- 1Quyết định 2783/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 56/2000/CT/CT-UBBT | Phan Thiết, ngày 17 tháng 10 năm 2000 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO NGHỀ TRONG NĂM 2000 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.
Công tác đào tạo nghề trong những năm qua ở tỉnh ta từng bước có những chuyển biến khá rõ nét. Các Trung tâm, các Trường và các cơ sở có tham gia dạy nghề ( gọi tắt là các cơ sở dạy nghề ) đã nổ lực phấn đấu khắc phục khó khăn thực hiện nhiệm vụ dạy nghề bằng nhiều biện pháp và hình thức linh hoạt, chủ động liên kết với các Trường Đại học, Cao đẳng ở ngoài tỉnh để mở các lớp đào tạo nghề đáp ứng được một phần nhu cầu của người học. Hệ thống các cơ sở dạy nghề đang từng bước được mở rộng, nâng cấp. Đội ngũ giáo viên cũng từng bước được chuẩn hóa để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo nghề.
Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Quy mô đào tạo còn quá nhỏ, chất lượng đào tạo chưa cao, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lý, hầu hết mới chỉ là dạy nghề ngắn hạn, chưa chú trọng dạy nghề trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề thiếu, lạc hậu nhưng chưa được đầu tư đúng mức. Nguyên nhân chính của tình hình này là do thiếu sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành trong việc tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách về đào tạo nghề. Người học sau khi tốt nghiệp phổ thông muốn được đào tạo ở bậc Cao đẳng, Đại học là chủ yếu, xem nhẹ đào tạo nghề.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, UBND tỉnh chỉ thị cho các Sở, Ngành, UBND các huyện, thành phố trong năm 2000 và những năm tiếp theo cần tăng cường quản lý đào tạo nghề với các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1/ Lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành và UBND các huyện, thành phố có kế hoạch tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về chủ trương, chính sách đào tạo nghề của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của công tác đào tạo nghề, làm cho toàn xã hội và chính người lao động hiểu rõ sự cần thiết phải có nghề thì mới có cơ hội tìm được việc làm, trên cơ sở đó tạo nên phong trào học nghề, lập nghiệp rộng khắp trong nhân dân.
2/ Các Sở, Ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đơn vị mình xây dựng kế hoạch về nhu cầu sử dụng lao động hàng năm và đến 2010; trong đó xác định rõ lao động phải qua đào tạo nghề, đào tạo THCN, Cao đẳng – Đại học và trên Đại học. Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề lập kế hoạch đào tạo nghề theo mục tiêu kế hoạch đề ra báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 25/11/2000 ( gởi Sở Kế hoạch đầu tư và Sở Lao động – TBXH để tổng hợp). Giao trách nhiệm cho Sở Lao động – TBXH chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức chính quyền tỉnh, Sở Kế hoạch đầu tư và các ngành liên quan nghiên cứu, khảo sát xây dựng quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề của tỉnh đến năm 2010 trình UBND tỉnh phê duyệt vào đầu tháng 11/2000.
3/ Tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề và phổ cập nghề cho người lao động :
- Trường dạy nghề tỉnh cần tập trung hoàn thành việc xây dựng cơ sở vật chất nhằm sớm đi vào hoạt động phục vụ nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đáp ứng nhu cầu của các chương trình dự án phát triển kinh tế – xã hội và các khu công nghiệp tập trung.
- Các cơ sở dạy nghề ngắn hạn cần chú trọng phát triển các hình thức dạy nghề thích hợp, linh hoạt để phổ cập nghề cho người lao động, đặc biệt là dạy các nghề thuộc lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, gắn đào tạo nghề với việc làm, từng bước đổi mới nội dung chương trình đào tạo, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất, áp dụng phương pháp đào tạo tiên tiến để nâng cao năng lực thực hành cho người học.
- Thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở dạy nghề nhằm từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Giao trách nhiệm cho Sở Lao động – TBXH chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo hướng chuẩn hóa hàng năm báo cáo UBND tỉnh quyết định.
4/ Thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực đào tạo nghề, theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ xây dựng chính sách khuyến khích, huy động mọi nguồn lực phát triển đào tạo nghề trong đó huy động nguồn lực từ cơ sở sản xuất, nguồn lực trong nhân dân và tranh thủ nguồn lực từ hợp tác quốc tế. Giao trách nhiệm Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp các ngành, các cấp nghiên cứu tham mưu chủ trương, cơ chế quản lý, chính sách đào tạo nghề trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
5/ Với chức năng quản lý Nhà nước về đào tạo nghề theo quy định của các Bộ, ngành Trung ương và theo nội dung chỉ thị này, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cơ sở dạy nghề.
6/ Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các cơ sở dạy nghề có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về dạy nghề theo Nghị định 90/CP ngày 15/12/1995 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động – TBXH về dạy nghề. Thực hiện đầy đủ các nội dung, chương trình đào tạo của từng ngành nghề theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và quy định của địa phương.
Nhận được chỉ thị này yêu cầu lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các cơ sở dạy nghề tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện trong đơn vị mình. Quá trình thực hiện nếu có những khó khăn vướng mắc kịp thời phản ánh về UBND tỉnh để xem xét giải quyết.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
- 1Quyết định 45/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 191/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Tuyên Quang
- 3Chỉ thị 14/2011/CT-UBND đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 2783/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 5Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 2783/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 90-CP năm 1995 hướng dẫn Bộ Luật lao động về học nghề
- 2Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao
- 3Quyết định 45/2011/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 4Quyết định 191/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh Tuyên Quang
- 5Chỉ thị 14/2011/CT-UBND đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chỉ thị 56/2000/CT/CT-UBBT về tăng cường công tác quản lý, đào tạo nghề trong năm 2000 và những năm tiếp theo do tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 56/2000/CT/CT-UBBT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 17/10/2000
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/10/2000
- Ngày hết hiệu lực: 07/11/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực