Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2005/CT-UBND | Cần Thơ, ngày 10 tháng 10 năm 2005 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN GIAO NỘP VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Thực hiện Nghị định 47/NĐ-CP ngày 12/8/1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ tại Cần Thơ trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả tốt; việc quản lý, sử dụng vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, tình trạng vũ khí, vật liệu nổ rơi vãi ngoài xã hội, số vũ khí cất giữ trái phép, tình hình cưa, phá bom mìn trái phép làm chết và bị thương nhiều người vẫn còn xảy ra; riêng trong năm 2004, đã xảy ra 04 vụ tai nạn từ vật liệu nổ, làm chết 02 người và bị thương 14 người...
Nhằm thu hồi triệt để số vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ còn trong một bộ phận dân cư và số vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ đã trang bị nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc không còn thuộc đối tượng được trang bị nhưng chưa thu hồi, góp phần quản lý chặt các loại phương tiện đặc biệt này, không để bọn tội phạm, phần tử xấu lợi dụng sử dụng và ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra, góp phần giữ vững tình hình an ninh trật tự tại địa phương; đồng thời, căn cứ Kế hoạch số 27/KH(C11-C13) ngày 08/4/2005 của Bộ Công an và Công văn số 1342/C11(C13) ngày 26/4/2005 của Tổng cục Cảnh sát, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tập trung thực hiện những nội dung sau:
1. Tuyên truyền sâu rộng các quy định của Nhà nước về quản lý vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ đến mọi tổ chức và cá nhân nhận thức được tính nguy hiểm của các loại phương tiện này, có trách nhiệm tự giác phát hiện, thu nộp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ còn rơi vãi, trôi nổi ngoài xã hội giao cho cơ quan Công an và chính quyền cơ sở; đồng thời, tố giác những trường hợp tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ.
a) Phát động phong trào toàn dân giao nộp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ trên cơ sở lấy tuyên truyền, vận động là chính; tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của mọi người, mọi ngành, nhưng phải cương quyết, chủ động đối với các trường hợp không tự giác giao nộp hoặc có những hành vi vi phạm quy định về quản lý vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ.
b) Việc tuyên truyền, vận động nhân dân phải được tiến hành bằng nhiều hình thức thiết thực, cụ thể, sinh động, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, panô, áp phích, tờ bướm hoặc qua các buổi họp dân... để vận động nhân dân tự giác giao nộp hết số vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ còn lưu giữ.
2. Tổ chức rà soát, thống kê những tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố có liên quan đến việc quản lý, sử dụng vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ; lập danh sách, thống kê từng loại vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ đã được trang cấp, số hiện đang quản lý, số mất, thất lạc (nếu có); thống kê, lên danh sách các cơ quan, tổ chức và cá nhân nghi vấn có tàng trữ, sử dụng vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ trái phép hoặc không thuộc đối tượng được phép sử dụng.
a) Đối với cơ quan, tổ chức trước đây được trang bị các loại vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ nay bị hư hỏng, không còn nhu cầu sử dụng hoặc không thuộc đối tượng được tiếp tục sử dụng thì vận động giao nộp; trường hợp cá nhân, tổ chức không tự giác thực hiện thì phải có biện pháp kiên quyết thu hồi, xử lý theo quy định của pháp luật.
b) Những trường hợp nghi vấn sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ trái phép phải điều tra, xác minh làm rõ; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có hình thức xử lý nghiêm, thể hiện được tính răn đe, giáo dục chung cho toàn xã hội.
c) Những trường hợp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ mất, thất lạc phải khẩn trương làm rõ, có kết luận trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc để xảy ra mất, thất lạc; đồng thời, có biện pháp truy tìm và thông báo cho các địa phương trong cả nước biết để phối hợp truy tìm.
d) Quản lý chặt các cơ sở thu mua phế liệu, thường xuyên nắm tình hình, tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh và cho ký cam kết không thu mua vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ.
3. Tiếp nhận, bảo quản và phân loại, xử lý vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ thu hồi được để đưa vào quản lý, thanh lý, tiêu hủy theo quy định. Bố trí cán bộ thường trực tại trụ sở Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy quân sự, Công an xã, phường, thị trấn để tiếp nhận vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ do tổ chức, cá nhân giao nộp được nhanh chóng, thuận tiện và tiếp nhận thông tin tố giác của quần chúng về tàng trữ, sử dụng vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ trái phép. Việc giao nhận phải làm thủ tục theo đúng quy định, thể hiện bằng biên bản bàn giao, giao nộp...
Vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ đã thu hồi phải được kiểm tra, bảo đảm an toàn và cất giữ trong kho; trên cơ sở đó phân loại, xử lý như sau :
a) Các loại vật liệu nổ, bom, mìn, thuốc phóng, lựu đạn bàn giao cho cơ quan Quân sự xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư 03/TTLT/CA-QP ngày 17/8/1998 của Liên bộ Công an – Quốc phòng về quan hệ phối hợp trong lĩnh vực quản lý vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ.
b) Đối với các loại vũ khí quân dụng, thể thao, công cụ hỗ trợ giao cho Công an thành phố xử lý theo Quyết định 208/QĐ-BCA ngày 26/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Công an.
c) Đối với súng săn, súng tự chế, pháo nổ, đồ chơi nguy hiểm trong danh mục cấm, Công an thành phố thống kê, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định tiêu hủy.
d) Trường hợp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ giao nộp nghi vấn là tang vật các vụ án hoặc phương tiện phạm tội phải chuyển cho cho cơ quan công an giám định và điều tra, làm rõ.
4. Tổ chức thực hiện.
a) Thành lập Ban chỉ đạo vận động toàn dân giao nộp vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ cấp thành phố, huyện, xã gồm: Công an, Quân đội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, do một đồng chí lãnh đạo Thường trực Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban.
b) Giao Công an làm Thường trực Ban chỉ đạo, có trách nhiệm tập hợp tình hình, số liệu, sơ kết, tổng kết, giúp Ban chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện; các Sở, Ban ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với Công an trong việc triển khai, thực hiện; đồng thời, chọn địa bàn quận Ninh Kiều làm điểm chỉ đạo, có đánh giá, rút kinh nghiệm, nhân rộng trên toàn thành phố.
c) Giao Sở Văn hóa - Thông tin chủ trì phối hợp với các cơ quan Báo, Đài đóng tại địa phương và các ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, phổ biến đợt vận động này, chọn những tập thể, cá nhân điển hình, thực hiện tích cực, tự giác, có kết quả nổi bật trong từng đợt vận động đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố khen thưởng kịp thời.
d) Giao Sở Tài chính lập kế hoạch, dự trù kinh phí triển khai, thực hiện các đợt vận động báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt; chủ động cấp kinh phí thu gom vũ khí - vật liệu nổ - công cụ hỗ trợ cho các đơn vị thực hiện đúng tiến độ.
đ) Thời gian thực hiện cao điểm từ ngày 20/10/2005 đến ngày 30/11/2005 tổ chức sơ kết; sau đó các ngành, các cấp tiếp tục tổ chức thường xuyên, lâu dài có trọng điểm và thực hiện việc sơ, tổng kết định kỳ hằng quý, 06 tháng, năm.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày và được đăng Báo Cần Thơ sau 05 (năm) ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận : | TM. UBND THÀNH PHỐ CẦN THƠ |
- 1Chỉ thị 03/2009/CT-UBND tiếp tục thực hiện Nghị định 47/CP của Chính phủ, mở đợt cao điểm vận động toàn dân tham gia giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tàng trữ, sử dụng trái phép do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Chỉ thị 04/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thành phố Cần Thơ
- 3Chỉ thị 15/CT-UB năm 2005 tổ chức cuộc vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 4Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 5Chỉ thị 12/2005/CT-UBND về vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do Tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Chỉ thị 08/CT-UB năm 2004 về tiếp tục triển khai cuộc vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đang tàng trữ, sử dụng trái phép do tỉnh Yên Bái ban hành
- 1Chỉ thị 04/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành đến năm 2013 hết hiệu lực và còn hiệu lực thi hành
- 1Thông tư liên tịch 03/1998/TTLT-BVGCP-BGTVT hướng dẫn cơ chế quản lý cước vận tải đường sắt do Ban Vật giá chính phủ - Bộ Giao thông vận tải cùng ban hành
- 2Nghị định 47/CP năm 1996 về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
- 3Chỉ thị 03/2009/CT-UBND tiếp tục thực hiện Nghị định 47/CP của Chính phủ, mở đợt cao điểm vận động toàn dân tham gia giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tàng trữ, sử dụng trái phép do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4Chỉ thị 15/CT-UB năm 2005 tổ chức cuộc vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Chỉ thị 12/2005/CT-UBND về vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do Tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Chỉ thị 08/CT-UB năm 2004 về tiếp tục triển khai cuộc vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đang tàng trữ, sử dụng trái phép do tỉnh Yên Bái ban hành
Chỉ thị 19/2005/CT-UBND về vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Số hiệu: 19/2005/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 10/10/2005
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Võ Thanh Tòng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra