- 1Quyết định 34/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 352/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 28/1999/CT-UB-NC | TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 8 năm 1999 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI NGHỊ ĐỊNH SỐ 05/1999/NĐ-CP NGÀY 03/02/1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHỨNG MINH NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Ngày 03 tháng 02 năm 1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/NĐ-CP về chứng minh nhân dân, ngày 29/4/1999 Bộ Công an đã có Thông tư số 04/1999/TT-BCA (C13) hướng dẫn thực hiện Nghị định trên. Để thực hiện Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Công an, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân và góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị :
1- Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên chưa làm chứng minh nhân dân, có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh có nghĩa vụ đến Công an quận-huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp giấy chứng minh nhân dân.
Đối với các trường hợp công dân trong biên chế của Quân đội, Công an nhân dân đang ở tập trung trong doanh trại, nhà tập thể trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chưa làm chứng minh nhân dân có nghĩa vụ đến Công an quận-huyện nơi đơn vị đóng trụ sở chính để làm thủ tục cấp giấy chứng minh nhân dân.
Mỗi công dân chỉ được cấp, sử dụng một chứng minh nhân dân có số riêng.
2- Các trường hợp công dân bị mất giấy chứng minh nhân dân ; hư hòng giấy chứng minh nhân dân ; thay đổi họ tên, chữ đệm ; ngày, tháng, năm sinh ; dân tộc ; thay đổi nhận dạng trên mặt ; đã di chuyển hộ khẩu từ tỉnh, thành phố khác đến thành phố Hồ Chí Minh ; chứng minh nhân dân quá thời hạn 15 năm sử dụng, có trách nhiệm đến Công an quận-huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để đổi, cấp lại chứng minh nhân dân.
3- Những người tạm thời chưa được cấp giấy chứng minh nhân dân :
- Người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam, đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
- Người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.
Khi hết những điều kiện trên, những người này đem các giấy tờ liên quan đến Công an quận-huyện nơi thường trú làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân.
4- Thủ tục cấp giấy chứng minh nhân dân được thực hiện theo đúng Thông tư số 04/1999/TT-BCA (C13) ngày 29/4/1999 của Bộ Công an. Nghiêm cấm việc tự đặt ra các thủ tục trái với quy định trong Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Công an. Nơi làm thủ tục cấp giấy chứng minh nhân dân phải niêm yết công khai các quy định, thủ tục, thời gian, lệ phí, quyền và trách nhiệm của công dân về chứng minh nhân dân.
5- Công dân được sử dụng giấy chứng minh nhân dân của mình làm giấy chứng nhận nhân thân, quan hệ trong đi lại, giao dịch và xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.
Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp chứng minh nhân dân hoặc dùng chứng minh nhân dân làm những điều trái pháp luật.
Những trường hợp thuộc diện được cấp chứng minh nhân dân đã được thông báo, nhắc nhở nhưng không đến làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân hoặc khi đi lại không mang theo chứng minh nhân dân sẽ bị xử phạt theo điều 10 Nghị định số 49/CP ngày 15/8/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.
6- Công an thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai cấp, quản lý chứng minh nhân dân theo Nghị định số 05/CP của Chính phủ, Thông tư số 04/TT-BCA và Chỉ thị này của Ủy ban nhân dân thành phố.
Các ban ngành của thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện có trách nhiệm phối hợp với lực lượng Công an để tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện nghiêm túc Nghị định số 05/NĐ-CP, Thông số 04/TT-BCA và Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố về chứng minh nhân dân.
Chỉ thị này thay thế Thông báo số 77/TB-UB ngày 24/11/1977 của Ủy ban nhân dân thành phố và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
- 1Quyết định 34/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 352/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 34/2018/QĐ-UBND về bãi bỏ văn bản do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 352/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 701/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chỉ thị 28/1999/CT-UB-NC triển khai Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 28/1999/CT-UB-NC
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 26/08/1999
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Võ Viết Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/08/1999
- Ngày hết hiệu lực: 20/09/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực