BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 2951-PC | Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 1960 |
VỀ VIỆC PHÂN CẤP KÝ KẾT CÁC HỢP ĐỒNG VẬN TẢI TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
Công tác vận tải của Bộ Giao thông và Bưu điện gồm có các ngành: Đường sắt, Đường thỦy và Đường bộ. Mỗi ngành có đặc điểm riêng về tổ chức và phân cấp quản lý.
- Tổng cục đường sắt là một xí nghiệp thống nhất, là một đơn vị hạch toán kinh tế tổng hợp. Mọi công việc phân phối toa xe, đầu máy, điều khiển thực hiện kế hoạch vận chuyển hàng ngày đều do Tổng cục đường sắt trực tiếp chỉ huy. Các đơn vị sơ sở của Tổng cục đường sắt không phải là đơn vị vận tải độc lập và không phải là đơn vị hạch toán kinh tế toàn diện.
- Tổng cục giao thông thủy bộ không phải là một tổ chức xí nghiệp thống nhất như Tổng cục đường sắt. Có Tổ chức vận tải trực thuộc Tổng cục quản lý như Quốc doanh vận tải sông biển. Thời gian tới, Tổng cục sẽ trực tiếp quản lý thêm một số công ty vận tải ô tô, công ty vận tải đường sông và một số trạm vận tải khác.
Các công ty ô tô, công ty đường sông khác, sau khi đã phân cấp cho địa phương thì do các Ủy ban các địa phương quản lý về mọi mặt. Về các công tư hợp doanh và hợp tác xã thì do Ủy ban địa phương quản lý hoàn toàn. Và về nhiệm vụ vận tải thì các Công ty vận tải quốc doanh địa phương, các công tư hợp doanh và các hợp tác xã thì theo kế hoạch vận tải chung của Bộ. Tổng cục giao cho Ủy ban và Ty địa phương, do địa phương phân phối.
Các cơ quan giao thông vận tải địa phương có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức toàn bộ công tác giao thông vận tải địa phương mình, điều hòa phân phối kế hoạch vận tải, chỉ đạo kiểm tra thực hiện kế hoạch vận tải của trung ương và kế hoạch vận tải trong địa phương.
Tóm lại, Tổng cục giao thông thỦy bộ chỉ đạo các đơn vị sản xuất, không trực tiếp thực hiện sản xuất, không phải là một đơn vị hạch toán kinh tế, và là cơ quan chỉ đạo các đơn vị xí nghiệp sản xuất vận tải và hạch toán kinh tế.
Căn cứ vào đặc điểm của các ngành vận tải trên đây, Bộ Giao thông và Bưu điện phân cấp việc ký kết các hợp đồng vận tải như sau:
Theo Nghị định số 004-TTg ngày 04-01-1960 ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ quy định các Bộ trưởng, hoặc Thứ trưởng, Tổng cục trưởng hoặc Tổng cục phó có trách nhiệm ký kết các hợp đồng nguyên tắc.
Căn cứ vào Nghị định nói trên của Thủ tướng Chính phủ và để việc ký kết được thuận tiện tuỳ theo yêu cầu của từng Bộ có hàng, Bộ sẽ ký hoặc Tổng cục đường sắt và Tổng cục giao thông thủy bộ sẽ trực tiếp ký hợp đồng nguyên tắc.
Bộ Giao thông và Bưu điện có thể ký hợp đồng nguyên tắc theo hai trường hợp như sau:
1. Ký một hợp đồng nguyên tắc chung bao gồm cả khối lượng vận chuyển của ba ngành vận tải: Đường sắt, Đường thủy và Đường bộ.
Trong hợp đồng này sẽ quy định rõ mỗi Tổng cục đường sắt, Tổng cục thủy bộ sẽ chịu trách nhiệm thực hiện phần của mình là những hàng gì, bao nhiêu.
2. Ký với các Bộ từng hợp đồng nguyên tắc riêng cho khối lượng hàng hóa vận chuyển thuộc từng ngành vận tải, để tiện giao lại nhiệm vụ cho từng Tổng cục đường sắt hay thủy bộ.
Khối lượng hàng hóa vận chuyển do Bộ ký trong hợp đồng nguyên tắc bao gồm cả khối lượng do đơn vị vận tải trực thuộc trung ương và các đơn vị vận tại địa phương phải đảm nhiệm.
Sau khi Bộ đã ký hợp đồng nguyên tắc, các Tổng cục có nhiệm vụ thực hiện hợp đồng nguyên tắc của Bộ bằng cách ký các hợp đồng cụ thể (Đường sắt) hoặc đôn đốc, lãnh đạo các đơn vị vận tải trưng ương, các đơn vị vận tải địa phương ký các hợp đồng cụ thể (Tổng cục giao thông thủy lợi).
Tổng cục đường sắt là đơn vị xí nghiệp trực tiếp quản lý sản xuất và hạch toán kinh tế. Do đó, Tổng cục đường sắt có thể ký cả hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng cụ thể.
Tổng cục đường sắt có thể Ủy quyền cho Cục vận tải chuyển và các ga ký các hợp đồng cụ thể.
- Cục vận chuyển ký các hợp đồng cụ thể 3 tháng, 1 tháng, các ga ký các hợp đồng cụ thể một tháng hoặc ngắn ngày hơn nữa.
Tổng cục đường sắt chịu trách nhiệm đối với Bộ và các cơ quan, xí nghiệp có hàng trong việc thực hiện các hợp đồng cụ thể do Cục Vận chuyển hoặc các ga đại diện cho Tổng cục ký kết.
Tổng cục giao thông thủy bộ không ký hợp đồng cụ thể. Trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của chủ hàng hoặc theo sự phân công của Bộ, Tổng cục giao thông thủy bộ sẽ ký hợp đồng nguyên tắc.
Sau khi Tổng cục giao thông thủy bộ đã ký hợp đồng nguyên tắc hoặc đã nhận khối lượng hàng vận chuyển do Bộ phân công có nhiệm vụ nghiên cứu phân bổ khối lượng vận chuyển cho các Khu, Ty Giao thông vận tải và các đơn vị vận tải trực thuộc Tổng cục thực hiện.
Đối với các hàng hoá vận chuyển trong từng địa phương, thuộc kế hoạch của từng địa phương, các Khu, Ty Giao thông vận tải không ký hợp đồng cụ thể mà sẽ ký các hợp đồng nguyên tắc với các cơ quan, xí nghiệp có hàng vận chuyển trong phạm vi địa phương để bảo đảm kế hoạch vận chuyển hàng hóa trong địa phương đó.
Sau khi các Khu, Sở, Ty Giao thông vận tải đã ký hợp đồng nguyên tắc hoặc đã nhận khối lượng hàng hóa do trung ương phân công, có nhiệm vụ phân bổ hàng hóa vận chuyển cho các đơn vị vận tải trong địa phương. Các đơn vị vận tải nói ở đây bao gồm các Quốc doanh vận tải, các công tư hợp doanh vận tải và các hợp tác xã vận tải.
Các Khu, Sở, Ty Giao thông vận tải có nhiệm vụ hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị vận tải trong phạm vi địa phương mình quản lý ký kết hợp đồng cụ thể.
Các Công ty vận tải đường bộ, đường sông địa phương các công tư hợp doanh vận tải, các hợp tác xã vận tải là đơn vị ký kết các hợp đồng cụ thể với các cơ quan, xí nghiệp có hàng để thực hiện hợp đồng nguyên tắc mà các Khu, Sở, Ty Giao thông vận tải đã ký kết hoặc để bảo đảm vận chuyển những khối lượng hàng hóa do trung ương phân bổ cho địa phương.
Quốc doanh vận tải sông biển và các Công ty đường bộ, đường sông trực thuộc Tổng cục có nhiệm vụ ký các hợp đồng cụ thể với các cơ quan, xí nghiệp có hàng để thực hiện hợp đồng nguyên tắc do Bộ hay Tổng cục đã ký.
*
* *
Đối với các hợp đồng nguyên tắc do Bộ Giao thông và Bưu điện hoặc Tổng cục thỦy bộ đã ký kết với các Bộ và cơ quan Nhà nước, các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố cũng có trách nhiệm thi hành (như đã quy định trong báo cáo tổng kết hội nghị học tập chế độ hợp đồng kinh tế ngày 10 tháng 6 năm 1960 đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua).
Các Ủy ban hành chính địa phương (khu, tỉnh, thành phố) thi hành các hợp đồng vận tải do Bộ, hoặc các Tổng cục ký bằng cách đôn đốc, lãnh đạo các Ty, Sở Giao thông vận tải, các xí nghiệp vận tải và các cơ quan, xí nghiệp có hàng vận tải trong địa phương ký kết hợp đồng cụ thể, thực hiện hợp đồng tốt, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của hai bên, v.v…
Đối với các công tư hợp doanh và hợp tác xã vận tải thực hiện kế hoạch vận tải, tham gia thực hiện chế độ hợp đồng vận tải này, khi xảy ra trường hợp một bên nào không thực hiện hợp đồng đúng đắn thì tuỳ mức độ trường hợp mà địa phương và các cơ quan có trách nhiệm đặt điều kiện giải quyết: hoặc đưa hội đồng trọng tài xét xử hoặc thi hành theo điều 28 của điều lệ tạm thời về chuyển vận hàng hóa trên đường bộ và đường thủy do Nghị định số 40-NĐ của Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành ngày 23 tháng 2 năm 1957.
| K.T BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN |
- 1Thông tư 129-HĐ/TT năm 1962 quy định nhiệm vụ quyền hạn của các ngành các cấp thuộc Bộ Giao thông Vận tải đối với việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế của Chính phủ do Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 2Thông tư 090-TTg năm 1960 ban hành thể lệ tạm thời về hợp đồng vận tải hàng hóa do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 1Thông tư 129-HĐ/TT năm 1962 quy định nhiệm vụ quyền hạn của các ngành các cấp thuộc Bộ Giao thông Vận tải đối với việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế của Chính phủ do Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 2Nghị định 004-TTg năm 1960 ban hành điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước do Thủ Tướng ban hành
- 3Thông tư 090-TTg năm 1960 ban hành thể lệ tạm thời về hợp đồng vận tải hàng hóa do Phủ Thủ Tướng ban hành
Chỉ thị 2951-PC năm 1960 về phân cấp ký kết các hợp đồng vận tải trong ngành Giao thông và Bưu điện do Bộ Bưu điện và Giao thông ban hành
- Số hiệu: 2951-PC
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/07/1960
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông và Bưu điện
- Người ký: Nguyễn Hữu Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 42
- Ngày hiệu lực: 11/08/1960
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định