THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT |
Số: 515-TTg | Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 1957 |
CHỈ THỊ
VỀ THUẾ NÔNG NGHIỆP NĂM 1957 (BỔ SUNG CHỈ THỊ SỐ 416-TTG NGÀY 7-10-1957)
Đến nay, nói chung các địa phương đã tổ chức nghiên cứu xong chủ trương điều chỉnh diện tích, sản lượng và thu thuế nông nghiệp trong nội bộ cán bộ lãnh đạo các cấp, bản dịch xong kế hoạch thi hành. Một số địa phương làm nhanh, đã đào tạo xong cán bộ thôn xã.
Nhiều địa phương đã chú ý nhiều đến đả thông tư tưởng cán bộ, đã thảo luận kĩ về kế hoạch soát lại diện tích và điều chỉnh sản lượng thích hợp với địa phương mình. Một số địa phương gặp nhiều khó khăn đã dùng biện pháp tạm thời giải quyết vấn đề diện tích, sản lượng một cách đơn giản nhằm hoàn thành việc thu thuế đủ mức, đúng thời vụ. Một số ít địa phương khác có dự định điều chỉnh sản lượng trong một phạm vi tương đối rộng ; việc này cần thận trọng, đề phòng tình trạng làm không được tốt, kéo dài thời gian. Ngoài ra, cũng có một số địa phương vín nhiều vào khó khăn khách quan, đã có dự trù trong công tác, chưa bắt tay vào làm đã có ý muốn rút mức thuế. Như thế không đúng, vì sẽ ảnh hưởng đến việc thu thuế đúng thời vụ, và đúng mức.
Hiện nay, công tác thuế nông nghiệp đang gặp khó khăn là thời gian công việc thì ngắn mà công việc nhiều, khả năng lãnh đạo có hạn, cán bộ thiếu. Các Ủy ban hành chính các cấp cần tập trung lãnh đạo khắc phục những khó khăn đó, để hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra.
Căn cứ tình hình hiện nay, tiếp chỉ thị số 461-TTg ngày 7 tháng 10 năm 1957, nay lưu ý Ủy ban Hành chính các cấp và nói rõ thêm mấy điểm sau :
1) Mức thuế . Cần nhắc lại là : mức thuế nói chung và mức thuế nói riêng đã giao cho các địa phương là đã căn cứ vào số thuế thực thu năm 1956 và căn cứ vào chủ trương điều chỉnh diện tích, sản lượng trong năm nay mà định. Với mức thuế ấy ,chỉ động viên vào khoản 12% số thu hoạch về lúa năm 1957. Đó là mức phải bảo đảm. Hiện nay, việc điều chỉnh diện tích sản lượng chưa làm xong, không nên để ý kiến rút mức thuế.
Bộ Tài chính đã đề ra với các địa phương những số liệu về diện tích, sản lượng. Đó là những số liệu có căn cứ, nhưng có thể có chỗ chưa thật sát. Dù sao, cần coi đó là những con số lãnh đạo, phải cố gắng đạt tới để đảm bảo mức thuế.
Vấn đề chính đặt ra lúc này là : các địa phương phải căn cứ vào chủ trương và kế hoạch điều chỉnh diện tích, sản lượng đã định, mà ra sức lãnh đạo thực hiện cho tốt nhằm đạt được những yêu cầu đã đề ra là thu thúê đủ mức và đúng thời vụ, đồng thời góp phần ổn định nông thôn.
2) Vấn đề thời gian. Cần nắm vững yêu cầu là thu thuế ngay sau khi gặt xong, thu xong trong vòng một tháng. Muốn vậy, cần cố gắng điều chỉnh diện tích, sản lượng cho xong trong tháng 11 năm 1957. Tuy nhiên, đối với một số nơi, vì hòan cảnh công tác phức tạp, hoặc vì gặt sớm, có thể thu chậm hơn sau khi gặt xong khoảng 15, 20 hôm; nhưng không nên thu quá xa sau vụ gặt như một số nơi đề nghị. Nếu xét thật cần thiết, để khỏi lỡ thời vụ, có thể vận động nông dân tạm nộp cho Nhà nước, chờ lập sổ thuế xong sẽ thanh toán dứt khoát ngay trong vụ đông này.
3) Vấn đề cán bộ. Công tác thuế chủ yếu phải do cán bộ thôn xã làm. Cho nên, phải coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thôn xã để số anh em này có thể nắm được chính sách thuế và phương pháp làm thuế, có tinh thần trách nhiệm, tự động công tác được ; và cũng do đó, không điều động số anh em này đi làm các công tác khác trong suốt thời gian điều chỉnh diện tích, sản lượng và thu thuế nông nghiệp. Đồng thời cần có sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp trên, đặc biệt là của cấp huyện. Việc kiểm tra, đôn đốc phải do các cơ quan lãnh đạo các cấp trực tiếp đảm nhiệm. Muốn thế, cần phân công phụ trách rành mạch, kết hợp chặt chẽ các công tác, phân phối cán bộ vào từng công tác cho hợp lý, tập trung lãnh đạo vào từng công tác cho đúng lúc, tránh tình trạng làm việc này bỏ việc khác; riêng về thuế nông nghiệp, việc lãnh đạo cần tập trung đúng mức vào hai đợt công tác quan trọng nhất là : đợt điều chỉnh diện tích, sản lượng, trong vòng một tháng; đợt thu thuế trong vòng 20 ngày.
Ngoài ra, các khu, tỉnh nên thu xếp công tác ở địa phương để có thể tập trung một số các ngành và cán bộ sửa sai có năng lực và đã quen công tác thuế đưa về giúp các huyện chỉ đạo thực hiện.
4) Vấn đề cấp giấy chứng nhận ruộng đất cho nông dân. Vấn đề này là một vấn đề quan trọng và phức tạp, có ý nghĩa chính trị lớn. Trước mắt, vì cần tập trung lãnh đạo việc điều chỉnh diện tích cho tốt, nên chưa đặt vấn đề cấp ngay giấy chứng nhận ruộng đất cho nông dân. Nói chung, chưa giải quyết những trường hợp tranh chấp về ruộng đất, nếu có thì ghi lại và tuyên bố là sẽ giải quyết khi cấp giấy chứng nhận ruộng đất. Hiện nay, về mặt thu thuế nông nghiệp thì chúng ta theo quan điểm : người nào hưởng hoa lợi thì người đó chịu thuế.
5) Vấn đề miễn giảm. Chính sách đã có.Cần thi hành đúng và kịp thời để tỏ rõ sự quan tâm của Chính phủ đối với nông dân những vùng bị thiên tai; do đó mà củng cố thêm một bước lòng tin tưởng của nông dân đối với chính sách, đối với lãnh đạo.
6) Vấn đề kho tàng. Để giải quyết vấn đề này, chỉ thị trước đã nêu rõ hướng. Ngay từ bây giờ, Ủy ban Hành chính các cấp cần kiểm điểm lại việc chuẩn bị kho tàng (để thu thuế và thu mua), giúp đỡ công ty Lương thực giải quyết mọi khó khăn để đảm bảo lúc cần kho là có đủ kho.
7) Thủ tướng phủ sẽ hợp với các Ủy ban Hành chính địa phương vào khoản 25-11-1957 để :
Kiểm điểm tình hình điều chỉnh diện tích, sản lượng.
Kiểm điểm việc tổ chức thu thuế và thu mua.
Theo nội dung như trên, Ủy ban Hành chính các cấp cần chuẩn bị trước.
Nhận được chỉ thị này, Uỷ ban Hành chính các cấp cần nghiên cứu kĩ để thi hành đúng.
| THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Chỉ thị 515-TTg về thuế nông nghiệp năm 1957 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 515-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/10/1957
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: 06/11/1957
- Số công báo: Số 45
- Ngày hiệu lực: 13/11/1957
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định