- 1Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3599/CT-BNN-VP | Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2008 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH LỞ MỒM LONG MÓNG ĐANG CÓ CHIỀU HƯỚNG GIA TĂNG
Theo báo cáo của Cục Thú y, dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) hiện đang xảy ra ở 37 xã thuộc 11 huyện của 6 tỉnh (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái, Ninh Bình và Thái Bình) với 600 gia súc mắc bệnh. Như vậy, ngoài các tỉnh Bắc Trung bộ, miền núi phía Bắc, dịch bệnh LMLM đã xuất hiện ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng nơi có mật độ gia súc cao, giao lưu buôn bán và vận chuyển gia súc nhiều. Mặt khác, thời điểm hiện nay cho đến tết Nguyên đán, việc vận chuyển buôn bán gia súc trong cả nước ngày càng gia tăng, vì vậy dịch LMLM có nguy cơ lây lan rộng, gây thiệt hại nặng nếu chủ quan, lơ là, không phòng chống tích cực.
Để nhanh chóng dập tắt dịch LMLM, ngăn chặn dịch lây lan, bảo vệ và phát triển chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách sau:
I. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH ĐANG CÓ Ổ DỊCH.
1. Kiểm điểm nghiêm túc việc áp dụng các biện pháp phòng chống đã thực hiện thời gian qua để rút kinh nghiệm tiếp tục triển khai quyết liệt và khẩn trương công tác phòng chống; đối với ổ dịch chưa xử lý triệt để, thực hiện ngay việc tiêu hủy hoặc giết mổ bắt buộc số gia súc mắc bệnh.
2. Đặt mục tiêu không để phát sinh thêm ổ dịch mới trên địa bàn của tỉnh.
II. ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC TỈNH, THÀNH
1. Duy trì và củng cố hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch gia súc, gia cầm tại địa phương và bảo đảm họp giao ban định kỳ.
2. Giao trách nhiệm giám sát dịch bệnh cho chính quyền cấp xã, trưởng thôn, bản và thú y viên xã để giám sát từng hộ chăn nuôi gia súc, phát hiện sớm các ổ dịch mới xảy ra, báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh và cơ quan thú y địa phương, không được giấu dịch.
3. Khi phát hiện gia súc nhiễm bệnh LMLM, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải công bố dịch, đồng thời tổ chức tiêu hủy, giết mổ bắt buộc số gia súc mắc bệnh có sự giám sát của Cơ quan thú y; khoanh vùng xã có ổ dịch, tiến hành vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường ở vùng dịch và các xã lân cận; thiết lập các chốt kiểm dịch tạm thời ở các trục giao thông ở các xã có dịch; cấm vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia súc và sản phẩm gia súc tại vùng có dịch; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, không để dịch lây lan ra các địa bàn khác trong tỉnh, thành hoặc đến các tỉnh, thành khác. Thực hiện hỗ trợ kịp thời người chăn nuôi theo Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
4. Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về tính chất, đặc điểm, tác hại và biện pháp phòng chống dịch bệnh LMLM để cho người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ để nâng cao nhận thức và có kiến thức chủ động tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh.
5. Rà soát kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc trong tỉnh, thành, chỉ đạo chặt chẽ và đôn đốc thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin LMLM theo quy định, yêu cầu tỷ lệ tiêm phòng phải đạt trên 80% so với tổng đàn tại vùng tiêm. Những địa phương lâu nay không thực hiện tốt công tác tiêm phòng để dịch thường xuyên xảy ra cần nghiêm khắc rút kinh nghiệm.
6. Kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vắc xin LMLM từ nguồn ngân sách của Nhà nước, không được để vắc xin tồn đọng trong kho, hết hạn sử dụng gây lãng phí.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị, địa phương giấu dịch, phát hiện chậm để lây lan dịch bệnh, những tổ chức cá nhân làm phát sinh, lây lan dịch.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để cùng phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công điện 16/CĐ-BNN-TY năm 2013 triển khai biện pháp chống dịch lở mồm long móng gia súc do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 2Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1Quyết định 2519/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
Chỉ thị 3599/CT-BNN-VP về tăng cường công tác phòng chống dịch lở mồm long móng đang có chiều hướng gia tăng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 3599/CT-BNN-VP
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 02/12/2008
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Bùi Bá Bổng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/12/2008
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực