Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 265-CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 1978 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CUỘC VẬN ĐỘNG SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH TRONG CẢ NƯỚC

Từ năm 1961, Chính phủ đã đề ra chủ trương tiến hành cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. Các cấp ủy Đảng và chính quyền, các tổ chức công đoàn, phụ nữ và các ngành đã tích cực vận động nhân dân tham gia, triển khai việc thực hiện với những biện pháp cụ thể và đã đạt được một số kết quả.

Đến nay miền Bắc, tỷ lệ phát triển dân số đã từ 3,4% năm 1962 hạ xuống 2,56% năm 1977; trong nữ công nhân, viên chức Nhà nước, tỷ lệ sinh đẻ từ 22,6% hạ xuống 16,5% trong cùng thời gian trên. Nhiều tỉnh, thành số nữ đặt vòng tránh thai đã đạt tỷ lệ 5% trở lên so với dân trong địa phương, như Hải Hưng, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Nam Ninh, Hà Nội, Nghệ Tĩnh, Hà Sơn Bình…

Ở miền Nam, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch tuy mới tiến hành và đã được một số kết quả bước đầu.

Tuy nhiên, phong trào quần chúng thực hiện sinh đẻ có kế hoạch trong cả nước vẫn chưa mạnh, chưa đều; tốc độ phát triển dân số còn quá nhanh, không cân đối với tốc độ phát triển kinh tế và văn hóa. Ở miền Bắc, tuy cuộc vận động đã được tiến hành nhiều năm nhưng tỷ lệ phát triển dân số vẫn còn cao. Ở các tỉnh, thành miền Nam, tỷ lệ sinh đẻ hàng năm còn quá cao; còn nhiều gia đình đẻ con quá đông, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người mẹ và việc nuôi dạy con cái.

Nguyên nhân chính là do các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể ở nhiều nơi chưa quán triệt đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, nên chưa làm hết trách nhiệm của mình; công tác tuyên truyền vận động còn yếu; về đối tượng vận động thì chưa chú trọng vận động trong nam giới, trong lực lượng vũ trang, trong nam nữ thanh niên mới xây dựng gia đình…

Để tiếp tục quán triệt nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng đã đề ra: “Cần làm tốt công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em; đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, ra sức phòng và chữa bệnh phụ khoa và các bệnh nghề nghiệp của phụ nữ…”. Thường vụ Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 15 tháng 9 năm 1977 đã quyết định đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong cả nước, nhằm đạt mục tiêu hạ tỷ lệ phát triển dân số trong cả nước từ nay đến năm 1980 còn 2% hoặc trên 2% một ít, trong đó miền Bắc khoảng 1,5%, miền Nam khoảng 2,5%.

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Phải hết sức đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng, cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch vừa có tính chất khoa học, vừa có tính chất cách mạng. Đây là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa. Phải kiên trì, nhẫn nại thuyết phục, phân tích có lý có tình trên cơ sở khoa học, đả phá những tư tưởng phong kiến lạc hậu, xây dựng tư tưởng mới, nếp sống mới trong nhân dân, làm cho mọi người hiểu rõ lợi ích to lớn trước mắt và lâu dài của vấn đề sinh đẻ có kế hoạch, trước hết là lợi ích đối với người phụ nữ, đối với gia đình và con cái họ.

Tuyên truyền về sinh đẻ có kế hoạch, đồng thời phải tuyên truyền về vệ sinh phụ nữ, vệ sinh thai sản, phòng và chữa bệnh phụ khoa.

Phải nói rõ tác hại do sinh đẻ quá nhiều, sinh đẻ dày, và sinh đẻ sớm. Đồng thời nêu rõ lợi ích và yêu cầu sinh đẻ có kế hoạch là phụ nữ sinh đẻ vừa phải (2,3 co), sinh đẻ thưa (cách nhau 4-5 năm) và sinh đẻ khi người phụ nữ đã có cơ thể được phát triển hoàn thiện (20 tuổi trở lên).

Trước hết, người lãnh đạo, cán bộ, đảng viên, và cán bộ nhân viên ngành y tế phải thông suốt chủ trương, gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện.

- Đối tượng vận động là những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; đồng thời phải coi trọng tuyên truyền vận động trong nam giới, trong quân đội và công an. Phải giải thích cho các bậc phụ lão hiểu rõ để ủng hộ chủ trương này.

Đối với đồng bào vùng tôn giáo và vùng dân tộc ít người, cần có phương thức tuyên truyền thích hợp. Đối với các dân tộc ít người mà dân số không phát triển thì khuyến khích phát triển dân số, hướng dẫn vệ sinh, khám chữa bệnh phụ khoa, nuôi con theo khoa học, xóa bỏ những tập quán lạc hậu có hại đến sức khỏe người mẹ và trẻ em.

Phải dùng nhiều hình thức tuyên truyền thích hợp với từng vùng, từng đối tượng. Hình thức chủ yếu là nói chuyện và triển lãm. Chú ý đi sâu giải đáp thắc mắc và giúp đỡ giải quyết các khó khăn cho từng người.

- Trọng điểm của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch là các thành phố, thị xã, vùng đồng bằng đông dân, các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, đơn vị bộ đội, công an. Phải chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm trước khi mở rộng diện, làm từng bước vững chắc, liên tục; làm dứt điểm từng thời gian cho từng xã, huyện, cơ quan đơn vị.

Về mục tiêu dứt điểm, qua nhiều năm thực hiện cho thấy:

- Ở địa phương, nếu muốn hạ tỷ lệ tăng dân số 1% thì phải vận động đặt vòng tránh thai được 5% trở lên số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ so với số dân trong địa phương đó.

- Ở cơ quan, xí nghiệp, nếu muốn hạ tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ trong một năm còn 10% so với tổng số nữ công nhân, viên chức, thì phải vận động 70% trở lên số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai và 30% trở lên số nữ trong diện sinh đẻ thực hiện đặt vòng tránh thai.

- Phải kết hợp cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch với cuộc vận động nếp sống mới, gia đình văn hóa mới và cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm.

- Phải tổng kết kinh nghiệm của những điển hình tiên tiến và phát động thi đua làm theo và vượt điển hình tiên tiến về cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Y tế có trách nhiệm cùng với các ngành và các địa phương nghiên cứu việc xây dựng và từng bước giao chỉ tiêu phát triển dân số hàng năm cho mỗi địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong địa phương, cơ quan, đơn vị mình.

Để giúp cho sự chỉ đạo, cần thành lập ban chỉ đạo cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch ở các cấp chính quyền, các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị, thành phần gồm có:

Ở các cấp chính quyền: Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân làm trưởng ban, đại biểu y tế làm phó ban thường trực, đại biểu phụ nữ làm phó ban; đại biểu văn hóa – thông tin, đại biểu các đoàn thể công đoàn, thanh niên, nông hội (ở miền Nam) làm ủy viên. Ở xã có thêm đại biểu hợp tác xã nông nghiệp.

Ở cơ quan, xí nghiệp, đơn vị: thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng làm trưởng ban, đại biểu y tế và phụ nữ làm phó ban, các đại biểu khác làm ủy viên.

Các đoàn thể phụ nữ, công đoàn, thanh niên, nông hội (ở miền Nam) phải là những thành viên tích cực trong công tác tuyên truyền vận động quần chúng.

Bộ Y tế cùng với Tổng công đoàn, Bộ Lao động, Bộ Nông nghiệp, Ban quản lý hợp tác xã thủ công nghiệp trung ương nghiên cứu ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các chế độ nghỉ ngơi, bồi dưỡng vật chất cho những chị em cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, xã viên hợp tác xã khi đặt vòng tránh thai, nạo thai, hoặc khi có biến chứng do thực hiện biện pháp tránh thai. Đồng thời nghiên cứu đề nghị sửa đổi một số chế độ đã gây trở ngại cho việc vận động sinh đẻ có kế hoạch.

Bộ Y tế chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt chuyên môn kỹ thuật, cung cấp dụng cụ, thuốc men và đào tạo, cung cấp các cán bộ chuyên môn cho các địa phương.

Đối với các tỉnh, thành ở miền Nam, Bộ Y tế và các đoàn thể công đoàn, phụ nữ, thanh niên cần cử các đoàn cán bộ có kinh nghiệm đến tận nơi hướng dẫn giúp đỡ, phổ biến kinh nghiệm, tổ chức thực hiện; đồng thời cần điều động một số cán bộ chuyên môn của các tỉnh, thành phố ở miền Bắc vào giúp cho các tỉnh, thành phố ở miền Nam đào tạo cán bộ tại chổ.

Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và cùng với các đoàn thể quần chúng, các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện tốt chỉ thị này, từng thời gian báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.

Vận động sinh đẻ có kế hoạch là một công tác lớn và khẩn thiết. Hội đồng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chính quyền và đoàn thể các cấp nhận rõ ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của công tác này, có kế hoạch và biện pháp cụ thể để thực hiện tốt chỉ thị này trong cơ quan, đơn vị và địa phương mình.

 

 

TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Thanh Nghị

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 265-CP năm 1978 về đẩy mạnh cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong cả nước do Hội đồng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 265-CP
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 19/10/1978
  • Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
  • Người ký: Lê Thanh Nghị
  • Ngày công báo: 30/11/1978
  • Số công báo: Số 7
  • Ngày hiệu lực: 03/11/1978
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.