Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN DÂN TỘC- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 336/CTPH/BQP-UBDT | Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2007 |
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
Công tác dân tộc là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, Uỷ ban Dân tộc và các lực lượng Quân đội đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực và hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Sự phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Uỷ ban Dân tộc đã mang lại hiệu quả trên nhiều mặt; trong đó, đáng chú ý là công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện chính sách dân tộc, các hiệp định, hiệp nghị, quy chế khu vực biên giới; tăng cường xây dựng củng cố hệ thống chính trị cơ sở biên giới vững mạnh; thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, giúp dân xóa đói giảm nghèo, kết hợp với quốc phòng, an ninh trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết TW7 (khóa IX) về công tác dân tộc và Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010; Uỷ ban Dân tộc và Bộ Quốc phòng thống nhất Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2007 – 2010 như sau:
Góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, tham gia phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc và miền núi; tăng cường củng cố quốc phòng an ninh, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
1. Phối hợp nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách liên quan đến vấn đề dân tộc và miền núi, biên giới
1.1. Nghiên cứu, tham mưu xây dựng, triển khai, tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến vấn đề dân tộc và miền núi, biên giới.
1.2. Nghiên cứu, triển khai thực hiện một số đề án, đề tài nghiên cứu về tình hình dân tộc, công tác dân tộc liên quan đến công tác quốc phòng – an ninh.
1.3. Sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc liên quan đến công tác quốc phòng – an ninh.
1.4. Phối hợp nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, bảo đảm có nội dung phù hợp với tâm lý, phong tục tập quán của các dân tộc, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để bộ đội và đồng bào thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
2. Phối hợp tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
2.1. Tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước; tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
2.2. Vận động đồng bào các dân tộc khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, ý thức tự lực tự cường, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tích cực tham gia sản xuất, thực hiện xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hoá và chấp hành nghiêm chỉnh các hiệp định, qui chế khu vực biên giới.
2.3. Vận động đồng bào các dân tộc đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở vùng dân tộc và miền núi, biên giới.
2.4. Tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc về trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngay tại cơ sở, nâng cao cảnh giác cách mạng làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
3. Phối hợp xây dựng củng cố hệ thống chính trị, tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ vùng dân tộc và miền núi, biên giới
3.1. Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các địa phương củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở (tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức tốt lực lượng dân quân, bồi dưỡng kết nạp Đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ) theo tinh thần Nghị quyết TW 5 khoá IX và Chỉ thị 36/2005/CT-TTg, ngày 17/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
3.2. Phối hợp tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số thông qua các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường văn hoá hữu nghị, trường thiếu sinh quân, quân nhân tại ngũ, quân nhân xuất ngũ trở về địa phương.
3.3. Xây dựng củng cố, kiện toàn lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên ở cơ sở vững mạnh làm nòng cốt cho bảo vệ địa phương ở cơ sở; đồng thời, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết kịp thời các tình huống xảy ra.
3.4. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc.
4. Phối hợp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng- an ninh vùng dân tộc và miền núi, biên giới
4.1. Xây dựng các mô hình điểm Quân đội giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng-an ninh. Kết hợp phát triển khu kinh tế quốc phòng với phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
4.2. Xây dựng đội ngũ trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc và miền núi. Phối hợp xây dựng các làng, bản kinh tế mới ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới.
4.3. Bộ Quốc phòng tham gia thực hiện một số Chương trình, Dự án phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc và miền núi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng.
5. Phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, nắm tình hình dân tộc và công tác dân tộc
5.1. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và công tác quốc phòng - an ninh ở vùng dân tộc và miền núi.
5.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách dân tộc, chính sách quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế, xã hội.
5.3. Phối hợp nắm chắc tình hình dân tộc và công tác dân tộc. Tham mưu giải quyết các vấn đề cấp thiết trong vùng dân tộc và miền núi, các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách quốc phòng- an ninh.
1. Giao cho Vụ Chính sách dân tộc (Uỷ ban Dân tộc) và Cục Kinh tế (Bộ Quốc phòng) thực hiện nhiệm vụ thường trực Chương trình phối hợp công tác này. Thường xuyên duy trì chế độ trao đổi thông tin, giám sát, đánh giá các hoạt động của chương trình phối hợp giữa hai cơ quan.
2. Ủy ban Dân tộc và Bộ Quốc phòng hướng dẫn Ban Dân tộc và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh liên quan xây dựng Chương trình phối hợp công tác với nội dung cụ thể, phù hợp chức năng, nhiệm vụ của hai cơ quan và phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
3. Hàng năm tổ chức sơ kết, kết thúc chương trình tổ chức tổng kết và đề ra kế hoạch phối hợp cho giai đoạn tiếp theo.
BỘ QUỐC PHÒNG | UỶ BAN DÂN TỘC |
- 1Chỉ thị 36/2005/CT-TTg về tiếp tục chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết về vấn đề xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng do Quốc hội ban hành
- 4Nghị Quyết về chính sách đại đoàn kết của Chính phủ do Quốc hội ban hành
- 5Quyết định 1278/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Mở rộng và tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hoá, thông tin với tỉnh trong khu vực, cả nước và nước láng giềng. Góp phần phòng, chống âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá, dân tộc, dân chủ, nhân quyền của tỉnh Sơn La đến năm 2015
- 6Công văn 3308/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Chỉ thị 36/2005/CT-TTg về tiếp tục chỉ đạo xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 07/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết về vấn đề xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng do Quốc hội ban hành
- 4Nghị Quyết về chính sách đại đoàn kết của Chính phủ do Quốc hội ban hành
- 5Quyết định 1278/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án Mở rộng và tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hoá, thông tin với tỉnh trong khu vực, cả nước và nước láng giềng. Góp phần phòng, chống âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá, dân tộc, dân chủ, nhân quyền của tỉnh Sơn La đến năm 2015
- 6Công văn 3308/BTTTT-VP năm 2023 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Giang gửi tới trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2007-2010 số 336/CTPH/BQP-UBDT về việc góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, tham gia phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào dân tộc và miền núi; tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm thất bại chiến lược Diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch lợi dụng chính sách dân tộc, tôn giáo, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc do Ủy ban dân tộc và Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 336/CTPH/BQP-UBDT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/05/2007
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng, Uỷ ban Dân tộc
- Người ký: Ksor Phước, Phùng Quang Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra