Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2003/CT-BGTVT | Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2003 |
VỀ VIỆC TỔ CHỨC KIỂM TRA VÀ THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI CÁC ĐƯỜNG NGANG
Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/2/2003 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Thực hiện ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (văn bản số 113/TB-VPCP ngày 07/8/2003 của Văn phòng Chính phủ);
Để tăng cường an toàn giao thông tại các đường ngang giữa đường sắt và đường bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu: Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) nơi có đường sắt đi qua thực hiện ngay các công việc sau đây:
1. Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, các cơ quan, đơn vị có liên quan lập kế hoạch khảo sát, kiểm tra, rà soát, thống kê và đánh giá mức độ an toàn của toàn bộ các đường ngang trên các tuyến đường sắt. Kiểm tra, phân tích, đánh giá tính chính xác, mức độ tin cậy của các thiết bị cảnh báo tự động và mô hình cảnh báo tự động chắn đường ngang. Trên cơ sở kết luận của đoàn khảo sát, kiểm tra, Cục Đường sắt Việt Nam lập báo cáo đánh giá và đề xuất, bổ sung các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các đường ngang trên toàn tuyến (về xây dựng đường ngang, cách tổ chức phòng
vệ, điều chỉnh vốn đầu tư...) trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
2. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tăng cường kiểm tra, hướng dẫn cán bộ, công nhân viên thực hiện đầy đủ các quy định về tổ chức phòng vệ đường ngang; tổ chức kiểm tra, sửa chữa, bổ sung, thay thế các biển báo, các dụng cụ, trang thiết bị ... để bảo đảm các đường ngang hoạt động ổn định và an toàn.
3. Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì phối hợp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, ủy ban nhân dân các cấp, các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt và Nghị định số 39/CP ngày 05/7/1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.
4. Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì và phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam, Vụ Vận tải nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh "Điều lệ đường ngang và quy định về tổ chức phòng vệ đường ngang" để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản (đường sắt, đường bộ) và phù hợp với tình hình thực tế.
5. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đường sắt đi qua chủ trì và phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam chỉ đạo thực hiện ngay các biện pháp xoá bỏ đường ngang trái quy định gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động an toàn chạy tàu, an toàn giao thông; chỉ đạo Công an cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã có đường sắt chạy qua có biện pháp duy trì, bảo vệ hữu hiệu không để hiện tượng tái vi phạm của những đường ngang đã được giải toả xảy ra. Yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, Vụ Vận tải, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải ( Sở Giao thông công chính ) nơi có đường sắt đi qua phối hợp, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 04/2006/QĐ-BGTVT về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Chỉ thị 22-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Thông tư 94/1997/TT-BTC bổ sung chế độ thu và quản lý Nhà nước về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 13/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 64/1998/NĐ-CP về chống tham nhũng
- 5Quyết định 12/2005/QĐ-BGTVT về Điều lệ đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông tư 18-PC-1965 quy định tạm thời biện pháp phòng không và bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sông trong những vùng có máy bay địch hoạt động, phá hoại do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Quyết định 04/2006/QĐ-BGTVT về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Chỉ thị 22-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Quyết định 06-CT năm 1990 thực hiện Nghị định 203-HĐBT về Điều lệ bảo vệ đường bộ đối với các quốc lộc do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Thông tư 94/1997/TT-BTC bổ sung chế độ thu và quản lý Nhà nước về bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 13/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 64/1998/NĐ-CP về chống tham nhũng
- 6Quyết định 12/2005/QĐ-BGTVT về Điều lệ đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Thông tư 18-PC-1965 quy định tạm thời biện pháp phòng không và bảo đảm an toàn giao thông vận tải đường sông trong những vùng có máy bay địch hoạt động, phá hoại do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chỉ thị 21/2003/CT-BGTVT về tổ chức kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 21/2003/CT-BGTVT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 15/09/2003
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Đào Đình Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 153
- Ngày hiệu lực: 03/10/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra