Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/CT-UBND | Long An, ngày 14 tháng 10 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;
Đối với tỉnh Long An, thời gian qua công tác bảo vệ môi trường được các ngành, địa phương trong tỉnh có quan tâm xử lý, đã từng bước xóa các điểm đen, điểm nóng về ô nhiễm môi trường, kịp thời di dời các bãi rác, các cơ sở sản xuất, cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm nghiêm trọng, chấn chỉnh hoạt động tại nhà máy xử lý rác và các hoạt động gây ô nhiễm môi trường khác... Tuy nhiên, thực tế vẫn còn xảy ra các sự cố gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Một số doanh nghiệp không tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường. Công tác phối hợp quản lý kiểm soát ô nhiễm môi trường giữa cấp tỉnh và các địa phương còn bất cập, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, nhiều trường hợp đến khi có khiếu nại từ người dân mới phát hiện và xử lý...
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nêu trên, UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các công việc như sau:
1. Thủ trưởng các sở ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải quán triệt, thực hiện nghiêm Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Thu hút đầu tư phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường; không tiếp nhận đầu tư các loại hình sản xuất sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu có nguy cơ cao gây ô nhiễm. Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường trên địa bàn thuộc quyền quản lý.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế phải phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ khâu xét duyệt, thẩm định đến triển khai thực hiện và vận hành dự án. Chủ đầu tư, cơ quan quyết định, phê duyệt đầu tư, thẩm định công nghệ sản xuất, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của dự án. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế tổ chức rà soát báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, các công trình biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn có nguy cơ cao tác động xấu đến môi trường để có điều chỉnh kịp thời; đồng thời, tổ chức rà soát đánh giá tác động môi trường, công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của các dự án lớn, nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; rà soát, chấn chỉnh công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành lập kế hoạch tổ chức rà soát lại tất cả các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện và xử lý loại bỏ các dây chuyền công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường cao.
4. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá các giải pháp công nghệ của từng dự án đầu tư, kịp thời có ý kiến về chuyên môn, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các giải pháp công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường bền vững.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của địa phương, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ gây ô nhiễm cao và các đô thị đông dân cư, khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm cần được bảo vệ; đồng thời, tham mưu đề xuất UBND tỉnh kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ, các Bộ ngành TW xây dựng kế hoạch thanh tra môi trường, bảo đảm không chồng chéo, không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện cụ thể chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện tổng điều tra, đánh giá, phân loại các nguồn thải trên phạm vi cả nước; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải, hoàn thành trong năm 2018.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức nghiên cứu thực tế, để xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc, cảnh báo về môi trường tại các khu vực kinh tế trọng điểm, các khu vực tập trung nhiều nguồn thải, khu vực nhạy cảm về môi trường trước năm 2020.
7. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan chức năng, đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động của lực lượng cảnh sát môi trường theo hướng tập trung vào đấu tranh, phòng chống tội phạm về môi trường; xử lý các vụ việc vi phạm nghiêm trọng theo đúng quy định của pháp luật.
8. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch liên quan đến xây dựng, theo hướng phải quan tâm đến những nội dung bảo vệ môi trường và từng công trình bảo vệ môi trường; rà soát, kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch xây dựng chi tiết đối với các dự án đầu tư lớn, có tác động xấu đến môi trường; rà soát định mức, chi phí cho bảo vệ môi trường trong tổng mức đầu tư của dự án xây dựng.
9. Về việc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư: UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung xử lý triệt để, di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển vào các khu, cụm công nghiệp; yêu cầu tất cả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải xây dựng hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải tập trung, buộc đối tượng có quy mô xả lớn lắp đặt ngay các thiết bị kiểm soát, giám sát hoạt động xả thải theo quy định của pháp luật và truyền số liệu trực tiếp về Sở Tài nguyên và Môi trường.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ rà soát tổ chức bộ máy, nhằm tăng cường năng lực quản lý môi trường, ưu tiên cấp huyện, xã; sử dụng nguồn sự nghiệp môi trường để bố trí cán bộ hợp đồng phụ trách công tác bảo vệ môi trường cấp xã; tăng cường đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải; tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phối hợp, phản biện, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường; chủ động cung cấp thông tin, phát huy vai trò của báo chí trong công tác bảo vệ môi trường.
12. Sở Tài chính chủ trì tham mưu UBND tỉnh có chỉ đạo chi đúng, chi đủ nguồn ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Nhận được chỉ thị này, Thủ trưởng các sở ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Định kỳ hàng quý, năm (hoặc đột xuất), Sở Tài nguyên và Môi trường có tổng hợp chung về công tác bảo vệ môi trường, gửi về UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND về chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011-2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XI, kỳ họp thứ 22 ban hành
- 2Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Kế hoạch 6162/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 1Nghị quyết 33/2010/NQ-HĐND về chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011-2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XI, kỳ họp thứ 22 ban hành
- 2Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 4Kế hoạch 6162/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 5Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Long An
- Số hiệu: 22/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Trần Văn Cần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra