Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2006/CT-UBND | Đồng Xoài, ngày 13 tháng 12 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG
Thực hiện Chỉ thị số 06/2006/CT-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp và kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Thông báo số 134/TB-VPCP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về cuộc họp bàn biện pháp xử lý vấn đề đình công trong giai đoạn tới;
Thực hiện Công văn số 3851/LĐTBXH-TL ngày 01 tháng 11 năm 2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tăng cường quản lý Nhà nước về lao động;
Để thực hiện đồng bộ và hiệu quả hơn chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, việc đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về lao động và việc chấp hành nghiêm pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, nhằm xây dựng mối quan hệ lao động lành mạnh, ổn định môi trường đầu tư và an ninh trật tự trong thời gian tới. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Tư pháp, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Phước thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trên thông tin Báo, Đài và các hình thức tuyên truyền phù hợp tại doanh nghiệp, khu lưu trú của người lao động nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật lao động, nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của cả người lao động và người sử dụng lao động.
- Các vấn đề có tính chất chuyên sâu như: Nội quy lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; tiền lương; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và những chính sách mới thì tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác nhân sự, tiền lương và Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn trong doanh nghiệp.
- Phối hợp cùng Liên đoàn Lao động tỉnh hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp nhanh chóng thành lập Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đẩy nhanh việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định tại Nghị định số 196/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thỏa ước lao động tập thể, Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 196/CP.
- Yêu cầu các doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng và phân phối thu nhập theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương áp dụng trong doanh nghiệp, đồng thời có trách nhiệm giữ bí mật thang lương, bảng lương của doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác hướng dẫn doanh nghiệp việc thanh toán tiền lương, tiền thưởng, nhất là thời điểm cuối năm và tết âm lịch. Yêu cầu doanh nghiệp phải công bố, công khai cho người lao động biết mức lương, mức thưởng, thời gian trả lương, trả thưởng, tránh tình trạng nợ tiền lương, tiền thưởng của người lao động.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động ở doanh nghiệp, đặc biệt ở những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật lao động, cần xử lý kiên quyết, kịp thời những doanh nghiệp cố tình không chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật lao động theo quy định tại Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động và thông báo công khai những doanh nghiệp bị xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng Trọng tài lao động tỉnh.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết đình công.
- Lập đường dây thông tin nóng, hệ thống mạng Internet để doanh nghiệp, người lao động phản ánh kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật lao động và mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động để có biện pháp giải quyết kịp thời.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát và tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước về việc cấp phép đầu tư và giám sát quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; định kỳ tổ chức các cuộc trao đổi, đối thoại với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện các chính sách và pháp luật hiện hành.
3. Giao Sở Nội vụ nghiên cứu đề xuất bố trí, tăng cường biên chế cán bộ quản lý lao động cho Ban quản lý các Khu công nghiệp, Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, nhất là những địa phương có nhiều doanh nghiệp hoạt động.
4. Giao Công an tỉnh chỉ đạo nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời những mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ doanh nghiệp, chủ động có biện pháp ngăn chặn, kiềm chế các hành động quá khích, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp khích động đình công và gây rối trật tự xã hội; ngăn chặn kịp thời và làm thất bại các âm mưu của kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng đình công, bãi công gây mất ổn định an ninh chính trị; tăng cường công tác kiểm tra an ninh trật tự trong doanh nghiệp và những nơi lưu trú của công nhân, kịp thời ổn định tình hình đình công, bãi công và các hành động quá khích của công nhân gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
5. Giao Ban quản lý các Khu công nghiệp tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lao động và việc chấp hành pháp luật lao động của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp.
6. Giao Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Phước tăng cường thời lượng đưa tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các chính sách về lao động của Nhà nước, cần đảm bảo chính xác, đầy đủ, tránh việc đưa tin gây hiểu lầm, kích động đình công, bãi công.
7. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh tăng cường và đổi mới nội dung, phương pháp hướng dẫn, vận động doanh nghiệp lập Công đoàn cơ sở và phát triển đoàn viên trong doanh nghiệp; tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật lao động cho người lao động; chỉ đạo Liên đoàn Lao động các huyện, thị xã, Công đoàn cơ sở giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật lao động của doanh nghiệp và phối hợp với các bên liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Lập đường dây thông tin nóng, hệ thống mạng Internet để người lao động phản ánh kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật lao động và mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động để có biện pháp can thiệp, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động.
8. Giao Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối bố trí nguồn kinh phí trong kế hoạch hàng năm trên cơ sở dự toán của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để phục vụ hoạt động của Hội đồng Trọng tài Lao động tỉnh; công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật lao động; công tác giải quyết đình công.
9. Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc UBND các huyện, thị xã và UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lao động và việc chấp hành pháp luật lao động trong doanh nghiệp tại địa phương; bố trí cán bộ làm công tác hoà giải viên lao động.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 1710/2007/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý Nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2Quyết định 73/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/12/2017
- 1Quyết định 73/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 35/QĐ-UBND năm 2018 về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/12/2017
- 1Thông báo số 134/2006/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp bàn biện pháp xử lý vấn đề đình công trong giai đoạn tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Công văn số 3851/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tăng cường quản lý nhà nước về lao động
- 3Nghị định 196-CP năm 1994 hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về thoả ước lao động tập thể
- 4Nghị định 93/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 196/CP năm 1994 Hướng dẫn Bộ luật Lao động về thoả ước lao động tập thể
- 5Nghị định 114/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương
- 6Nghị định 113/2004/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
- 7Quyết định 1710/2007/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý Nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chỉ thị 24/2006/CT-UBND về quản lý nhà nước về lao động do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- Số hiệu: 24/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/12/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Tấn Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/12/2006
- Ngày hết hiệu lực: 07/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra