Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND | Đắk Nông, ngày 13 tháng 12 năm 2018 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
Trong thời gian gần đây, mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã thực hiện quyết liệt việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý hoạt động kinh doanh, buôn bán vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh vật tư nông nghiệp là hàng giả, không bảo đảm chất lượng tiêu chuẩn công bố áp dụng, hàng hóa hết hạn sử dụng, sai nhãn mác, không ghi rõ thành phần, hàm lượng; việc buôn bán các loại giống cây trồng kém chất lượng chưa được quản lý chặt chẽ; công tác quản lý, tổ chức hội thảo, quảng cáo kèm theo mục đích khác vẫn còn xảy ra ở một số địa phương.
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành; Công an tỉnh; Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của tỉnh (Ban Chỉ đạo 389/ĐP); các tổ chức đoàn thể; UBND các huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc trách nhiệm về quản lý vật tư nông nghiệp theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và các quy định của pháp luật liên quan; trong đó tập trung chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ chuyên môn các cấp; trong đó, tập trung vào một số vấn đề liên quan đến việc không sử dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn sử dụng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật tư nông nghiệp, chất lượng sản phẩm hàng hóa; tham mưu đề xuất xử lý các đơn vị, cá nhân thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong quản lý vật tư nông nghiệp (nếu có).
Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có giải pháp quản lý việc tổ chức hội thảo, quảng cáo vật tư nông nghiệp.
Trước mắt cần xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng không đủ các điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định, phải có biện pháp quản lý chặt chẽ các hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng nhỏ lẻ đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng giống và vệ sinh môi trường. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các Hợp tác xã, Tổ hợp tác đầu tư sản xuất, kinh doanh các loại giống cây ăn quả, giống cây trồng chủ lực có cây đầu dòng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định số 1428/QĐ-UBND ngày 01/9/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh việc cấp giấy đủ điều kiện kinh doanh một số loại vật tư nông nghiệp bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Nghiêm cấm kinh doanh, trao đổi, quảng cáo, tiếp thị giống cây trồng, vật tư nông nghiệp không đảm bảo, không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; có khả năng gây hại đến sản xuất, sức khỏe con người và môi trường; nhập khẩu các giống cây trồng ngoại lai xâm hại.
Phối hợp với UBND các huyện, thị xã thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, hoàn thành trước ngày 30/12/2018; phân cấp các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp thuộc cấp huyện quản lý; phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp đảm bảo đến hết năm 2018 đạt 100% số cơ sở có giấy phép kinh doanh được phân loại A, B, C.
Phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật; chú trọng kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm đối với hàng lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh, bảo quản hàng hóa.
Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí đối với những nhiệm vụ không thường xuyên phát sinh khi thực hiện Chỉ thị này theo đúng quy định hiện hành và theo phân cấp ngân sách trong điều kiện cân đối nguồn ngân sách của địa phương.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Nông
Phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; công khai các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành; nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác đấu tranh phòng, chống, tố giác, lên án các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, không bảo đảm chất lượng.
Tăng cường lực lượng kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về nhập lậu, kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã tăng cường công tác nắm tình hình về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp là hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Công khai những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
7. Các Sở, Ban, ngành, địa phương
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan và các địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn, lĩnh vực phụ trách. Chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp.
8. Đề nghị các tổ chức đoàn thể
Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên nhận thức và thực hiện tốt việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và chủ trương của tỉnh trong việc triển khai, thực hiện đề án sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ nông dân, người sản xuất về quy trình, quy cách và các loại phân bón, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật nên sử dụng và mức độ sử dụng để đảm bảo an toàn.
Xác định việc quản lý, chất lượng vật tư nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, phân bổ kinh phí hàng năm trong dự toán ngân sách địa phương để tuyên truyền và tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp lưu thông, sử dụng và chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn, xử lý vi phạm theo phân cấp, thẩm quyền.
Thực hiện nghiêm túc việc quản lý vật tư nông nghiệp theo nhiệm vụ được phân công, phân cấp tại Quyết định số 1428/QĐ-UBND ngày 01/9/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức triển khai kiểm tra liên ngành cấp huyện, thị xã về chất lượng vật tư nông nghiệp đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh theo phân cấp quản lý; phối hợp với các cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp không đủ điều kiện, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.
Phối hợp phân công giám sát, quản lý việc tổ chức hội thảo, quảng cáo vật tư nông nghiệp; việc tổ chức hội thảo, quảng cáo ngoài giờ hành chính phải có cơ quan chức năng quản lý và phải được sự thống nhất về thời gian, địa điểm của chính quyền địa phương nơi tổ chức hội thảo, quảng cáo.
Yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng phải công bố đầy đủ các thông tin về địa điểm, địa chỉ đăng ký sản xuất, nội dung sản xuất, kinh doanh cho cơ quan quản lý Nhà nước để tổ chức thanh, kiểm tra và phối hợp trong trường hợp cần thiết.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật, các kiến thức về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; chú trọng tuyên truyền về Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, Luật Thú y, Luật Thủy sản, Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các nghị định của Chính phủ quy định việc xử phạt hành chính liên quan đến vật tư nông nghiệp.
Nhận Chỉ thị này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị thuộc UBND tỉnh, Công an tỉnh, Ban Chỉ đạo 389/ĐP, các tổ chức đoàn thể và UBND các huyện, thị xã khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung nêu trên; thường xuyên báo cáo kết quả về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo hàng tháng, quý cho Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh)./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do tỉnh Hải Dương ban hành
- 2Quyết định 34/2017/QĐ-UBND về quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 3Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 1Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- 4Luật thú y 2015
- 5Luật Thủy sản 2017
- 6Nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón
- 7Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do tỉnh Hải Dương ban hành
- 9Quyết định 34/2017/QĐ-UBND về quy định phân công, phân cấp quản lý nhà nước đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 10Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 11Quyết định 1428/QĐ-UBND năm 2017 quy định về cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 12Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2019 về tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2018 về tăng cường trách nhiệm quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- Số hiệu: 17/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/12/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
- Người ký: Nguyễn Bốn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/12/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra