Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ |
Số: 188-TTg/VG | Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 1966 |
VỀ VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ TRONG THỜI GIAN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC
Dân tộc ta có một nền văn hóa tốt đẹp và truyền thống anh dũng đấu tranh nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước. Khắp nơi trên đất nước ta đều có những di tịch sử. Núi rừng, sông biển của ta có nhiều phong cảnh đẹp được bàn tay con người tô điểm thêm. Việc nghiên cứu các di tích này giúp ta tìm hiểu lịch sử phát triển của dân tộc và học tập những kinh nghiệm đấu tranh chống thiên nhiên và đấu tranh xã hội của tổ tiên qua các thời đại.
Các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh của đất nước là vô giá. Nhưng trải qua các biến cố lịch sử, nhiều di tích quý đã bị tàn phá. Khí hậu ẩm ướt của nước ta có sức phá hoại ngấm ngầm ghê gớm làm cho các nhiều di tích chóng bị hư hỏng. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn chu đáo những di tích lịch sử còn đến ngày nay để truyền lại cho các đời sau để giáo dục cho quần chúng tinh thần yêu nước, truyền thống lao động sáng tạo và đấu tranh anh dũng chống ngoại xâm, lòng tự hào dân tộc và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chiến đấu chống Mỹ cứu nước hiện nay.
Từ năm 1956, ngành bảo tồn, bảo tàng đã được thành lập và ngày 29-10-1957 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 519-TTg quy định chế độ bảo vệ các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Qua 8, 9 năm hoạt động, công tác bảo tồn bảo tàng đã đạt được một số kết quả, hàng trăm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đã được đăng ký, xếp hạng và bảo vệ; một số công trình kiến trúc cổ bị hư hỏng hoặc phá hủy đã được khôi phục lại. Các Viện bảo tàng cách mạng, Viện vảo tàng lịch sử, Viện bảo tàng quân đội, Viện bảo tàng mỹ thuật và trên 20 nhà bảo tàng khác cùng một số cơ sở quản lý và nghiên cứu di tích lịch sử đã được thành lập ở Trung ương và các địa phương.
Tuy vậy chúng ta cũng có một số chỗ yếu, chỗ kém trong công tác bảo tồn bảo tàng, hoạt động của ngành bảo tồn, bảo tàng còn yếu, chưa làm cho mọi người thấy rõ giá trị của các di tích lịch sử và chưa có nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ bảo vệ các di tích đó. Một số Ủy ban hành chính và cơ quan có trách nhiệm chưa quan tâm đầy đủ đến công tác bảo tồn, bảo tàng. Việc sưu tầm và bảo quản các di tích lịch sử chưa được chú ý đúng mức nên đã để hư hỏng và mất mát nhiều. Nhân dân tham gia làm công tác bảo tồn bảo tàng còn lẻ tẻ; công tác nghiên cứu khoa học còn nhiều thiếu sót. Tổ chức bộ máy của ngành bảo tồn bảo tàng chưa được kiện toàn. Công tác đào tạo cán bộ bảo tồn bảo tàng chưa được chú ý đúng mức.
I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TÁC BẢO TỒN, BẢO TÀNG.
Trong tình hình hiện nay, để góp phần cống hiến tốt vào việc vận động nhân dân ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước, phương hướng chung đề ra cho công tác bảo tồn, bảo tàng là:
1. Tích cực và bằng biện pháp thiết thực bảo vệ các di tích lịch sử của dân tộc, hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất do chiến tranh và do thiên nhiên gây nên.
2. Cố gắng phát huy tác dụng của các di tích lịch sử để phục vụ tốt cho sản xuất và chiến đấu.
3. Chuẩn bị cho sự phát triển của sự nghiệp bảo tồn, bảo tàng sau khi chiến tranh kết thúc.
Nói chung, bảo vệ những di tích lịch sử và phát huy tác dụng của những di tích đó là hai mặt không thể tách rời của công tác bảo tồn, bảo tàng. Hai mặt công tác này phải song song, không được coi nhẹ mặt nào.
Trong tình hình hiện nay, cần tập trung lực lượng thực hiện tốt những công tác cụ thể sau đây:
a) Áp dụng khẩn trương các biện pháp bảo vệ và sơ tán phòng không đối với các di tích lịch sử, sữa chữa kịp thời những di tích lịch sử bị hư hỏng. Có kế hoạch bảo vệ đối với các loại di tích; chú trọng những di tích qúy và những di tích có thể bị hư hỏng, những công trình kiến trúc cổ và hang động được sử dụng vào công tác sơ tán phòng không.
Đẩy mạnh công tác kiểm kê để nắm tình hình di tích lịch sử. Tăng cường công tác quản lý các loại cổ vật; ngăn chặn việc xuất khẩu trái phép các loại cổ vật.
Tích cực sưu tầm và bảo quản chu đáo các di tích lịch sử về đấu tranh cách mạng, về cuộc kháng chiến chống Pháp, về sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tổ chức và đẩy mạnh phong trào quần chúng làm công tác bảo tồn, bảo tàng.
b) Cố gắng duy trì các hoạt động bảo tàng phù hợp với điều kiện của thời chiến.
Cải tiến tổ chức ngành bảo tồn, bảo tàng cho gọn nhẹ, vững mạnh, phù hợp với tình hình chiến tranh.
c) Xây dựng quy hoạch phát triển sự nghiệp bảo tồn, bảo tàng để có thể thực hiện ngay sau khi chiến tranh kết thúc.
Chấn chỉnh công tác nghiên cứu khoa học về bảo tồn, bảo tàng. Chú trọng xây dựng dần dần cơ sở vật chất và kỹ thuật cho công tác này.
Ra sức bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cho ngành bảo tồn, bảo tàng, coi đó là khâu công tác quan trọng bậc nhất để phát triển công tác của ngành sau này.
1. Vấn đề cơ bản phải giải quyết trước hết là nâng cao nhận thức của cán bộ, bộ đội và nhân dân về công tác bảo tồn, bảo tàng. Ngành bảo tồn, bảo tàng cần đẩy mạnh và làm thường xuyên việc tuyên truyền, giải thích để mọi người hiểu rõ nhiệm vụ bảo vệ di tích lịch sử và tự nguyện tự giác chấp hành các luật lệ của nhà nước về công tác này.
Các trường phổ thông cần dạy cho học sinh những kiến thức về di tích lịch sử và nhiệm vụ bảo vệ những di tích này.
2. Ủy ban hành chính các cấp có trách nhiệm quản lý các di tích lịch sử trong địa phương mình và chỉ đạo chặt chẽ các cơ quan văn hóa trực thuộc làm tốt công tác bảo tồn, bảo tàng.
3. Bộ văn hóa và Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp cần có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cho ngành bảo tồn, bảo tàng, giúp cho ngành này trong một thời gian tương đối ngắn có được một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ vững và biết làm công tác vận động quần chúng.
Bộ văn hóa cần nghiên cứu việc tiêu chuẩn hóa cán bộ bảo tồn, bảo tàng và xây dựng các quy chế cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác bảo tồn, bảo tàng có thể phục vụ được lâu năm, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nghề.
4. Bộ Văn hóa cần nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ xét duyệt những văn bản bổ sung và sữa đổi những luật lệ hiện hành về công tác bảo tồn, bảo tàng cho phù hợp với tình hình mới.
Các ngành và Ủy ban hành chính các cấp có nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh chỉ thị này.
| TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
- 1Chỉ thị 352-TTg năm 1977 về tăng cường công tác bảo tồn di tích lịch sử của giai đoạn chống Mỹ, cứu nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 954-TTg năm 1956 về việc bảo vệ những di tích lịch sử do Phủ Thủ tướng ban hành
- 3Chỉ thị 88-TTg năm 1973 về chấp hành chính sách đối với việc bảo vệ các chùa thờ Phật và đối với tăng ni do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 207-HĐBT năm 1991 huỷ bỏ các văn bản pháp luật do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1Chỉ thị 352-TTg năm 1977 về tăng cường công tác bảo tồn di tích lịch sử của giai đoạn chống Mỹ, cứu nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 519-TTg năm 1957 về qui định thể lệ bảo tồn cổ tích do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 954-TTg năm 1956 về việc bảo vệ những di tích lịch sử do Phủ Thủ tướng ban hành
- 4Chỉ thị 88-TTg năm 1973 về chấp hành chính sách đối với việc bảo vệ các chùa thờ Phật và đối với tăng ni do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 188-TTg/VG 1966 về việc bảo vệ và phát huy tác dụng của các di tích lịch sử trong thời gian chống Mỹ cứu nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 188-TTg/VG
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 24/10/1966
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra