Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UBND TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/1999/CT-UB

Ngày 17 tháng 05 năm 1999

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG QUY ƯỚC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRONG CỘNG ĐỒNG THÔN BẢN

Nhữngnăm gần đây, Đảng, Chính phủ rất quan tâm đến công tác bảo vệ và phát triểnrừng, đã ban hành nhiều chính sách, văn bản, chỉ thị quan trọng trong lĩnh vựcnày, góp phần tích cực trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng theo hướng ổnđịnh xã hội hóa nghề rừng. Cùng với cả nước phong trào toàn dân tham gia côngtác bảo vệ và phát triển rừng đã và đang được triển khai ngày một sâu rộng, cóhiệu quả trên toàn tỉnh Nghệ An, với nhiều hình thức phong phú như: nhận đất,nhận rừng, xây dựng trang trại phát triển nghề rừng, xây dựng mô hình quản lýbảo vệ rừng và các thôn, bản ký các cam kết thực hiện những quy định về phòngchống cháy rừng, phát đốt nương rẫy, săn bắt chim thú quý... trong nhân dân.

Ngày30/3/1999 Bộ Nông nghiệp và PTNT ra Thông tư số 56/1999/TT-BNN-KL hướng dẫn xâydựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn,bản, ấp. Đây là một giải pháp rất quan trọng nhằm tiếp tục thực hiện các chủ trươngchính sách lớn về phát triển nghề rừng trong giai đoạn hiện nay.

Đểtriển khai thực hiện Thông tư này UBND tỉnh Chỉ thị cho các cấp, các ngành thựchiện tốt các nội dung cụ thể sau:

1.Các cấp chính quyền phải coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác chỉ đạoquản lý bảo vệ rừng ở địa phương, vì thế cần phối hợp tổ chức triển khai thựchiện trong quý 2 năm 1999 trên các nội dung:

Tổchức tuyên truyền sâu rộng đến từng thôn, bản, đến tận hộ gia đình về sự cầnthiết phải quản lý bảo vệ rừng cũng nha các nội dung cơ bản của việc xây dựngquy ước bảo vệ và phát triển rừng đã được nêu trong Thông tư 56/1999/TT-BNN-KL.

Thànhlập Ban chỉ đạo ở các huyện gồm các ngành: Kiểm lâm, Phòng nông nghiệp và PTNT,Tư pháp, Văn hóa, Mặt trận.

Xácđịnh những thôn bản điển hình để tổ chức chỉ đạo làm thí điểm, từ đó nhân radiện rộng.

2.Những vấn đề cơ bản cần lưu ý khi chỉ đạo việc xây dựng quy ước bảo vệ và pháttriển rừng ở các thôn bản.

Tuỳtheo tình hình kinh tế, xã hội, phong tục tập quán và mục tiêu của công tácquản lý bảo vệ rừng ở địa phương, từng thôn bản để xây dựng quy ước bảo vệ vàphát triển rừng một cách cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, đúng phápluật.

Đốivới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêucủa các thôn bản phải quy định các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.

Quyđịnh vùng sản xuất nương rẫy cho từng thôn bản, và có những biện pháp bắt buộc,cụ thể khi phát đốt rẫy như: làm đường ranh giới cản lửa, thời tiết được phépđốt, có người canh gác khi đốt....

Quyđịnh về công tác phòng chống chữa cháy rừng và phòng chống chữa cháy nhà: Quyđịnh về khai thác, sử dụng lâm sản để làm nhà mới, sửa chữa nhà cũ, làm trườnghọc, tu sữa đập nước....

Quyđịnh nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân, hộ gia đình, của thôn bản đối với côngtác quản lý và bảo vệ và phát triển rừng.

Quyđịnh về thưởng phạt.

Nhữngquy định này phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ được mọi người dân quántriệt và tự giác thực hiện.

3.Tổ chức thực hiện và phân công chỉ đạo.

Ở tỉnh:

UBNDtỉnh giao Chi cục kiểm lâm chủ trì phối hợp với Sở nông nghiệp PTNT, Sở tưpháp, Sở văn hóa thông tin, Ban dân tộc miền núi, ban tổ chức chính quyền tổchức, hướng dẫn sử dụng thực hiện theo các nội dung ở mục 1, mục 2.

GiaoChi cục kiểm lâm kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nôngnghiệp và PTNT, Cục kiểm lâm theo định kỳ.

Ở huyện:

Kiểmtra việc triển khai các nội dung trong quy ước bảo vệ rừng ở xã tổng hợp và báocáo về tỉnh (Chi cục kiểm lâm) 1 tháng một lần.

Việcchỉ đạo triển khai các nội dung về xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng ởthôn, bản với gắn với việc thực hiện Nghị định số 29/1999/NĐ-CP ngày 11 tháng 5năm 1998 của Chính phủ, về việc ban hành quy chế dân chủ thực hiện ở xã.

4.Về kinh phí tổ chức thực hiện: Giao Chi cục kiểm lâm tham mưu trình tỉnh duyệtcấp bổ sung cho công tác quản lý bảo vệ rừng năm 1999.

Đâylà một trong những giải pháp quan trọng nhằm huy động sức mạnh của toàn dân,huy động mọi nguồn lực, mội thành phần kinh tế để bảo vệ phát triển vốn rừngtrong giai đoạn từ nay đến năm 2010.

UBNDtỉnh yêu cầu các ngành, các cấp chính quyền chỉ đạo thực hiện tổ Chỉ thị này,trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét giảiquyết./.

 

 

 

UBND TỈNH NGHỆ AN