Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/CTr-UBND

Lào Cai, ngày 04 tháng 9 năm 2020

 

CHƯƠNG TRÌNH

ĐIỀU CHỈNH MỨC SINH PHÙ HỢP VỚI CÁC VÙNG, ĐỐI TƯỢNG CỦA TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030; Quyết định số 2324/QĐ-BYT ngày 05/6/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp với vùng, đối tượng đến năm 2030, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng của tỉnh đến năm 2030 như sau:

A. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH MỨC SINH

Trong thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện các chính sách dân số với các quan điểm và hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là giảm sinh, giảm tỷ lệ gia tăng dân số, giảm sức ép dân số đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mức sinh chung của toàn tỉnh liên tục giảm qua các năm: Quy mô dân số tăng từ 626.798 người lên 733.3371; tỷ suất sinh thô giảm từ 24,4% xuống còn 17,12%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 18,30% xuống còn 11,75%; số con trung bình/bà mẹ giảm 2,7 con xuống 2,44 con (trung bình 5 năm gần nhất là 2,42). Thành phố Lào Cai và các huyện vùng thấp đã đạt và tiệm cận mức sinh thay thế. Tuy nhiên Mức sinh trong tỉnh Lào Cai có sự chênh lệch lớn giữa các vùng và các nhóm dân tộc: Còn 5 huyện, thị xã có tỷ suất sinh thô trên 19% là Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà và thị xã Sa Pa. Mức sinh cao tập trung ở các xã vùng III theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và tập trung ở các dân tộc thiểu số, như: Mông, Dao, Tày, Nùng...

Để phấn đấu đến năm 2030 tỉnh Lào Cai đạt được mức sinh thay thế (số con trung bình/bà mẹ từ 2,0-2,2), đồng thời điều chỉnh mức sinh hợp lý giữa các vùng nhằm ổn định quy mô dân số, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. UBND tỉnh Lào Cai cần thiết triển khai, thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng của tỉnh đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Chương trình).

B. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng

- Nam, nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

- Lãnh đạo cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở; doanh nghiệp, tổ chức; người có uy tín, người đứng đầu tổ chức tại cộng đồng, tôn giáo, dòng họ, cá nhân liên quan.

2. Phạm vi và thời gian thực hiện

a. Phạm vi

- Địa bàn can thiệp tại 9 huyện, thị xã, thành phố; Vùng mức sinh được chia làm 2 vùng, dựa theo số liệu tỷ suất sinh thô (CBR) trong 5 năm gần nhất từ năm 2015-2019 của các địa phương, theo công bố của Cục Thống kê tỉnh Lào Cai, đó là:

(1) Vùng mức sinh cao, có tỷ suất sinh thô trên 19%, gồm 05 huyện, thị xã: Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà và Sa Pa.

(2) Vùng mức sinh thay thế và tiệm cận mức sinh thay thế, có tỷ suất sinh thô dưới 19%0, gồm 04 huyện, thành phố: Thành phố Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên và Văn bản.

b. Thời gian thực hiện

- Giai đoạn 2020-2025: Triển khai các hoạt động của Chương trình trên phạm vi toàn tỉnh. Tại vùng mức sinh cao thực hiện giảm sinh; tại vùng mức sinh thay thế và tiệm cận mức sinh thay thế thực hiện đạt và duy trì mức sinh thay thế.

- Giai đoạn 2026-2030: Đánh giá, điều chỉnh, mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động; hoàn thiện bổ sung chính sách hỗ trợ, biện pháp điều chỉnh mức sinh để đạt và duy trì vững chắc mức sinh thay thế.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tập trung thực hiện giảm sinh tại các huyện vùng cao, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện đạt và duy trì bền vững mức sinh thay thế tại các huyện vùng thấp và thành phố Lào Cai, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Giai đoạn 2020-2025:

Giảm tỷ suất sinh thô (CBR) bình quân 0,3%/năm;

Đến năm 2025, số con trung bình trên bà mẹ (TFR) ≤ 2,3 con.

- Giai đoạn 2026-2030:

Giảm tỷ suất sinh thô (CBR) bình quân 0,2%/năm;

Đến năm 2030, số con trung bình trên bà mẹ (TFR) ≤ 2,2 con.

(Phụ biểu 1- Mục tiêu giảm sinh các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Lào Cai đến năm 2030)

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, giáo dục và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đặc biệt là nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

- Thống nhất nhận thức trong lãnh đạo và chỉ đạo cuộc vận động thực hiện mỗi gia đình, cặp vợ chồng sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc.

- Tập trung chỉ đạo thực hiện giảm sinh tại các huyện vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tại thành phố Lào Cai và các huyện vùng thấp đẩy mạnh xã hội hóa, tiếp thị xã hội cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số.

- Xác định hiện trạng và xu hướng mức sinh của từng huyện, thị xã, thành phố để xây dựng ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch với chỉ tiêu cụ thể về việc điều chỉnh mức sinh của địa phương cho từng giai đoạn cụ thể hướng đến mục tiêu đạt mức sinh thay thế trên địa bàn toàn tỉnh - mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi

- Tiếp tục tuyên truyền các nội dung của Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Đặc biệt tập trung tuyên truyền nội dung chuyển nhiệm vụ trọng tâm về công tác dân số, từ nỗ lực giảm sinh chuyển sang duy trì mức sinh thay thế và nâng cao chất lượng dân số; thực hiện sinh đủ hai con, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình tiến bộ hạnh phúc.

- Xây dựng các thông điệp truyền thông; nội dung tuyên truyền vận động phù hợp cho từng khu vực, từng địa bàn, từng nhóm dân tộc có mức sinh khác nhau trong tỉnh.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hình thức đa dạng, phong phú, sinh động, hấp dẫn và thuyết phục phù hợp với văn hóa, tập quán của từng vùng, từng dân tộc, từng nhóm đối tượng.

- Tích hợp nội dung tuyên truyền, giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản vào nội dung một số môn học phù hợp trong chương trình chính khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đảm bảo phù hợp với từng lứa tuổi, cấp học trong hệ thống giáo dục của tỉnh; trang bị cho học sinh các kiến thức, kỹ năng cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, vô sinh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; định hình giá trị mỗi gia đình nên có hai con vì lợi ích gia đình và tương lai bền vững của đất nước.

- Thí điểm triển khai, mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam nữ chuẩn bị kết hôn. Cung cấp cho nam, nữ thanh niên vị thành niên các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan trực tiếp đến cuộc sống vợ chồng; chăm sóc, nuôi dạy con, quản lý kinh tế gia đình; củng cố giá trị mỗi gia đình nên có hai con, nuôi dạy con tốt và xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

- Tổng hợp, lồng ghép trong kế hoạch truyền thông dân số của tỉnh Lào Cai đến năm 2030. Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế và đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 29/01/2015 ban hành quy định quản lý hoạt động tuyên truyền của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Lào Cai.

3. Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích

- Tiếp tục xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ đẩy mạnh công tác dân số trên địa bàn tỉnh: Cụ thể các đối tượng được hỗ trợ, khuyến khích, phù hợp với vùng mức sinh của từng huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

- Rà soát, ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của địa phương để thực hiện cuộc vận động “Dừng lại ở hai con để nuôi, dạy cho tốt”.

- Kịp thời điều chỉnh chính sách hỗ trợ, khuyến khích của địa phương khi đạt mức sinh thay thế.

4. Mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) và các dịch vụ có liên quan

- Phổ cập dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản tới mọi người dân đảm bảo công bằng, bình đẳng trong tiếp cận, sử dụng dịch vụ, không phân biệt giới, người đã kết hôn, người chưa kết hôn.

- Xây dựng thí điểm cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản qua website, email, facebook, Youtube, Twitter, Instagram, Zalo,...

- Đối với địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới: Tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại trung tâm các xã.

- Thí điểm mô hình xã hội hóa dịch vụ dự phòng, sàng lọc vô sinh, ung thư đường sinh sản tại cộng đồng cho nhóm dân số trẻ đáp ứng nhu cầu và khả năng chi trả của người dân.

- Lồng ghép với các hoạt động của Chương trình "Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2021-2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 10/4/2020.

5. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác dân số các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội. Trang bị kiến thức, kỹ năng lồng ghép các nội dung điều chỉnh mức sinh vào nhiệm vụ, hoạt động của địa phương, ngành, đơn vị.

6. Nghiên cứu khoa học và hệ thống quản lý thông tin

Tổ chức các nghiên cứu khoa học về quy mô dân số, mức sinh trong mối quan hệ qua lại với phát triển kinh tế - xã hội; các nghiên cứu tác nghiệp về những giải pháp, can thiệp nhằm điều chỉnh mức sinh phù hợp cho từng giai đoạn và các vùng trên địa bàn tỉnh; thường xuyên cung cấp thông tin về hoạt động dân số và thực trạng mức sinh cho các cơ quan chỉ đạo, điều hành của tỉnh và cơ sở.

7. Kiểm tra, giám sát, đánh giá.

Định kỳ kiểm tra, đánh giá, giám sát hỗ trợ các địa phương để thực hiện hiệu quả Chương trình, đạt mục tiêu đề ra; kịp thời điều chỉnh, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn hoạt động và kết quả đạt được của các vùng, địa phương trong tỉnh; sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2020-2025 để điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn 2026-2030.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Chương trình: 45.433 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 15.664 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương: 29.769 triệu đồng.

(Phụ biểu 2- Kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách theo năm, giai đoạn 2020-2030)

2. Nguồn kinh phí

- Kinh phí thực hiện Chương trình từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số; chính sách hỗ trợ của địa phương do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, được bố trí trong dự toán chi của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Ngân sách Trung ương bảo đảm đủ chi phí dịch vụ kế hoạch hóa gia đình bao gồm cả phương tiện tránh thai cấp cho người dân tại các địa phương có mức sinh cao và đối tượng ưu tiên; một số khuyến khích người dân sinh ít con hơn tại địa phương có mức sinh cao.

- Ngân sách địa phương đảm bảo và hỗ trợ theo chính sách của địa phương và các hoạt động do ngân sách Trung ương không đáp ứng đủ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Là cơ quan thường trực, hàng năm tham mưu UBND tỉnh kế hoạch tổ chức thực hiện và báo cáo đánh giá việc thực hiện Chương trình này.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể (Tiểu Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh), Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát các hoạt động Chương trình trong các đơn vị trực thuộc và xuống đến cộng đồng khu dân cư.

- Chủ trì xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số nhằm đạt được mục tiêu mà Chương trình đã đề ra.

- Tham mưu tổ chức sơ kết vào năm 2025 và tổng kết Chương trình vào năm 2030.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Nghiên cứu tham mưu với UBND tỉnh đưa các chỉ số, các yếu tố liên quan về dân số vào kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của các huyện, thị xã thành phố và của toàn tỉnh Lào Cai.

- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan đưa các mục tiêu về dân số và phát triển, trong đó có Chương trình này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh. Phối hợp với Sở Tài chính cân đối nguồn ngân sách, đảm bảo chi cho các nội dung hoạt động của Chương trình.

3. Sở Tài chính

Cân đối, bố trí ngân sách cho các chương trình, dự án thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh; kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.

4. Các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội (thành viên Tiểu Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh)

- Căn cứ vị trí, chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức triển khai đưa các nội dung, hoạt động Chương trình vào kế hoạch, chương trình công tác hàng năm của ngành lĩnh vực được phụ trách.

- Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành, cơ quan liên quan trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động thực hiện Chương trình xuống đến các đơn vị trực thuộc, các nhóm đối tượng thuộc ngành, lĩnh vực được quản lý, theo dõi.

- Hằng năm (trước ngày 15/12), báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về cơ quan thường trực (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ Chương trình của tỉnh và đặc điểm tình hình cụ thể của địa phương, hằng năm xây dựng kế hoạch, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động của Chương trình trên địa bàn; báo cáo kết quả (trước ngày 15/12 hàng năm) về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế.

Các sở, ban ngành, Đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Chương trình triển khai thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế) để chỉ đạo giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TT: Tỉnh ủy; HĐND, UBND tỉnh;
- Các Ban Đảng Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, Đoàn thể tỉnh;
- Báo Lào Cai, Đài PT-TH tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, PCVP2;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, TH2, VX3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Dung

 

PHỤ BIỂU 1

MỤC TIÊU GIẢM SINH CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ CỦA TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Chương trình số: 10/CTr-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

Huyện/ thị xã/thành phố

Năm 2020

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Dân số trung bình (người)

Tỷ suất sinh thô (%)

Dân số trung bình năm 2025 (người)

Chi tiêu giảm sinh trung bình/năm

(%)

Tỷ suất sinh thô năm 2025 (%)

Dân số trung bình năm 2030 (người)

Chỉ tiêu giảm sinh trung bình/năm (%)

Tỷ suất sinh thô năm 2030 (%)

Toàn tỉnh

746.024

16.72

812.069

0.30

15.22

879.362

0.20

14.22

1

Bắc Hà

66.702

19.10

72.986

0.60

16.10

79.743

0.30

14.60

2

Bảo Thắng

108.931

15.10

115.838

0.10

14.60

123.502

0.10

14.10

3

Bát Xát

79.622

19.64

86.758

0.50

17.14

94.083

0.30

15.64

4

Bảo Yên

86.877

17.69

92.316

0.30

16.19

97.985

0.20

15.19

5

M. Khương

65.122

18.93

71.180

0.60

15.93

76.105

0.30

14.43

6

Si Ma Cai

38.191

18.43

40.842

0.50

15.93

43.623

0.30

14.43

7

Văn bản

91.062

16.15

98.944

0.10

15.65

105.311

0.20

14.65

8

Sa Pa

67.692

18.84

75.741

0.50

16.34

84.267

0.30

14.84

9

Lào Cai

141.825

13.00

157.464

0.10

12.50

174.743

0.00

12.50

 

PHỤ BIỂU 2

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH THEO NĂM, GIAI ĐOẠN 2020 -2030
(Kèm theo Chương trình số 10/CTr-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2020 UBND Lào Cai)

STT

Nội dung

Tổng giai đoạn

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

Ghi chú

 

Tổng

45.433

2.326

4.136

4.181

4.162

4.120

4.302

4.370

4.325

4.395

4.465

4.650

 

A

Ngân sách Trung ương (Chương trình mục tiêu Y tế - dân số)

15.664

417

908

953

1.084

1.232

1.504

1.662

1.707

1.867

2.027

2.302

 

I

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền

230

 

115

 

 

 

 

115

 

 

 

 

 

 

Đánh giá hiện trạng và xu hướng mức sinh của từng huyện, thị xã, TP làm cơ sở xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện (Hội nghị triển khai chương trình, kế hoạch: Tuyến tỉnh: 25 triệu đồng; tuyến huyện: 10 trđ/huyện x 9 huyện)

230

 

115

 

 

 

 

115

 

 

 

 

 

II

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi

14.260

354

687

847

987

1.147

1.307

1.467

1.627

1.787

1.947

2.107

 

1

Sản xuất (biên tập, thiết kế, phát hành) các loại tài liệu, tờ rơi, sách mỏng

236

 

23.6.

23.6.

23.6.

23.6.

23.6.

23.6.

23.6.

23.6.

23.6.

23.6.

 

2

Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh Tuyến tỉnh: Phóng sự: 20 triệu/năm, Tuyến huyện: chương trình phát thanh trên đài PT-TH huyện: 3 trđ/huyện/năm)

470

 

47

47

47

47

47

47

47

47

47

47

 

3

Xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên đài phát thanh truyền hình tỉnh

520

 

52

52

52

52

52

52

52

52

52

52

 

4

Hỗ trợ hoạt động ngoại khóa, Hội thi về dân số, sức khỏe sinh sản tại các trường THPT-THCS của 9/9 huyện, thị xã, tp

2.220

120

210

210

210

210

210

210

210

210

210

210

 

5

Mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe trước kết hôn

2.158

128

120

140

160

170

190

210

230

250

270

290

 

6

Tài liệu truyền thông về tư vấn khám sức khoẻ tiền hôn nhân

256

16

24

24

24

24

24

24

24

24

24

24

 

7

Tổ chức truyền thông tư vấn về khám sức khỏe trước kết hôn tại các trạm y tế xã

990

90

90

90

90

90

90

90

90

90

90

90

 

8

In hồ sơ quản lý khám sức khỏe cho vị thành niên, thanh niên trước kết hôn

2.020

 

30

70

100

140

180

220

260

300

340

380

 

9

Khám sức khỏe cho vị thành niên, thanh niên trước kết hôn Kinh phí Dự kiến 50% là người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số sống tại vùng đặc biệt khó khăn

5.390

 

90

190

280

390

490

590

690

790

890

990

 

III

Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích

524

63

64

64

56

43

40

39

39

39

39

39

 

1

Chính sách hỗ trợ triệt sản

346

63

46

46

38

25

23

21

21

21

21

21

 

2

Khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên (Trung bình mỗi năm: 10 tập thể x 0,6 x 1.490.000 = 8.940.000đ; 20 cá nhân x 0,3 x 1.490.000đ = 8 940.000)

178

 

18

18

18

18

18

18

18

18

18

18

 

IV

Mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ có liên quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Các nhiệm vụ và giải pháp khác

650

 

42

42

42

42

157

42

42

42

42

157

 

1

Định kỳ kiểm giám sát hỗ trợ, đánh giá (Tuyến tỉnh 15trđ/năm, tuyến huyện 3 trđ/năm x 9 huyện)

420

 

42

42

42

42

42

42

42

42

42

42

 

2

Sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2020-2025 để điều chỉnh cho phù hợp với giai đoạn 2026-2030 (Tuyến tỉnh: 25 triệu đồng, tuyến huyện: 10 trđ/huyện x 9 huyện)

230

 

 

 

 

 

115

 

 

 

 

115

 

B

Ngân sách địa phương

29.769

1.909

3.228

3.228

3.078

2.888

2.798

2.708

2.618

2.528

2.438

2.348

 

I

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi

9.427

427

900

900

900

900

900

900

900

900

900

900

 

 

Tổ chức chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở những địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn

9.427

427

900

900

900

900

900

900

900

900

900

900

 

III

Điều chỉnh, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Mở rộng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ có liên quan

16.434

1.374

1.948

1.948

1.798

1.608

1.518

1.428

1.338

1.248

1.158

1.068

 

1

Hỗ trợ cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho người dân có nhu cầu thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống tại xã đặc biệt khó khăn, đối tượng chính sách, vùng có mức sinh con

16.039

1.359

1.910

1.910

1.760

1.570

1.480

1.390

1.300

1.210

1.120

1.030

 

2

Trợ cấp tai biến do sử dụng các BPTT lâm sàng thất bại (trung bình mỗi năm 0,1% =10 ca)

395

15

38

38

38

38

38

38

38

38

38

38

 

V

Các nhiệm vụ và giải pháp khác

3.908

108

380

380

380

380

380

380

380

380

380

380

 

1

Bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ cho các cộng tác viên dân số thôn bản, xã, phường, thị trấn tại 9 huyện, thị xã, TP

2.990

90

290

290

290

290

290

290

290

290

290

290

 

2

Bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ cho viên chức dân số xã, phường, thị trấn và trưởng ban chỉ đạo , trưởng trạm y tế tại 9 huyện, thị xã, TP

918

18

90

90

90

90

90

90

90

90

90

90

 1

 



1 Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai 2019.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chương trình 10/CTr-UBND năm 2020 về điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng của tỉnh Lào Cai đến năm 2030

  • Số hiệu: 10/CTr-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 04/09/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Người ký: Giàng Thị Dung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/09/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản