Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/CT-UBND | Thanh Hóa, ngày 25 tháng 10 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ CÁT, SỎI TRONG THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Thanh Hóa là một trong các tỉnh có nguồn khoáng sản cát, sỏi tự nhiên chất lượng tốt; đến nay, tổng trữ lượng dự báo chỉ còn khoảng 14 triệu m3, trong khi công suất thiết kế đã cấp phép khoảng 950.000 m3/năm, trữ lượng cát có nguy cơ cạn kiệt. Trong nhiều năm qua, cát, sỏi chủ yếu được sử dụng cho xây dựng công trình; trong đó, các công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp sử dụng khối lượng cát san lấp rất lớn, gây lãng phí tài nguyên, đồng thời là nguyên nhân dẫn đến việc khai thác cát trái phép, gây sạt lở, sụt, lún bờ sông, ảnh hưởng đê điều, đường xá và an ninh trật tự trên địa bàn. Để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vật liệu cát, sỏi tự nhiên, phục vụ xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Các Chủ đầu tư công trình xây dựng, các nhà thầu xây dựng, các đơn vị khai thác cát, sỏi, chế biến cát làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh nêu cao ý thức trách nhiệm trong việc khai thác hợp lý, sử dụng tránh lãng phí; cụ thể như sau:
1.1. Cát, sỏi tự nhiên được khai thác tại các mỏ trên địa bàn tỉnh chỉ sử dụng vào mục đích cho sản xuất bê tông, xây tô, trát.
1.2. Không sử dụng cát, sỏi tự nhiên để san lấp mặt bằng công trình, đắp đường giao thông (trừ cát nhiễm mặn).
1.3. Các công trình xây dựng chỉ sử dụng cát có nguồn gốc hợp pháp, được công bố hợp quy chất lượng.
1.4. Các đơn vị khai thác cát không được cung cấp cát cho mục đích san lấp công trình.
1.5. Khuyến khích sử dụng cát nghiền từ đá để sản xuất bê tông và vữa (nếu đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật); khuyến khích sử dụng phế thải tro, xỉ từ các dự án sản xuất công nghiệp để san lấp mặt bằng (nếu đảm bảo chất lượng, kỹ thuật phù hợp quy định của pháp luật).
2. Yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố không thẩm định thiết kế, phê duyệt dự án đầu tư đối với các công trình sử dụng cát, sỏi tự nhiên để san lấp mặt bằng, nền móng công trình. Trường hợp sử dụng cát nhiễm mặn để san lấp mặt bằng hoặc xử lý nền móng yếu, phải xác định độ nhiễm mặn phù hợp của vật liệu cát để đưa ra phương án xử lý chống xâm thực bề mặt công trình, tránh ảnh hưởng đến chất lượng kết cấu của công trình, các dự án liền kề và đất sản xuất nông nghiệp. Không sử dụng cát nhiễm mặn để xây dựng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình trong hiện tại và tương lai lâu dài của công trình.
3. Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã hướng dẫn các thôn, làng, bản, khối phố, cụm dân cư, bổ sung hương ước, quy ước về nội dung cam kết trong nhân dân về việc không sử dụng cát, sỏi tự nhiên để san lấp mặt bằng công trình của cá nhân, hộ gia đình.
4. Hiệp hội đá có trách nhiệm tuyên truyền, khuyến khích các chủ mỏ đá đầu tư dây truyền công nghệ để sản xuất cát nghiền từ đá, cuội, sỏi đảm bảo chất lượng yêu cầu kỹ thuật.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Thanh Hóa và các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ khoáng sản nói chung và sử dụng cát, sỏi trong công trình xây dựng; vận động nhân dân không sử dụng cát sỏi tự nhiên để san lấp mặt bằng nền móng khi xây dựng nhà ở và công trình vốn xã hội hóa.
Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư công trình xây dựng, các Doanh nghiệp, đơn vị khai thác cát, sản xuất, kinh doanh cát trên địa bàn tỉnh và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, định kỳ hàng năm thanh tra, kiểm tra, tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1520/QĐ-UBND năm 2014 đính chính Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 tại Quyết định 201/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 2Quyết định 160/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương nhiệm vụ Quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi làm vật liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 555/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
- 4Quyết định 15/2018/QĐ-UBND về quy định quản lý sử dụng cần trục tháp, máy vận thăng tại công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Quyết định 1520/QĐ-UBND năm 2014 đính chính Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 tại Quyết định 201/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 2Quyết định 160/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương nhiệm vụ Quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi làm vật liệu xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 555/QĐ-UBND năm 2016 bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
- 4Quyết định 15/2018/QĐ-UBND về quy định quản lý sử dụng cần trục tháp, máy vận thăng tại công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2017 về tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả cát, sỏi trong thi công công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 18/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đình Xứng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra