- 1Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 30/6/2009 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2010 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2010
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26 /2002/CT-UBBT | Phan Thiết, ngày 30 tháng 5 năm 2002 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC: ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THU HỒI NỢ VAY CỦA CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ.
Sau hơn 05 năm triển khai thực hiện chương trình khai thác hải sản xa bờ của Chính phủ, đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 36 dự án được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực hiện chương trình, và toàn bộ các dự án đã đưa tàu thuyền vào hoạt động sản xuất, góp phần làm tăng thêm sản lượng hải sản khai thác được hàng năm, giải quyết thêm nhiều việc làm cho số lao động biển ở các vùng có dự án triển khai. Tuy nhiên, sau thời gian thực hiện, chương trình khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý. Việc theo dõi tình hình triển khai và xử lý khó khăn vướng mắc cho các dự án của các Sở, Ngành liên quan và địa phương chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là việc trả nợ vay đến hạn của các chủ dự án đạt rất thấp, chỉ xấp xỉ khoảng 10% so với kế hoạch trả nợ; một số dự án có biểu hiện dây dưa, chây ỳ; chủ dự án thiếu ý thức, trách nhiệm trong việc trả nợ cho Nhà nước theo cam kết.
Nhằm khắc phục tình hình trên, tăng cường công tác quản lý dự án và tổ chức tốt việc thu hồi nợ vay đối với các chủ dự án vay vốn đầu tư tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ theo chỉ đạo của Bộ Thuỷ sản, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các Sở, Ngành liên quan khẩn trương triển khai một số công việc sau đây:
1/ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho ngư dân, nhất là các chủ dự án nhận thức rõ ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của chương trình khai thác hải sản xa bờ, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chủ dự án trong việc trả nợ vay cho Nhà nước, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại và biểu hiện day dưa, chay ỳ trong việc hoàn trả vốn vay cho Nhà nước.
2/ Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành soát xét, đánh giá cụ thể hiệu quả đầu tư của từng dự án, phân loại dự án theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản tại chỉ thị số 05/2000/CT-BTS ngày 11/8/2000 về một số biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả các dự án đóng tàu khai thác hải sản xa bờ năm 2000.
Ban thu hồi nợ ở các huyện, thành phố cần tăng cường hơn nữa trong việc kiểm tra, đôn đốc các chủ dự án trả nợ theo khế ước vay đã cam kết với tổ chức cho vay, đồng thời phối hợp với Sở Thuỷ sản và tổ chức cho vay xem xét đề xuất biện pháp xử lý đối với các dự án không trả được nợ vay theo hướng sau:
2.1) Đối với những chủ dự án gặp rủi ro như bị chết, bị bệnh hiểm nghèo, bị mất tích mà không có người thừa kế hợp pháp, đủ điều kiện để tiếp tục quản lý, sử dụng tài sản đó hoặc do chủ dự án thực sự không có đủ năng lực, trình độ để tiếp tục khai thác hiệu quả tài sản đã được đầu tư, thì hướng dẫn chủ dự án làm thủ tục báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và tổ chức cho vay xem xét chuyển đổi chủ dự án.
Về trình tự, thủ tục chuyển đổi chủ dự án thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức cho vay.
Tổ chức cho vay có trách nhiệm phối hợp với Sở Thuỷ sản và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc lựa chọn chủ dự án mới có đủ trình độ và năng lực quản lý để tiếp tục thực hiện dự án, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định cho chuyển đổi chủ đầu tư.
2.2) Đối với chủ dự án có khả năng trả nợ, nhưng cố tình chây ỳ, day dưa, không chịu trả nợ thể hiện qua việc có số nợ gốc quá hạn và nợ lãi kéo dài quá 6 tháng, trong khi đó có đủ điều kiện về tài sản đảm bảo trả nợ như: nhà ở, đất đai, xe máy, các phương tiện, tài sản có giá trị khác thì lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
3/ Giao Sở Thuỷ sản phối hợp chặt chẽ với tổ chức cho vay và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt những yêu cầu chỉ đạo trên đây, định kỳ trong giao ban tình hình hàng tháng có báo cáo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh biết, theo dõi và chỉ đạo xử lý kịp thời khi có vướng mắc./.
| TM/UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
- 1Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 30/6/2009 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2010 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2010
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Quyết định 143/QĐ-UBND năm 2010 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 30/6/2009 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2010 công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/6/2010
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
Chỉ thị 26/2002/CT-UBBT về Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ vay của các dự án khai thác hải sản xa bờ do Tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 26/2002/CT-UBBT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 30/05/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Hồ Dũng Nhật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/05/2002
- Ngày hết hiệu lực: 19/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực