Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/CT-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 31 tháng 8 năm 2017 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHĂN NUÔI, GIẾT MỔ, KINH DOANH, VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẰM BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Trong thời gian qua, các cấp, các ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đôi với sản phâm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; các giải pháp quản lý chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật được triển khai thực hiện, đã phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ môi trường, từng bước cung cấp thị trường các sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm trái phép, tiêm thuốc an thần, bơm nước vào gia súc, gia cầm trước hoặc sau khi giết mổ để gian lận thương mại vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y chưa được các tổ chức, cá nhân quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất chăn nuôi, giết mổ, bảo quản còn hạn chế, trình độ kỹ thuật và quản lý còn bất cập làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên nhân chính của tình trạng nêu trên là do công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, tổ chức xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung chưa đạt yêu cầu kế hoạch đặt ra; ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm chưa tốt; sự phối hợp trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giữa các lực lượng chức năng chưa thực sự chặt chẽ.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh nhằm góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các sở, ngành liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý chặt chẽ tình hình chăn nuôi, hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý; dự báo tình hình phát triển chăn nuôi và khả năng biến động của giá cả thị trường về giống, thức ăn chăn nuôi, khả năng tiêu thụ và giá các loại sản phẩm để giúp người chăn nuôi chủ động trong sản xuất.
b) Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển chăn nuôi, giết mổ theo quy hoạch, phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý; chuẩn bị đủ nguồn nhân lực, vật tư, kinh phí để chủ động ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. Hỗ trợ kinh phí theo quy định để thực hiện phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm có hiệu quả.
c) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến các tổ chức, cá nhân có liên quan đến chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật biết để thực hiện theo quy định, đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo để người tiêu dùng có thói quen sử dụng thịt gia súc, gia cầm được cung cấp từ các cơ sở có kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y.
d) Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ phối hợp các lực lượng chức năng kiên quyết xử lý nghiêm các chủ quầy, sạp kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm không có dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y; cấm buôn bán, giết mổ gia cầm sống tại chợ không đúng nơi quy định; hướng dẫn, đôn đốc các hộ kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm sửa chữa, cải tạo, nâng cấp quầy, sạp, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm.
đ) Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và việc giết mổ, sơ chế, chế biến kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; xử lý nghiêm những vi phạm theo quy định của pháp luật.
e) Tổ chức thực hiện tốt việc nghiêm cấm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ không có sự kiểm soát của cơ quan thú y; buôn bán, giết mổ động vật chết, mắc bệnh để sử dụng làm thực phẩm, vứt xác động vật ra ngoài môi trường; sử dụng các chất cấm và kháng sinh không có trong danh mục chăn nuôi. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị liên quan trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm.
g) Chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong sản xuất chăn nuôi, hoạt động vận chuyển, kinh doanh, giết mổ theo quy định; công khai danh sách, địa chỉ các cơ sở giết mổ, chế biến, kinh doanh vi phạm trên phương tiện thông tin để người tiêu dùng biết và tránh mua phải thịt từ động vật chết, mắc bệnh, không được kiểm soát.
h) Chủ động chọn và bố trí các địa điểm xử lý, tiêu hủy động vật chết, động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, hạn chế lây lan dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trường.
i) Chỉ đạo tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật hàng năm hoặc lồng ghép nội dung đánh giá vào các Hội nghị sơ kết, tổng kết sản xuất nông nghiệp hàng năm của địa phương.
k) Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu địa phương cấp xã còn để xảy ra tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm trái phép và các vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý.
l) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) định kỳ hàng quý (trước ngày 30 của tháng cuối quý) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tham mưu UBND tỉnh thành lập Tổ công tác liên ngành để kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tại các địa phương.
b) Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi và giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
c) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai các quy hoạch chăn nuôi, giết mổ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành các quy định trong chăn nuôi, thú y và an toàn thực phẩm.
d) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
- Thực hiện tốt các quy định về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức thực hiện nghiêm quy trình kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; kiểm tra, đánh giá phân loại định kỳ, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh; tập huấn kiến thức giết mổ an toàn và an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm cho chủ cơ sở, các đối tượng tham gia giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm áp dụng dây chuyền công nghệ giết mổ theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp;
- Phối hợp với Ban quản lý các chợ thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các hộ kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm sửa chữa, cải tạo, nâng cấp quầy, sạp, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật không đúng quy định.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển, giết mổ động vật chết, động vật mắc mắc bệnh để sử dụng làm thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các chất cấm và kháng sinh không có trong danh mục chăn nuôi.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch quản lý chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh và các phản ánh về mất an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực phụ trách.
- Tham mưu Sở tổ chức sơ kết, tổng kết và theo dõi tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị này về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ hàng quý hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
3. Sở Y tế
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường quản lý toàn diện an toàn thực phẩm theo các quy định hiện hành;
b) Thường xuyên tuyên truyền, cập nhật phổ biến danh mục phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và giới hạn tối đa đối với các chất phụ gia trong các sản phẩm thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế;
c) Tổ chức tập huấn và yêu cầu các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại Khu công nghiệp, trường học và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tập trung bảo đảm các loại động vật, sản phẩm động vật nhập vào cơ sở phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã qua kiểm soát của cơ quan thú y.
4. Sở Công thương
a) Phối hợp với các sở, ngành liên quan quy hoạch chợ đầu mối giao thông hoặc chợ chuyên kinh doanh, buôn bán động vật, sản phẩm động vật; hướng dẫn, bố trí đối với các siêu thị, cửa hàng tiện ích... có các khu vực riêng đạt yêu cầu để kinh doanh các sản phẩm động vật theo đúng quy định;
b) Chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xây dựng đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm thuộc dự án mô hình chợ thí điểm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; tổ chức ký kết với các tỉnh lân cận trong việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật về tiêu thụ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải có nguồn gốc rõ ràng;
c) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường kiểm tra, chấn chỉnh các hành vi vi phạm liên quan tới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu bán lẻ sản phẩm động vật tươi sống tại các chợ; Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thú y và hỗ trợ bố trí lực lượng tại các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông theo quy định của Luật Thú y khi có dịch bệnh xảy ra hoặc đột xuất theo yêu cầu.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tăng cường phổ biến, tập huấn, hướng dẫn nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm và định kỳ thực hiện công tác kiểm tra sau phê duyệt, xác nhận báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường để kịp thời xử lý, điều chỉnh nhằm đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trước khi đi vào giai đoạn vận hành.
6. Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác quản lý chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
7. Công an tỉnh
a) Phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý thị trường, thú y và chính quyền cơ sở để triệt phá tận gốc các tổ chức, đường dây có hành vi buôn bán, giết mổ động vật chết, mắc bệnh để chế biến làm thực phẩm, động vật bị bơm nước, tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ; đặc biệt chú trọng kiểm tra các cơ sở giết mổ trái phép, cơ sở thu gom động vật, điểm trung chuyển gia súc và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
b) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát môi trường giám sát việc xả chất thải ra ngoài môi trường của các cơ sở chăn nuôi và giết mổ trên địa bàn tỉnh; lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, Cảnh sát đường thủy, Công an các huyện, thành phố hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền địa phương và các sở, ngành có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển, cơ sở giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm.
c) Bố trí lực lượng Cảnh sát giao thông tại các Trạm Kiểm dịch động vật đầu mối giao thông theo quy định của Luật Thú y. Bên cạnh đó, trong quá trình tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường nếu phát hiện các phương tiện tham gia giao thông vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, đề nghị thông báo ngay cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc các lực lượng chức năng để phối hợp kiểm tra, xử lý kịp thời.
d) Trường hợp phát hiện vi phạm, thực hiện đồng bộ các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, bao gồm hình thức phạt tiền, tiêu hủy, chuyển mục đích sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, xử lý gian lận thương mại; xem xét xử lý hình sự các vụ, việc có dấu hiệu tội phạm.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Thường xuyên thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật về công tác quản lý chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyên gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng các hành vi vi phạm pháp luật về thú y và an toàn thực phẩm.
9. Tổ chức thực hiện
a) Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo và thi hành nghiêm Chỉ thị này. Người đứng đầu các cấp phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu còn để tình trạng giết mổ trái phép, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý.
b) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Chỉ thị, thường xuyên nắm tình hình, tổng hợp kết quả thực hiện của các địa phương, định kỳ hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời chỉ đạo.
c) Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình UBND tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 24/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Quyết định 33/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và ấp trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3Kế hoạch 1185/KH-UBND về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2017
- 4Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý cơ sở giết mổ động vật nhỏ, lẻ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý vận chuyển, giết mổ động vật và buôn bán thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Kế hoạch 253/KH-UBND năm 2017 về công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2018
- 7Kế hoạch 58/KH-UBND về bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 do thành phố Hà Nội ban hành
- 8Quyết định 09/2018/QĐ-UBND quy định về kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong tỉnh Bình Dương
- 9Quyết định 1220/QĐ-UBND năm 2018 về nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2018 về nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- 11Quyết định 2173/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 12Quyết định 4027/QĐ-UBND năm 2018 về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 13Quyết định 15/2021/QĐ-UBND quy định về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 1Quyết định 24/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, ấp trứng gia cầm do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Luật thú y 2015
- 3Quyết định 33/2016/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và ấp trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4Kế hoạch 1185/KH-UBND về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2017
- 5Quyết định 19/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý cơ sở giết mổ động vật nhỏ, lẻ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý vận chuyển, giết mổ động vật và buôn bán thuốc thú y trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 7Kế hoạch 253/KH-UBND năm 2017 về công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2018
- 8Kế hoạch 58/KH-UBND về bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 do thành phố Hà Nội ban hành
- 9Quyết định 09/2018/QĐ-UBND quy định về kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong tỉnh Bình Dương
- 10Quyết định 1220/QĐ-UBND năm 2018 về nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 11Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2018 về nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- 12Quyết định 2173/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 13Quyết định 4027/QĐ-UBND năm 2018 về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, xếp hạng công tác quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 14Quyết định 15/2021/QĐ-UBND quy định về kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 21/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 31/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Nguyễn Văn Trình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/08/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra