Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 295-CT | Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 1989 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THỐNG KÊ GIÁ CẢ
Trong nhiều năm qua, việc thu thập số liệu về giá cả đã góp phần cung cấp những thông tin cần thiết cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước. nhưng đến nay, trước tình hình đổi mới về quản lý kinh tế, công tác thống kê giá cả chưa đạt yêu cầu và bộc lộ một số nhược điểm cần sớm được khắc phục:
- Danh mục hàng hoá để thu thập số liệu tính chỉ số giá không còn bảo đảm tính đại diện cho hàng hoá lưu thông trên thị trường nên chỉ số giá chưa phản ánh được đầy đủ sự biến động của giá cả;
- Mạng lưới điều tra ở nhiều địa phương chưa được củng cố, không đủ điều kiện bảo đảm cung cấp kịp thời và đúng đắn số liệu cho việc tính chỉ số cũng như các yêu cầu quản lý khác;
- Chỉ số giá bán lẻ hàng hoá tính riêng cho thị trường tự do và thị trường có tổ chức không còn phù hợp với tình hình thị trường thống nhất hiện nay và làm cho việc tính chỉ số trở nên phức tạp một cách không cần thiết;
Quyền số dùng để tính chỉ số không được áp dụng thống nhất, dẫn đến chỉ số giá không phản ánh đúng sự biến động của giá cả.
Để hoàn thiện công tác thống kê giá cả nhằm nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:
1. Tổng cục thống kê cần tổ chức lại mạng lưới thống kê giá và chỉ đạo việc thu thập, xử lý và công bố kịp thời, thống nhất các số liệu về hệ thống chỉ số giá cả theo các nội dung sau:
- Hệ thống chỉ số giá cả bao gồm các loại chỉ số sau:
Chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng,
Chỉ số giá mua nông, lâm, thuỷ sản,
Chỉ số giá bán vật tư,
Chỉ số giá cước vận tải hàng hoá và cước bưu điện,
Chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu,
Chỉ số giá vàng và ngoại tệ.
- Chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng được tính và công bố hàng tháng theo phạm vi cả nước và một số khu vực chính. Chỉ số được tính theo 3 gốc so sánh: tháng trước, tháng 12 năm trước và cùng tháng năm trước. Các loại chỉ số khác được tính và công bố 3 tháng 1 lần theo phạm vi cả nước. Các loại chỉ số cần được công bố kịp thời đáp ứng yêu cầu của chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành.
Bảng danh mục chuẩn các mặt hàng và loại dịch vụ đại diện làm căn cứ để thu thập số liệu tính chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng bao gồm ít nhất 130 mặt hàng và 35 loại dịch vụ chính thuộc các nhóm lương thực, thực phẩm, may mặc, đồ dùng gia đình, vật phẩm văn hoá giáo dục, dược phẩm, phương tiện đi lại, chất đốt, điện nước, dịch vụ sinh hoạt, dịch vụ sửa chữa vật phẩm tiêu dùng và dịch vụ gia công vật phẩm tiêu dùng. Danh mục các mặt hàng đại diện để thu thập số liệu tính các loại chỉ số giá khác phải bao gồm những loại hàng hoá chủ yếu, có doanh số chiếm 70% trở lên trong doanh số chung.
Về thị trường đại diện để thu thập số liệu tính chỉ số giá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng: Mỗi tỉnh và thành phố tập trung buôn bán (gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam Ninh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang, An Giang), phải thu thập giá ít nhất ở 5 điểm đại diện; các tỉnh miền núi (gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Sơn La, Lai Châu, Bắc Thái, Gia Lai - Công Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng) chỉ cần thu nhập giá ở 1 điểm đại diện, các tỉnh và đặc khu còn lại thu thập giá ở ít nhất 2 điểm đại diện.
Quyền số dùng để tính chỉ số giá cả là quyền số cố định. Đối với chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, phải tổ chức điều tra hàng năm để kịp thời có cơ cấu tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ năm trước dùng làm quyền số tính chỉ số trong năm sau.
Để thực hiện tốt trách nhiệm nói trên, Tổng cục Thống kê cần nhanh chóng hoàn thiện và ban hành các quy định về phương pháp thu thập số liệu, biểu mẫu điều tra, phương pháp và quy trình tính toán hệ thống chỉ số giá. Tổ chức triển khai và kiểm tra công tác thống kê giá cả trong nội bộ ngành và phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan nhằm thu thập, xử lý, cung cấp và công bố kịp thời các số liệu đúng về giá cả. Trong đó cần lưu ý những vấn đề sau đây: Ban hành bản danh mục chuẩn các mặt hàng và loại dịch vụ tiêu dùng đại diện và căn cứ vào tình hình thị trường, nhu cầu của xã hội, sau từng thời gian kịp thời chỉnh lý và bổ sung nhằm bảo đảm tính đại diện. Kiểm tra và tổ chức lại mạng lưới điều tra giá một cách hợp lý và vững chắc. Định kỳ tổ chức điều tra mức tiêu thụ hàng hoá để xác định các loại cơ cấu tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ làm quyền số tính đúng hệ thống chỉ số giá. Tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ cán bộ thống kê và điều tra viên về giá.
2. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu có trách nhiệm điều hành thống nhất, bảo đảm tính đúng đắn và kịp thời của các báo cáo về mức giá và chỉ số giá của địa phương; cung cấp đủ kinh phí và phương tiện cho các cơ quan thống kê địa phương thực hiện công tác thống kê giá cả theo đúng quy định do Tổng cục Thống kê ban hành và hướng dẫn. Riêng mức thù lao cho một điều tra viên về giá không dưới 25 kilôgam gạo 1 tháng theo giá kinh doanh tại địa phương.
3. Bộ tài chính phối hợp với các địa phương bảo đảm cho ngành thống kê có đủ kinh phí cần thiết để thường xuyên tổ chức điều tra thu nhập số liệu về các loại giá, điều tra định kỳ về cơ cấu tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ thống kê về giá.
4. Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm truyền đưa các thông tin theo yêu cầu của ngành thống kê một cách kịp thời và chính xác.
5. Các Bộ, các ngành kinh doanh, sản xuất có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các chế độ báo cáo thống kê, trong đó lưu ý các báo cáo về gá cả.
6. Để bảo đảm độ tin cậy của chỉ số giá cả, nếu xét thấy cần thiết, Tổng cục Thống kê cần thống nhất ý kiến với Hội đồng Tài chính tiền tệ Nhà nước trước khi công bố.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHUẨN CÁC MẶT HÀNG VÀ LOẠI DỊCH VỤ ĐẠI DIỆN
(dùng để thu thập số liệu tính chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
kèm theo Chỉ thị số 295-CT ngày 21-10-1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng)
I- HÀNG HOÁ
1. Thóc tẻ.
2. Gạo tẻ chiêm.
3. Gạo tẻ mùa.
4. Gạo nếp.
5. Ngô hạt.
6. Khoai lang tươi.
7. Khoai tây.
8. Sắn tươi.
9. Sắn lát khô.
10. Thịt lợn (mông sấn).
11. Thịt bò (bắp, thịt đùi).
12. Gà thịt.
13. Trứng gà.
14. Trứng vịt.
15. Cá tươi nước ngọt (chọn 2 loại cá đại diện).
16. Tôm đồng tươi.
17. Rau tươi (chọn 4 loại rau đại diện).
18. Quả tươi (chọn 4 loại quả đại diện).
19. Đõ xanh.
20. Đỗ đen.
21. Đỗ tương.
22. Lạc nhân.
23. Cá biển tươi.
24. Cá biển khô.
25. Tôm biển tươi.
26. Đậu phụ (đậu hũ).
27. Muối.
28. Nước mắn.
29. Nước chấm.
30. Mì chính (bột ngọt).
31. Đường kính trắng.
32. Đường cát vàng.
33. Rượu trắng không đóng chai.
34. Rượu chai (chọn 3 loại).
35. Bia hơi.
36. Bia chai.
37. Chè lạng.
38. Chè tươi.
39. Thuốc lá nội không đầu lọc.
40. Thuốc lá nội có đầu lọc.
41. Thuốc lá ngoại.
42. Vải sợi bông nội để may áo.
43. Vải sợi bông nội để may quần.
44. Vải sợi bông ngoại để may áo.
45. Vải sợi bông ngoại để may quần.
46. Vải pha sợi tổng hợp nội để may áo.
47. Vải pha sợi tổng hợp nội để may quần.
48. Vải pha sợi tổng hợp ngoại để may áo.
49. Vải pha sợi tổng hợp ngoại để may quần.
50. Quần may sẵn trẻ em.
51. áo may sẵn trẻ em.
52. Quần may sẵn người lớn.
53. áo may sẵn người lớn.
54. áo lót dệt kim người lớn.
55. áo phông người lớn.
56. áo rét người lớn.
57. áo rét trẻ em.
58. Len đan.
59. Cốt chăn bông.
60. Chăn len (các tỉnh Nam-bộ lấy tấm đắp).
61. Màn may sẵn.
62. Mũ.
63. Nón lá.
64. Dép người lớn.
65. Dép trẻ em.
66. áo che mưa người lớn.
67. Nồi nhôm.
68. Chậu nhôm.
69. Can nhựa.
70. Chậu nhựa.
71. Bát sứ.
72. Bộ ấm chén sứ.
73. Phích đựng nước nóng.
74. Chiếu cói.
75. Giường đôi.
76. Quạt bàn nội.
77. Quạt bàn ngoại.
78. Quạt trần nội.
79. Quạt trần ngoại.
80. Bàn là (bàn ủi).
81. Bóng điện tròn nội.
82. Bóng điện tròn ngoại.
83. Diêm.
84. Xà phòng giặt (hoặc bột giặt).
85. Xà phòng thơm.
86. Đồng hồ.
87. Máy khâu.
88. Tủ lạnh.
89. Giấy viết.
90. Vở học sinh.
91. Máy thu thanh.
92. Máy thu hình.
93. Báo hàng ngày.
94. Báo tuần kỳ.
95. Sách văn nghệ.
96. Sách giáo khoa.
97. Tetracyline 0,25.
98. Penicyline tiêm 200.000 U.I.
99. Vitamin B1 viên.
100. Vitamin C viên.
101. Thuốc cảm thông thường.
102. Anagin.
103. Xe đạp nội.
104. Xe đạp ngoại.
105. Lốp xe đạp nội.
106. Lốp xe đạp ngoại.
107. Săm xe đạp nội.
108. Săm xe đạp ngoại.
109. Xích xe đạp nội.
110. Xích xe đạp ngoại.
111. Líp xe đạp nội.
112. Líp xe đạp ngoại.
113. Xe máy.
114. Lốp xe máy nội.
115. Lốp xe máy ngoại.
116. Săm xe máy nội.
117. Săm xe máy ngoại.
118. Xích tải xe máy.
119. Củi.
120. Than.
121. Dầu hoả.
122. ét xăng.
123. Đinh đóng gỗ.
124. Búa.
125. Kìm.
126. Cân treo.
127. Cuốc bàn.
128. Xẻng.
129. Điện
II. DỊCH VỤ
130. Nước máy.
131. Cắt tóc.
132. Uốn tóc.
133. Giặt là.
134. Giữ xe.
135. Khám bệnh.
136. Chữa bệnh.
137. Dạy ngoại ngữ.
138. Dạy cắt may.
139. Đánh máy chữ.
140. Phôtôcópi.
141. Nghỉ trọ.
142. Cho thuê nhà.
143. Chụp ảnh.
144. Chiếu bóng.
145. Biểu diễn nghệ thuật.
146. Gửi thư trong nước.
147. Điện báo trong nước.
148. Bưu điện.
149. Vận chuyển hành khách đường ô-tô.
150. Vận chuyển hành khách đường sắt.
151. Vận chuyển hành khách đường biển.
152. Vận chuyển hành khách đường sông.
153. Vận chuyển hành khách đường hàng không.
154. Bơm xe đạp.
155. Sơn xe đạp.
156. Sửa xe đạp.
157. Sửa xe máy.
158. Sửa máy thu thanh.
159. Sửa máy thu hình.
160. Sửa chữa đồ điện dân dụng.
161. Sửa chữa đồng hồ.
162. May quần âu người lớn.
163. May sơ mi người lớn.
164. Dệt áo len.
165. Xát gạo.
| Đỗ Mười (Đã ký)
|
- 1Thông tư 2431-UB/TC năm 1962 ban hành bản điều lệ tạm thời, về việc lập kế hoạch hạch toán và thống kê giá thành xây lắp do Ủy ban kế hoạch Nhà nước ban hành
- 2Thông tư 133-BCNN/KH năm 1961 thể thức thi hành điều lệ tạm thời về lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành sản phẩm công nghiệp theo Nghị định 43-CP do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành
- 3Thông tư 191-UB-TT-TC năm 1963 hướng dẫn điều lệ tạm thời và thông tư bổ sung của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch, hạch toán, thống kê giá thành và phí lưu thông đối với các ngành kinh tế quốc doanh do Ủy ban kế hoạch Nhà nước ban hành
- 4Nghị định 43-CP năm 1960 ban hành điều lệ tạm thời về việc lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông hàng hóa do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 5Thông tư 104-TTg năm 1960 về việc cải tiến công tác lập kế hoạch và chế độ báo cáo thống kê giá thành giữa các cơ quan Nhà nước do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 6Chỉ thị 28/1998/CT-TTg về tăng cường hiện đại hoá công tác thống kê do Chính Phủ ban hành
- 7Chỉ thị 20/2001/CT-BNN/KH về tăng cường công tác thống kê trong ngành do Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Thông tư 2431-UB/TC năm 1962 ban hành bản điều lệ tạm thời, về việc lập kế hoạch hạch toán và thống kê giá thành xây lắp do Ủy ban kế hoạch Nhà nước ban hành
- 2Thông tư 133-BCNN/KH năm 1961 thể thức thi hành điều lệ tạm thời về lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành sản phẩm công nghiệp theo Nghị định 43-CP do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành
- 3Thông tư 191-UB-TT-TC năm 1963 hướng dẫn điều lệ tạm thời và thông tư bổ sung của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch, hạch toán, thống kê giá thành và phí lưu thông đối với các ngành kinh tế quốc doanh do Ủy ban kế hoạch Nhà nước ban hành
- 4Nghị định 43-CP năm 1960 ban hành điều lệ tạm thời về việc lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông hàng hóa do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 5Thông tư 104-TTg năm 1960 về việc cải tiến công tác lập kế hoạch và chế độ báo cáo thống kê giá thành giữa các cơ quan Nhà nước do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 6Chỉ thị 28/1998/CT-TTg về tăng cường hiện đại hoá công tác thống kê do Chính Phủ ban hành
- 7Chỉ thị 20/2001/CT-BNN/KH về tăng cường công tác thống kê trong ngành do Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chỉ thị 295-CT năm 1989 về việc hoàn thiện công tác thống kê giá cả do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 295-CT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/10/1989
- Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Đỗ Mười
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 21
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra