THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 159/1998/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN TÍN DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN ĐÓNG MỚI, CẢI HOÁN TÀU ĐÁNH BẮT VÀ TÀU DỊCH VỤ ĐÁNH BẮT HẢI SẢN XA BỜ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 393/TTG NGÀY 9/6/1997 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Điều 2 được sửa đổi như sau:
"- Điều 2: Đánh cá xa bờ tạm thời quy định là đánh cá ở vùng biển được giới hạn từ đường đẳng sâu 30 mét trở ra, đối với vùng biển vịnh Bắc Bộ, Đông và Tây Nam Bộ, vịnh Thái Lan và đường đẳng sâu 50 mét trở ra, đối với vùng biển miền Trung.
Tàu đánh cá xa bờ là tàu có lắp máy chính công suất từ 90 CV trở lên; có đăng ký hành nghề tại địa phương nơi cư trú hoặc có giấy phép hành nghề đánh cá xa bờ do cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản cấp".
2. Điều 3 được sửa đổi như sau:
"Điều 3: Các dự án đóng tàu đánh cá xa bờ sử dụng một phần vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước được ưu đãi về một số điểm sau đây:
1. Lập và trình duyệt dự án khả thi không qua nghiên cứu tiền khả thi.
2. Không bắt buộc đấu thầu thực hiện dự án.
6. Các doanh nghiệp nhà nước bị lỗ từ các năm trước, tuy chưa được xử lý, nhưng nếu có phương án kinh doanh có hiệu quả và được Bộ chủ quản, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận phương án và bảo lãnh thì vẫn được cho vay tiếp. Các hộ ngư dân đã vay vốn gặp khó khăn do các nguyên nhân bất khả kháng chưa trả được nợ cũ, được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thàn phố trực thuộc Trung ương xác nhận thì được tổ chức cho vay giãn nợ cũ và xem xét cho vay mới để đóng tàu nếu đủ điều kiện vay vốn theo quy định".
3. Điều 4 được sửa đổi như sau:
"- Điều 4: Trình tự lập, xét duyệt và phân bổ chỉ tiêu kế hoạch vay vốn cho các dự án đóng tàu đánh cá xa bờ:
1. Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản, các đối tượng (chủ dự án) được vay vốn quy định tại Quy chế này lập dự án đóng tàu đánh cá xa bờ trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt (đối với dự án do địa phương quản lý) hoặc trình Bộ chủ quản phê duyệt (đối với dự án thuộc Bộ quản lý).
2. Trên cơ sở đề nghị của các địa phương và các Bộ về các dự án đóng tàu đánh cá xa bờ, Bộ Thuỷ sản tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối và trình Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch vốn tín dụng đầu tư đóng tàu đánh cá xa bờ hàng năm.
3. Căn cứ vào kế hoạch được duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao tổng mức vốn vay cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, và các Bộ có dự án.
4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ có dự án chịu trách nhiệm phê duyệt dự án và trong phạm vi tổng mức vốn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao, phân bổ vốn vay cho từng dự án cụ thể, đăng ký với tổ chức cho vay, đồng thời tổng hợp báo cáo phân bổ kế hoạch vốn vay với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thuỷ sản".
4. Điều 5 được sửa đổi như sau:
"- Điều 5: Vốn đầu tư cho các dự án đóng tàu đánh cá xa bờ được huy động từ nhiều nguồn, trong đó có một phần bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước hàng năm. Việc bù chênh lệch lãi suất cho các tổ chức cho vay dự án đóng tàu đánh cá xa bờ đối với nguồn vốn huy động thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Để nâng cao hiệu quả của dự án và trách nhiệm của chủ đầu tư, khi vay vốn, chủ đầu tư phải bảo đảm tối thiểu vốn tự có là 15% tổng mức vốn đầu tư cho dự án. Các tổ chức cho vay căn cứ vào hợp đồng tín dụng đã ký và các hợp đồng về đóng tàu, mua máy, thiết bị, ngư lưới cụ để ứng trước vốn cho chủ đầu tư. Mức vốn ứng trước không quá 25% tổng mức vốn đầu tư của dự án và được chuyển cho đơn vị đóng tàu, bán máy... theo đề nghị của chủ đầu tư".
5. Điều 12 được sửa đổi như sau:
"Điều 12: Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ chủ quản dự án đóng tàu đánh cá xa bờ có nhiệm vụ:
1. Xác định người có khả năng quản lý và hành nghề đánh cá đứng ra làm chủ đầu tư, chỉ đạo chủ đầu tư lập dự án, thành lập Hội đồng thẩm định dự án và giao chỉ tiêu vốn tín dụng đầu tư cho từng dự án.
Hội đồng thẩm định dự án do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Chủ tịch Hội đồng (đối với dự án do địa phương quản lý) và do Bộ trưởng làm Chủ tịch Hội đồng (đối với dự án do Bộ quản lý). Thành viên của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng chọn và quyết định, trong đó đại diện của tổ chức cho vay (Tổng cục Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển) là thành viên bắt buộc.
Hội đồng thẩm định dự án có nhiệm vụ thẩm định các dự án đóng tàu đánh cá xa bờ theo nội dung được quy định trong dự án khả thi trước khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng xem xét, quyết định phê duyệt dự án.
Khi tham gia Hội đồng thẩm định dự án, tổ chức cho vay phải kiểm tra kỹ về khả năng thu hồi vốn, thời gian trả nợ của dự án để có kiến nghị với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng phê duyệt hoặc không phê duyệt dự án và không tổ chức thẩm định lại khi dự án đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng phê duyệt.
Căn cứ vào kết quả thẩm định dự án và kiến nghị của Hội đồng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ trưởng xem xét, quyết định phê duyệt dự án và chịu trách nhiệm về hiệu quả của dự án.
2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các chủ dự án về tình hình thực hiện dự án, tổ chức sản xuất và trả nợ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các trường hợp rủi ro của dự án vì các nguyên nhân bất khả kháng để đề xuất biện pháp xử lý.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh có rừng chỉ đạo việc khai thác gỗ cho đóng tàu đánh cá xa bờ theo kế hoạch được giao".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản cùng Bộ trưởng các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Bộ trưởng các Bộ: Thuỷ sản, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thủ trưởng các Bộ, ngành có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
- 1Quyết định 393-TTg năm 1997 về Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Quyết định 64/2000/QĐ-TTg sửa đổi lãi suất cho vay, thời hạn vay và trả nợ tín dụng của Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ kèm theo QĐ 159/1998/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Thông tư liên tịch 04/1998/TTLT-BTS-BKHĐT-BTC-NHNN hướng dẫn quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ do Bộ Thuỷ sản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước ban hành
Quyết định 159/1998/QĐ-TTg sửa đổi Quy chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng cho các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và tàu dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ kèm theo Quyết định 393/TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 159/1998/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/09/1998
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/09/1998
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực