm 1952 - 1973. |
Nhật Bản từ năm 1973 đến nay Thời kì khủng hoảng và điều chỉnh (1973 - 2000) |
|
- Sự phát triển không ổn định về kinh tế - Tình hình chính trị, xã hội | - Giải thích được nguyên nhân của sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản kể từ sau năm 1973. - Nêu được những nét chính về tình hình chính trị, xã hội Nhật Bản. |
Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI |
|
- Cải cách và quá trình phục hồi kinh tế - Những chuyển biến về chính trị, xã hội | - Trình bày được quá trình cải cách và phục hồi kinh tế của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI. - Phân tích được những chuyển biến về chính trị, xã hội của Nhật Bản những năm đầu thế kỉ XXI: mặt tích cực, mặt tiêu cực. |
Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản | - Nêu được nhận xét về những bài học thành công của Nhật Bản: |
- Về nhân tố con người | + Nguồn nhân lực được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm; |
- Về vai trò của Nhà nước | + Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng; |
- Về hệ thống tổ chức, quản lí sản xuất | + Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản; |
- Về truyền thống lịch sử, văn hóa | + Truyền thống văn hóa và việc giữ gìn bản sắc lâu đời của người Nhật. - Trân trọng và có ý thức học hỏi những phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc của người Nhật. |
Chuyên đề 12.3: QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM | |
Một số khái niệm Toàn cầu hóa - Khái niệm toàn cầu hóa - Những biểu hiện của toàn cầu hóa - Tác động của toàn cầu hóa: tích cực và tiêu cực Hội nhập quốc tế - Khái niệm hội nhập quốc tế - Các lĩnh vực hội nhập quốc tế |
- Giải thích được khái niệm toàn cầu hóa. - Sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về toàn cầu hóa. - Phân tích được những biểu hiện và tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa thông qua ví dụ cụ thể. - Giải thích được khái niệm hội nhập quốc tế. - Nêu được các lĩnh vực hội nhập quốc tế: kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo dục,... thông qua ví dụ cụ thể. |
Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế Tác động của toàn cầu hóa đối với Việt Nam - Tác động tích cực - Tác động tiêu cực |
- Giải thích được những tác động (tích cực và tiêu cực) của toàn cầu hóa đối với Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể. |
Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế | - Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và thế giới. |
- Việt Nam hội nhập khu vực Đông Nam Á, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong ASEAN | - Phân tích được vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tổ chức ASEAN (trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa, xã hội,...). |
- Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế | - Nêu được những nét chính về quá trình Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, các tổ chức khác). - Trân trọng và có ý thức đóng góp vào những thành tựu hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam. |
Chương trình môn Lịch sử được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, vì vậy phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hóa hoạt động của người học. Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập gắn với những tình huống của cuộc sống; gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn; tăng cường tự học, làm việc trong nhóm nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực lịch sử cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông.
2. Định hướng phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
a) Phương pháp hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, giáo viên giúp học sinh từng bước hình thành và phát triển lòng yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính; niềm tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương, đất nước; phát triển các giá trị nhân văn, nhân ái, trung thực, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, thông qua các bài học lịch sử, giáo viên truyền cảm hứng để học sinh yêu thích lịch sử, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
b) Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung
Trong dạy học môn Lịch sử, giáo viên giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực chung thông qua các nội dung học tập và hoạt động thực hành, thực tế. Cụ thể:
- Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin từ các nguồn sử liệu; trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử; khảo sát, thực hành lịch sử trên thực địa, di tích lịch sử và văn hóa ở địa phương; vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích các vấn đề thực tế; tìm tòi, khám phá và tự học lịch sử;...
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm; hoạt động trải nghiệm tại thực địa, bảo tàng, di tích lịch sử và văn hóa; hoạt động phỏng vấn nhân chứng lịch sử;...
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết, ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật lịch sử; tìm logic trong cách thức giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề trong lịch sử; vận dụng bài học kinh nghiệm lịch sử trong thực tế cuộc sống;...
3. Định hướng phương pháp hình thành, phát triển năng lực lịch sử
Phương pháp hình thành, phát triển năng lực lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử: thông qua các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện lịch sử, phục dựng một cách chân thực, khách quan quá trình hình thành, phát triển của các sự kiện, quá trình lịch sử, đồng thời đặt quá trình phát triển đó trong sự tương tác với các nhân tố liên quan trong suốt quá trình vận động của chúng.
Dạy học môn Lịch sử theo phương pháp dạy học tích cực, giáo viên không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh mà chú trọng hướng dẫn học sinh nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu, từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức lịch sử, đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự phát triển của sự kiện, quá trình lịch sử để tìm kiếm sự thật lịch sử một cách khoa học, vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tiễn, từ đó hình thành và phát triển năng lực lịch sử cho học sinh.
Phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực chú trọng việc phát hiện và giải quyết vấn đề, sử dụng các phương tiện trực quan (hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử, bản đồ, biểu đồ, sa bàn, mô hình, phim tài liệu lịch sử,...). Giáo viên giúp học sinh biết cách tìm tòi, khai thác các nguồn sử liệu, đồng thời biết cách phân tích sự kiện, quá trình lịch sử và tự mình rút ra những nhận xét, đánh giá, tạo cơ sở phát triển năng lực tự học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam và thế giới.
Các hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử bao gồm các hoạt động dạy học ở trong và ngoài lớp học. Giáo viên cần tăng cường mở rộng không gian dạy học trên thực địa (di tích lịch sử, di sản văn hóa, bảo tàng, triển lãm,...), kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động trải nghiệm trên thực tế. Thông qua việc kết hợp các hình thức hoạt động đa dạng như thảo luận nhóm, làm việc nhóm, làm việc cá nhân,... giáo viên giúp học sinh trở thành “người đóng vai lịch sử” để khám phá lịch sử, vận dụng sáng tạo kiến thức vào các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống.
Để nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục lịch sử, cần chú trọng kết hợp giữa giáo dục lịch sử trong nhà trường với gia đình và xã hội. Sự phối hợp giữa ba môi trường giáo dục (nhà trường, gia đình, xã hội) là nền tảng quan trọng để hình thành năng lực lịch sử. Giáo viên cần chủ động thiết lập và duy trì mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong công tác giáo dục lịch sử thông qua các mô hình phối hợp như: tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, giáo dục về chủ quyền quốc gia cho học sinh có sự tham gia của cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội.
Chương trình môn Lịch sử chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; khuyến khích học sinh tự tìm đọc, thu thập tư liệu lịch sử trên mạng Internet, trong thư viện và trong các hệ thống cơ sở dữ liệu khác để thực hiện các nghiên cứu của cá nhân hoặc nhóm; phát triển kĩ năng sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ việc tái hiện, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC
Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là xác định mức độ đáp ứng của học sinh đối với yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực lịch sử ở từng chủ đề, từng lớp học, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy - học nhằm đạt được mục tiêu của chương trình. Hoạt động đánh giá phải khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề lịch sử của học sinh; giúp học sinh có thêm sự tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập.
Nội dung đánh giá cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức lịch sử đã học trong những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử, thuộc lòng và ghi nhớ máy móc làm trọng tâm.
Thông qua đánh giá, giáo viên có thể nắm được tình hình học tập, mức độ phân hóa về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về lịch sử, đồng thời điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp giáo dục lịch sử.
Về hình thức đánh giá, cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành, dự án nghiên cứu; kết hợp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận.
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình môn Lịch sử sử dụng một số từ ngữ để thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của người học. Trong bảng liệt kê dưới đây, đối tượng, mức độ cần đạt được chỉ dẫn bằng các động từ khác nhau. Trong quá trình dạy học, đặc biệt là khi đặt câu hỏi thảo luận, ra đề kiểm tra đánh giá, giáo viên có thể dùng những động từ nêu trong bảng này hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh.
Mức độ | Động từ mô tả mức độ |
Biết | - Biết cách tìm kiếm thông tin bằng công cụ tìm kiếm, sử dụng từ khóa tra cứu trên Internet, thư viện điện tử, thư viện truyền thống,... - Nhận diện tư liệu lịch sử: phân biệt được các loại hình tư liệu lịch sử (chữ viết, hiện vật lịch sử,...). - Biết cách khai thác tư liệu lịch sử: bước đầu hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được một số tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. - Kể được tên các sự kiện, nhân vật lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. - Nêu được, chỉ ra được diễn biến chính của các sự kiện, nhân vật lịch sử ở mức đơn giản, trong tình huống không thay đổi. - Liệt kê được, ghi lại hoặc kể lại được các mốc chính của một giai đoạn, quá trình lịch sử, nhân vật lịch sử,... - Phát biểu hoặc nêu được định nghĩa về các thuật ngữ, khái niệm lịch sử cơ bản. |
- Xác định được vị trí của sự kiện, nhân vật, giai đoạn trong tiến trình lịch sử. - Đặt đúng vị trí của sự kiện, nhân vật, giai đoạn lịch sử (trên đường thời gian, bản đồ, biểu đồ lịch sử,...). - Kết nối được các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử có quan hệ logic hoặc có liên quan với nhau. | |
Hiểu | - Tái hiện và trình bày được (nói hoặc viết) diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử (từ đơn giản đến phức tạp). - Mô tả được bằng ngôn ngữ của mình những nét cơ bản về sự kiện, nhân vật, giai đoạn lịch sử, một số nền văn minh trên thế giới và Việt Nam (đời sống vật chất, tinh thần, các thành tựu tiêu biểu,...). - Sử dụng được bản đồ, lược đồ, biểu đồ để giới thiệu về các sự kiện, hành trình lịch sử, những biến đổi quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. - Lập được đường thời gian (timeline) hoặc xây dựng được sơ đồ tiến trình lịch sử, diễn biến chính của các sự kiện (các cuộc chiến tranh, khởi nghĩa, trận đánh lớn, các cuộc cách mạng, cải cách,...). - Giải thích được nguồn gốc, nguyên nhân, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại. - Phân tích được tác động, mối quan hệ qua lại giữa các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. - Lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử (giữa các sự kiện, quá trình lịch sử; giữa điều kiện tự nhiên với sự phát triển xã hội, giữa con người với con người,...). - Phân tích được nguyên nhân thành công hay thất bại (của các sự kiện, biến cố lịch sử, phong trào cách mạng, chiến tranh, cái cách,...). |
- So sánh được sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. - Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử. - Phân tích được sự tiếp nối và sự thay đổi của các sự kiện, nhân vật, vấn đề trong tiến trình lịch sử. - Biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. | |
Vận dụng | - Xác định được vấn đề cần giải quyết về các sự kiện, nhân vật, giai đoạn trong tiến trình lịch sử. - Tự tìm hiểu, đặt câu hỏi để khám phá những khía cạnh, bối cảnh, phương diện khác nhau của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. - Xác định được vị trí, vai trò của sự kiện, nhân vật, vấn đề trong tiến trình lịch sử |
- Đưa ra được đề xuất về phương hướng giải quyết, lí giải vấn đề lịch sử. - Hoàn thành được các bài tập vận dụng kiến thức trong các tình huống không thay đổi nhằm rèn luyện kĩ năng cơ bản, củng cố kiến thức lịch sử. - Biết tìm tòi, khám phá thông qua sử liệu, tài liệu hoặc tham quan, dã ngoại để trả lời các câu hỏi khác nhau về một sự kiện, vấn đề, nhân vật lịch sử. - Rút ra được bài học lịch sử, vận dụng được các kiến thức, bài học lịch sử để giải quyết vấn đề trong một tình huống mới. Có khả năng kết nối những vấn đề lịch sử trong quá khứ với cuộc sống hiện tại. - Hoàn thành được các bài tập đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng kiến thức lịch sử vào những tình huống thay đổi, giải quyết vấn đề với sự sáng tạo của người học. - Lập được kế hoạch học tập cho một buổi học trên thực địa, tham quan bảo tàng, di tích dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Xây dựng, thuyết trình được báo cáo ngắn trên cơ sở thu thập và phân tích, tổng hợp thông tin từ các nguồn sử liệu khác nhau (thông qua kết quả làm việc cá nhân hoặc của nhóm). - Liên hệ thực tế địa phương, vận dụng được kiến thức đã học về lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam vào trường hợp cụ thể, hoàn cảnh cụ thể của địa phương. - Thiết kế được một kế hoạch hành động hoặc một áp phích vận động mọi người cùng chung tay bảo tồn các di sản lịch sử - văn hóa ở địa phương. - Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. |
2. Thời lượng thực hiện chương trình
Thời lượng dành cho nội dung cốt lõi đối với mỗi lớp học là 52 tiết/năm học, dạy học trong 35 tuần. Dự kiến tỉ lệ % thời lượng dành cho mỗi mạch nội dung như sau:
Mạch nội dung | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
CHỦ ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP |
|
|
|
- Lịch sử và Sử học - Vai trò của Sử học | 10% |
|
|
LỊCH SỬ THẾ GIỚI |
|
|
|
- Một số nền văn minh thế giới thời cổ - trung đại | 8% |
|
|
- Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới | 11% |
|
|
- Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản |
| 12% |
|
- Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay |
| 10% |
|
- Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh |
|
| 12% |
LỊCH SỬ ĐÔNG NAM Á |
|
|
|
- Văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại | 6% |
|
|
- Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á |
| 8% |
|
- ASEAN: Những chặng đường lịch sử |
|
| 8% |
LỊCH SỬ VIỆT NAM |
|
|
|
- Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) | 24% |
|
|
- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam | 11% |
|
|
- Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945) |
| 17% |
|
- Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) |
| 11% |
|
- Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông |
| 12% |
|
- Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng Tám năm 1945 đến nay) |
|
| 16% |
- Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay |
|
| 12% |
- Lịch sử đối ngoại Việt Nam thời cận - hiện đại |
|
| 10% |
- Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam |
|
| 12% |
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KÌ | 10% | 10% | 10% |
THỰC HÀNH LỊCH SỬ | 20% | 20% | 20% |
Thời lượng dành cho các chuyên đề học tập là 35 tiết. Dự kiến số tiết của các chuyên đề học tập (bao gồm cả kiểm tra, đánh giá) như sau:
Mạch nội dung | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP |
|
|
|
Chuyên đề 10.1: Các lĩnh vực của Sử học | 10 |
|
|
CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ |
|
|
|
Chuyên đề 10.2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam | 15 |
|
|
Chuyên đề 11.1: Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam |
| 15 |
|
Chuyên đề 12.1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam |
|
| 15 |
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC |
|
|
|
Chuyên đề 10.3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lị ch sử | 10 |
|
|
Chuyên đề 11.2: Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX |
| 10 |
|
Chuyên đề 11.3: Danh nhân trong lịch sử Việt Nam |
| 10 |
|
Chuyên đề 12.2: Nhật Bản: Hành trình lịch sử từ năm 1945 đến nay |
|
| 10 |
Chuyên đề 12.3: Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam |
|
| 10 |
Sử dụng thiết bị dạy học là một trong những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực.
Cơ sở giáo dục cần có các thiết bị dạy học tối thiểu như: hệ thống bản đồ (bản đồ thế giới, bản đồ các châu lục, bản đồ Đông Nam Á và Việt Nam); tranh ảnh lịch sử, sa bàn, sơ đồ, biểu đồ với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật như máy tính, đèn chiếu, máy chiếu, tivi, radio, video, các loại băng đĩa,...
Lịch sử là môn học có hệ thống kiến thức thuộc về quá khứ, học sinh không thể trực tiếp quan sát. Công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ việc tái hiện lịch sử thông qua các phim tài liệu, nguồn sử liệu, hình ảnh, video,... Giáo viên cần khai thác, sử dụng các chức năng cơ bản của Internet và các phần mềm tin học để đưa vào bài giảng các hình ảnh, âm thanh, tư liệu lịch sử,... góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, truyền cảm hứng để học sinh yêu thích môn Lịch sử.
Circular No. 13/2022/TT-BGDDT dated August 03, 2022 on amendment to compulsory education program attached to Circular No. 32/2018/TT-BGDDT
- Số hiệu: 13/2022/TT-BGDDT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 03/08/2022
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Kim Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra