Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THỦY SẢN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2000/CT-BTS | Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2000 |
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÁC DỰ ÁN ĐÓNG TÀU KHAI THÁC HẢI SẢN XA BỜ NĂM 2000
Sau hơn 3 năm thực hiện chủ trương đóng tàu khai thác hải sản xa bờ, ngành Thuỷ sản đã thu được một số kết quả nhất định, đã tạo thêm được một lực lượng lớn tàu khai thác Hải sản xa bờ. Ðến nay đã có gần 6.000 chiếc, trong đó có hơn 1.300 chiếc được đóng bằng nguồn vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn tồn tại một số khó khăn, yếu kém, nhất là việc trả nợ của các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đạt thấp, bình quân cả nước mới đạt 20% so với kế hoạch phải trả nợ (cả gốc và lãi) .
Mặt khác, trong năm 2000 về cơ chế chính sách cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước có nhiều thay đổi. Vừa qua Thủ tướng Chính Phủ đã có Quyết định số 64/2000/QÐ-TTg ngày 7/6/2000 về việc sửa đổi lãi xuất cho vay, thời hạn vay và trả nợ vay tín dụng của Quy chế quản lý và sử lý vốn tín dụng cho các dự án đóng mới , cải hoán tàu đánh bắt, dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ ban hành kèm theo quyết định số 393/TTg ngày 9/6/1997 sau đó được bổ sung tại quyết định số 159/1998/QÐ-TTg ngày 3/9/1998. Ðây là một chủ trương được địa phương và ngư dân hoan nghênh, góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ.
Ðể khắc phục những khó khăn, yếu kém, phát huy hiệu quả các dự án đống tàu khai thác hải sản xa bờ Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản chỉ thị các Sở Thuỷ sản, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý Thuỷ sản, các Tổng Công ty, các đơn vị trực thuộc Bộ, các chủ dự án đóng tàu khai thác hải sản xa bờ.
1. Phối hợp các ngành, các cấp ở địa phương tìm kiếm các giải pháp về tổ chức sản xuất, hậu cần dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm để các tàu đóng mới và cải hoán hoạt động khai thác xa bờ thực sự có hiệu quả. Ðồng thời tích cực việc đôn đốc trả nợ vốn vay đối với các dự án đã đến hạn phải trả thuộc địa phương quản lý và cần triển khai một số công việc cụ thể như sau:
- Tuyên truyền giáo dục cho ngư dân nhận thức rõ khai thác hải sản xa bờ là một chương trình có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, hoạt động của các tàu thuyền đóng mới và cải hoán phải có hiệu quả kinh tế trên cơ sở đó thực hiện tốt việc trả nợ vay, không trông chờ ỷ lại.
Ðề nghị UBND các Tỉnh, thành phố ra quyết định thành lập ban thu hồi công nợ ở các huyện, thị xã, phường để kiểm tra đôn đốc việc thu hồi công nợ, xử lý những trường hợp cố tình dây dưa không muốn trả nợ. Ðối với các chủ dự án làm ăn có hiệu quả nhưng cố tình dây dưa không trả nợ khi đến hạn thì sử lý theo quy định hiện hành của tổ chức cho vay và pháp luật Nhà nước.
- Soát xét lại những dự án làm ăn kém hiệu quả, nếu xét thấy không có khả năng trả được nợ, Sở Thuỷ sản báo cáo UBND tỉnh, thành phố có biện pháp giải quyết, kể cả đề nghị chuyển đổi cho các đối tượng có năng lực và có nhu cầu trên tinh thần bảo toàn vốn vay và làm rõ trách nhiệm trả nợ.
2. Chỉ đạo các chủ dự án làm việc với Chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển và Chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển của Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện ngay một số điểm cụ thể đã được quỹ hỗ trợ phát triển hướng dẫn tại văn bản số 721/HTPT/TDÐP ngày 15/6/2000 về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 64/2000/QÐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tích cực triển khai thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư năm 2000 đối với các dự án đóng tàu khai hải sản xa bờ theo tinh thần công văn số 448/HTPT/TD ÐP ngày 5/5/2000 của quỹ hỗ trợ phát triển, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế Thuỷ sản năm 2001 theo Chỉ thị số 03/CT-BTS ngày 16/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản, lưu ý ưu tiên việc đầu tư và các giải pháp đồng bộ đưa đội tàu khai thác xa bờ hoạt động có hiệu quả.
4. Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản giao cho Vụ Nghề cá, Vụ Kế hoạch và Ðầu tư phối hợp với các cơ quan thuộc các Bộ, Ban, Ngành hữu quan thành lập đoàn thanh tra, tiến hành kiểm tra hoạt động của các dự án đóng tàu khai thác xa bờ ở một số địa phương để nắm bắt tình hình, báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản yêu cầu giám đốc các Sở Thuỷ sản, Giám đốc các Sở NN&PTNT có quản lý Thuỷ sản, các Tổng công ty, các đơn vị trực thuộc Bộ, các chủ dự án thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN |
- 1Quyết định 393-TTg năm 1997 về Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Quyết định 159/1998/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ kèm theo Quyết định 393/TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 64/2000/QĐ-TTg sửa đổi lãi suất cho vay, thời hạn vay và trả nợ tín dụng của Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ kèm theo QĐ 159/1998/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 05/2000/CT-BTS về biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả các dự án đóng tàu khai thác hải sản xa bờ năm 2000 do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- Số hiệu: 05/2000/CT-BTS
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/08/2000
- Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
- Người ký: Tạ Quang Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/08/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra