Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/2007/CT-UBND | Thành phố Cao Lãnh, ngày 22 tháng 10 năm 2007 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
Trong những năm qua, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường thủy nội địa còn diễn biến phức tạp. Tình trạng phương tiện chở quá tải trọng cho phép còn khá phổ biến; phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, thuyền viên, người lái phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn, bến bãi mở ra tùy tiện, không đủ điều kiện an toàn còn chiếm tỷ lệ cao; ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn thấp, đặc biệt là trên các tuyến sông, kênh chưa được tổ chức quản lý.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa chưa được quan tâm đúng mức. Các cơ quan quản lý chuyên ngành, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương cơ sở chưa có biện pháp thiết thực trong quản lý hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, chưa kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật của chủ phương tiện, thuyền viên và người lái phương tiện theo quy định của pháp luật.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa, kiềm chế và giảm đến mức thấp nhất vi phạm và tai nạn giao thông đường thủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ thị:
a) Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan Quản lý đường sông Trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh nghiên cứu, khảo sát, tổng hợp đề xuất trình Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành quy định về chỉ giới đường sông, kênh rạch; hoạt động của các bến thủy nội địa (bến khách ngang sông) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (thực hiện xong trong quý II năm 2008); đối với những sông, kênh rạch chưa thể quy định được chỉ giới ngay thì xác định ranh bảo vệ bờ hiện trạng và trên cơ sở Quy định về phân cấp kỹ thuật sông, kênh rạch và Quy định quản lý khai thác bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh bổ sung trong quý IV năm 2008.
b) Tổ chức hướng dẫn thống nhất về những nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để tăng cường chỉ đạo thường xuyên, bảo đảm công tác quản lý chỉ giới đường sông, kênh rạch và họat động của bến thủy nội địa ở từng địa phương.
c) Lập kế hoạch nghiên cứu các dự án cải tạo những đoạn sông nguy hiểm, khắc phục dòng chảy gây xói lở, đe dọa đến sự an toàn ở hai bên bờ sông, kênh rạch; xây dựng quy hoạch mang lưới đường thủy nội địa (chú trọng bến hàng hóa công cộng, bến khách, bến khách ngang sông) thuộc phạm vi trách nhiệm của Tỉnh; đồng thời báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sông Việt Nam nghiên cứu thực hiện các dự án tương tự đối với những đoạn sông do Bộ Giao thông vận tải quản lý (thực hiện xong trong quý III năm 2008).
d) Tổ chức nghiên cứu xây dựng quy hoạch mạng lưới đường thủy và hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn Tỉnh (chú trọng bến hàng hóa chuyên dùng công cộng và bến khách ngang sông), giai đoạn đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020, trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt trong quý IV năm 2008.
đ) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông, Trung tâm Kiểm định và Bảo dưỡng công trình giao thông, các phòng Giao thông xây dựng huyện, phòng Quản lý đô thị thị xã, thành phố tổng rà soát toàn bộ mạng lưới các bến thủy nội địa (tập trung các bến khách và bến khách ngang sông), có kế hoạch từng bước giải tỏa các bến không đủ điều kiện hoạt động, trước mắt khẩn trương giải tỏa các bến khách ngang sông đang hoạt động tự phát, không chấp hành quy định về cấp phép hoạt động của bến khách ngang sông, không đảm bảo an toàn giao thông và có nguy cơ gây tai nạn, thiệt hại về người và tài sản.
e) Phối hợp với Công an Tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan Quản lý đường sông Trung ương nghiên cứu, quy hoạch những khoảng, đoạn sông thích hợp để xây dựng các bến bãi tạm giữ phương tiện vi phạm (đối với những hành vi vi phạm không đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển không bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, . . .) nhằm tăng hiệu quả trong công tác xử lý.
g) Phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý chặt chẽ các cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa trên địa bàn, để từng bước tiêu chuẩn hóa các cơ sở này đúng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, để địa phương quản lý chặt chẽ phương tiện mới xuất xưởng đưa vào tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thực hiện tốt công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; phấn đấu đến hết quí I năm 2008 giải quyết cơ bản các phương tiện thủy hoạt động kinh doanh vận tải đều phải qua đăng ký, đăng kiểm.
h) Chỉ đạo Trường Trung cấp nghề giao thông vận tải đẩy mạnh việc mở các lớp bổ túc cấp bằng thuyền, máy trưởng và chứng chỉ chuyên môn theo chương trình đào tạo với thời gian ngắn, nội dung thiết thực; đa dạng hóa phương thức đào tạo, phù hợp đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học, đảm bảo đến cuối năm 2008 đạt 50% người điều khiển phương tiện thủy nội địa có bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
a) Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông đường thuỷ tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường thủy nội địa; tập trung xử lý kiên quyết những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ, đặc biệt là phương tiện không bảo đảm điều kiện an toàn, phương tiện chở quá tải trọng cho phép, người điều khiển phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
b) Tổ chức kiểm tra việc thi hành nhiệm vụ của các lực lượng cảnh sát làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ, kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, chiến sĩ cảnh sát có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi công vụ.
c) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc xây dựng và triển khai thực hiện phương án chấn chỉnh và lập lại trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa của Tỉnh.
Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các chuyên mục thông tin tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tầng lớp nhân dân biết, thực hiện tốt các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh kiểm soát việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường trong vận tải, xếp, dỡ hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa, thi công công trình, khai thác cát sông, hoặc khoáng sản khác trên đường thủy nội địa.
b) Tăng cường chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp, các lực lượng liên quan kiểm tra hoạt động khai thác cát sông hoặc khoáng sản khác trên đường thủy nội địa.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tuyên truyền đến các doanh nghiệp vận tải và kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và quy định về bảo vệ an toàn công trình xăng dầu có liên quan đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
6. Cục Thuế Tỉnh: chỉ đạo Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, quản lý thu thuế theo đúng quy định pháp luật. Không được đề ra các khoản thu khác không có trong quy định, khi chủ phương tiện đến xã, phường xác nhận đơn để làm thủ tục đăng ký phương tiện.
7. Sở Tài chính: nghiên cứu, đề xuất trình Ủy ban nhân dân Tỉnh đề nghị Chính phủ điều chỉnh lại mức lệ phí đăng ký, đăng kiểm lần đầu cho phương tiện thủy nội địa đảm bảo phù hợp với thực tế và mức thu nhập của người dân.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển giao thông, vận tải đường thủy nội địa của địa phương.
b) Trên cơ sở quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa, quy định cụ thể việc đóng đáy, đăng quầng nuôi thủy sản và các hoạt động khác trên hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm giao thông đường thủy nội địa thông suốt, trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường.
c) Chủ trì phối hợp với Công an Tỉnh và Sở Giao thông vận tải trong việc dỡ bỏ, giải tỏa các công trình, đăng đáy cá, phương tiện nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, vị trí khai thác cát sông hoặc khoáng sản khác trái phép trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng.
d) Tăng cường chỉ đạo các phòng, ban, chức năng trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp chặt chẽ nhằm bảo vệ tốt các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt là hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa.
đ) Xây dựng phương án và trình Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng bến khách ngang sông, trang bị phương tiện bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
e) Quán triệt công tác đăng ký các loại thủ tục hành chính loại phương tiện thuộc diện đăng ký không đăng kiểm mà địa phương đã được phân cấp theo văn bản số 60/UB-XDCB ngày 16 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
g) Phối hợp, hỗ trợ Sở Giao thông vận tải trong việc đưa công tác đăng kiểm về tận các địa bàn của huyện, thị xã, thành phố, nhằm thực hiện giảm phiền hà tốn kém cho người dân và không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
10. Ban An toàn giao thông Tỉnh: có trách nhiệm điều hòa phối hợp hoạt động, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh về kết quả và những vướng mắc trong quá trình thực hiện, kiến nghị biện pháp xử lý cụ thể.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 02/2010/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với sông, kênh, rạch, hồ công cộng và trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn quận 8 do Ủy ban nhân dân quận 8 ban hành
- 2Chỉ thị 18/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Chỉ thị 09/2010/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực hoạt động nạo vét khai thông đường thủy nội địa và vận chuyển, tiêu thụ đất, cát, sỏi lòng sông trên địa bàn do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Nghị định 21/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 3Chỉ thị 02/2010/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với sông, kênh, rạch, hồ công cộng và trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn quận 8 do Ủy ban nhân dân quận 8 ban hành
- 4Chỉ thị 18/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Chỉ thị 09/2010/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực hoạt động nạo vét khai thông đường thủy nội địa và vận chuyển, tiêu thụ đất, cát, sỏi lòng sông trên địa bàn do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Chỉ thị 29/2007/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 29/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/10/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Trương Ngọc Hân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/11/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra