Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2006/CT-UBND | Vĩnh Yên, ngày 15 tháng 6 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/2005/NĐ-CP NGÀY 27/12/2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH
Trong những năm qua, thực hiện Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch của tỉnh ta có nhiều chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nề nếp, đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, giúp cơ quan nhà nước có cơ sở hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những việc làm tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương còn có những hạn chế nhất định như: thủ tục có việc còn rườm rà, thời hạn giải quyết còn dài, có những sự kiện hộ tịch phát sinh thay đổi chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh…
Để đáp ứng kịp thời yêu cầu cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch. Ngày 27/12/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, thay thế Nghị định số 83/1998/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 01/4/2006. Nhằm thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đảm bảo thống nhất có hiệu quả trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Chỉ thị các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị phối hợp với các cấp, các ngành tăng cường phổ biến Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đến tận cơ sở, các tổ dân phố, tổ hoà giải và các tầng lớp nhân dân.
- Cơ quan thông tin đại chúng: Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc phải thường xuyên dành thời lượng tuyên truyền, phổ biến: Nội dung của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; tiến độ và kết quả thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể có trách nhiệm chỉ đạo triển khai và phối hợp tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đến toàn thể cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị trong ngành do mình quản lý.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị có trác nhiệm: tổ chức thực hiện và chỉ đạo Uỷ ban nhân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, bố trí và phân công cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã chuyên trách, có đủ trình độ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đảm bảo kinh phí, bố trí kho lưu trữ hồ sổ hộ tịch, lưu trữ hồ sơ hộ tịch và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm: hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành tổ chức thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện phổ biến, tuyên truyền rộng rãi nội dung của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đảm bảo có chất lượng và hiệu quả; thực hiện tốt việc hướng dẫn nghiệp vụ và kịp thời giải đáp những vướng mắc của cơ quan tư pháp các cấp trong quá trình thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP; tổ chức, triển khai việc in ấn, phát hành biểu mẫu hộ tịch, sổ hộ tịch để sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh theo đúng quy định; tổng hợp kết quả thực hiện ở các cấp, các ngành và tổ chức sơ kết, tổng kết về kết quả thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP trên phạm vi toàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ.
4. Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn hàng năm cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp trong phạm vi toàn tỉnh; thực hiện rà soát và bố trí, sắp xếp ổn định đội ngũ làm công tác tư pháp theo đúng quy định tại Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Công an tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đăng ký hộ tịch để giải quyết việc đính chính, điều chỉnh họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm, sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán trong: Hồ sơ công chức; học bạ, chứng minh nhân dân, sổ Hộ khẩu, sổ Bảo hiểm xã hội, các loại văn bằng, chứng chỉ. Cơ sở pháp lý để giải quyết là Giấy khai sinh của công dân đã được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
6. Sở Tài chính ngoài việc phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng văn bản trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh; cùng với Kho bạc Nhà nước tỉnh, Cục thuế tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp trong việc lập, cấp kinh phí triển khai, sơ kết, tổng kết; in, phát hành biểu mẫu hộ tịch, sổ hộ tịch và thu, nộp, miễn lệ phí hộ tịch hàng năm theo đúng quy định.
Yêu cầu các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 09/2006/CT-UBND triển khai thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 2Chỉ thị 04/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đăng ký và quản lý hộ tịch do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 3Quyết định 1717/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án trang bị phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 28/2013/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014 - 2018
- 5Quyết định 1189/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 6Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch
- 2Nghị định 83/1998/NĐ-CP về việc đăng ký hộ tịch
- 3Nghị định 114/2003/NĐ-CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn
- 4Chỉ thị 09/2006/CT-UBND triển khai thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 5Chỉ thị 04/2007/CT-UBND tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đăng ký và quản lý hộ tịch do tỉnh Bạc Liêu ban hành
- 6Quyết định 1717/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án trang bị phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 28/2013/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014 - 2018
Chỉ thị 40/2006/CT-UBND thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- Số hiệu: 40/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 15/06/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Trần Ngọc Ái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/06/2006
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra