Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31-UB/CT

Bến Tre, ngày 22 tháng 6 năm 1979

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG MÀNG LƯỚI THÚ Y ĐỊA PHƯƠNG

Thi hành Chỉ thị số 27/NN-CT của Bộ Nông nghiệp và Nghị quyết của Tỉnh uỷ về việc xây dựng màng lưới thú y.

Theo đề nghị của Ty Nông nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Mỗi huyện, thị chọn một xã hay phường làm thí điểm trong 2 tháng 6, 7/1979, xây dựng tủ thuốc thú y xã có một thú y trưởng và túi thuốc thú y ấp có một thú y viên. Sau đó tổng kết rút kinh nghiệm báo cáo về tỉnh.

2. Nội dung xây dựng màng lưới thú y địa phương gồm:

a) Tình hình tổ chức: vận động dân đóng góp có sự hỗ trợ của Nhà nước. Những hộ chăn nuôi góp theo đầu con gia súc.

- Mỗi heo nái mỗi năm góp 1đ50.

- Mỗi heo thịt mỗi lứa nuôi góp 1đ00.

- Mỗi trâu – bò mỗi năm góp 1đ50.

- Mỗi bê, nghé, dê mỗi năm góp 0đ50.

Quyền lợi của hộ góp tiền:

- Tiêm phòng gia súc không mất tiền.

- Gia súc bệnh có thú y đến chữa trị không lấy tiền công mà chỉ thu tiền thuốc theo giá quy định.

- Được ưu tiên mua thuốc chữa bệnh gia súc theo giá quy định.

b) Vốn xây dựng tủ thuốc thú y xã từ 400-500đ, túi thuốc thú y ấp từ 50-100đ lấy từ nguồn thu dân đóng góp, thu thuế sát sinh 20%, tiền lời 6% giá bán thuốc.

c) Chế độ đãi ngộ cho thú y viên như sau: thú y xã được hưởng quyền lợi về các mặt như một cán bộ bán chuyên trách của xã, về nhu yếu phẩm được cấp theo khả năng của ngành thương nghiệp. Hằng tháng được hưởng phụ cấp từ 15-25đ tuỳ theo số gia súc ít hay nhiều.

Thí dụ: xã trên 1.500 heo và 300 trâu bò thì được hưởng 25đ/tháng, nếu dưới 1.500 heo và 300 trâu bò thì hưởng 15-20đ/tháng, thú y ấp được miễn nghĩa vụ công dân trong đợt tiêm phòng hay chống dịch gia súc và được hưởng phụ cấp 7-10đ/tháng, ấp có từ 250 heo và 50 trâu bò trở xuống thì hưởng 7đ/tháng, trên 250 heo và 50 trâu bò thì hưởng 10đ/tháng. Phụ cấp cho thú y địa phương lấy từ quỹ 3 nguồn thu trên.

d) Cán bộ thú y địa phương trực thuộc Uỷ ban nhân dân xã quản lý. Về kỹ thuật, trực thuộc Ban Nông nghiệp huyện, thị chỉ đạo hàng tháng, Phòng Nông nghiệp quyết toán tài chánh với Phòng Tài chánh huyện, thị.

2. Nhiệm vụ của thú y địa phương gồm có:

- Tiêm phòng gia súc, gia cầm.

- Chữa gia súc bệnh

- Bán thuốc thú y

- Kiểm dịch sát sinh

- Quản lý đầu con gia súc

- Phổ biến khoa học kỹ thuật chăn nuôi thú y cho dân.

3. Ty Tài chánh cấp kinh phí đào tạo cán bộ thú y địa phương theo dự trù của Ty Nông nghiệp. Thuế sát sinh cấp cho màng lưới thú y địa phương để mua dụng cụ thú y và cấp hàng tháng, Ty Thương nghiệp tuỳ khả năng cấp như yếu phẩm hàng tháng cho thú y trưởng ở xã.

Hội Phụ nữ tỉnh phối hợp giải quyết người đào tạo cho màng lưới thú y. Ty Lương thực giải quyết gạo cho thú y trưởng theo chế độ cán bộ nửa chuyên trách ở xã.

4. Uỷ ban nhân dân huyện, thị và Ty Nông nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị nầy và báo cáo kết quả lên Uỷ ban nhân dân tỉnh vào ngày 30/7/1979./.

 

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hữu Nghĩa