THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1634/CT-TTg | Hà Nội, ngày 31 tháng 08 năm 2010 |
Từ khi Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực thi hành (ngày 04 tháng 10 năm 2001), dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp, sự cố gắng thực hiện của các Bộ, ngành địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Công an, công tác phòng cháy và chữa cháy đã đạt được những kết quả quan trọng, việc phòng cháy ở nhiều nơi đã đi vào nền nếp, khi các vụ cháy xảy ra đã được chữa cháy tích cực, kịp thời nên đã giảm thiệt hại về người và tài sản; phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy ngày càng phát triển sâu rộng; hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy được tăng cường …, những kết quả đó từng bước kiềm chế sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra trong thời gian qua, góp phần đảm bảo an ninh, quốc gia, trật tự, an toàn xã hội phục vụ sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình cháy diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và thiệt hại do cháy gây ra. Từ năm 2005 đến nay, đã xảy ra 11.261 vụ cháy, làm chết 275 người, bị thương 860 người, thiệt hại về tài sản 2.270 tỷ đồng, trung bình mỗi năm xảy ra 2.252 vụ cháy, làm chết 55 người, bị thương 172 người, gây thiệt hại về tài sản giá trị khoảng gần 500 tỷ đồng và hàng nghìn hecta rừng bị cháy, ngoài ra còn gây thiệt hại do việc ngừng sản xuất kinh doanh, đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư. Nguyên nhân chính của tình hình trên là do nhận thức của một số cấp ủy Đảng chưa thật sự quan tâm đến công tác phòng cháy, chữa cháy; sự chỉ đạo của một số cấp chính quyền, lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ sở còn thiếu chủ động và thực hiện chưa đầy đủ trách nhiệm của mình trong công tác phòng cháy và chữa cháy; việc quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao, khu kinh tế và khu dân cư, cũng khi lập dự án thiết kế xây dựng các công trình nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất, dịch vụ, vui chơi giải trí tập trung đông người … chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, chưa thực hiện đầy đủ và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy, nhất là trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở và dân phòng ở nhiều nơi còn thiết, yếu và bất cập; ý thức trách nhiệm và kiến thức phòng cháy, chữa cháy của người dân chưa cao. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy nói chung, cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy nói riêng, nhất là cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy chưa được thường xuyên và quan tâm đúng mức; công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và tổ chức thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy của một số Bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời Luật Phòng cháy và chữa cháy sau gần 10 năm thực hiện về cơ bản phù hợp yêu cầu thực tế, song đã bộc lộ một số nội dung bất cập cần bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Để khắc phục những yếu kém và bất cập nêu trên, nhằm thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, Ban, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện một số công việc trọng tâm, cấp bách sau đây:
Ủy ban nhân dân các cấp phải tăng cường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể quần chúng ở địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hệ thống phong trào “Toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy”.
Người đứng đầu các cấp, đơn vị, cơ sở phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra cháy, nổ trong phạm vi phụ trách. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các Bộ, ngành, đoàn thể chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy, nổ lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại đơn vị, địa phương.
Hàng năm các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy (qua Bộ Công an).
5. Tăng cường đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
Bộ Công an sớm hoàn thành và trình Chính phủ phê duyệt để triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, các Dự án đầu tư nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Mục tiêu đầu tư trong thời gian tới là nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, xây dựng lực lượng này thực sự là lực lượng tinh nhuệ, chính quy và từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong tình hình mới, góp phần bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính có kế hoạch bố trí kinh phí để thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trước mắt cần bố trí hợp lý kinh phí để thực hiện các Dự án đầu tư nâng cao năng lực cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở về phòng cháy, chữa cháy của Bộ, ngành, địa phương mình. Trong Đề án cần chú ý đến việc quy hoạch đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế phải đảm bảo các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy; đẩy mạnh phát triển toàn dân phòng cháy, chữa cháy, tổng kết, nhân rộng phong trào xã, phường, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp an toàn không để xảy ra cháy, nổ; thực hiện có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ, chú ý giải quyết nguồn nước chữa cháy đô thị; quy hoạch phát triển hệ thống đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, bố trí đất và ngân sách để xây dựng các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tới các quận, huyện trọng điểm thuộc các khu vực và vùng kinh tế trọng điểm; tăng cường đầu tư trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đủ sức hoàn thành nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ở địa phương.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
Chỉ thị 1634/CT-TTg năm 2010 về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1634/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 31/08/2010
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 540 đến số 541
- Ngày hiệu lực: 31/08/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực