Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2014/CT-UBND | Đồng Xoài, ngày 08 tháng 07 năm 2014 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Sau hơn 07 năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý, công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng như: Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bước đầu được củng cố, kiện toàn, năng lực của người thực hiện trợ giúp pháp lý được nâng lên, đáp ứng được một phần nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân, đặc biệt là những người thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành; hoạt động trợ giúp pháp lý đã góp phần đẩy mạnh hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở. Qua đó, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật giúp người dân an tâm lao động, công tác, ổn định kinh tế, xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa chính quyền địa phương với nhân dân, sự đoàn kết trong cộng đồng dân cư, đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân về trợ giúp pháp lý còn hạn chế, thậm chí không ít nơi còn xem nhẹ hoạt động này, coi đó là nhiệm vụ riêng của ngành Tư pháp dẫn tới quyền lợi của người dân chưa được đảm bảo đầy đủ, kịp thời như yêu cầu đã đặt ra đối với hoạt động trợ giúp pháp lý. Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các luật sư chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình về trợ giúp pháp lý mà pháp luật đã quy định. Hiệu quả hoạt động của Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý chưa cao, các Chi nhánh trợ giúp pháp lý hiện nay vẫn còn hoạt động mang tính hình thức chưa đem lại những hiệu quả thiết thực cho người dân, kinh phí cấp cho hoạt động trợ giúp pháp lý còn hạn chế.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên; đồng thời, từng bước nâng cao hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh Chỉ thị:
1. Sở Tư pháp:
- Nâng cao chất lượng tham mưu UBND tỉnh việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực trợ giúp pháp lý; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn.
- Triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh đảm bảo chất lượng, hiệu quả, kịp thời cung cấp các dịch vụ pháp lý cho đối tượng được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.
- Tích cực huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh và Chi nhánh của Trung tâm nhằm nâng cao hoạt động trợ giúp pháp lý.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc chủ động triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, đặc biệt là đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý và Cộng tác viên trợ giúp pháp lý là người dân tộc thiểu số, người đang công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các ngành, các cấp và nhân dân trong tỉnh; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch, chính sách về trợ giúp pháp lý của tỉnh nhằm bảo đảm nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn thuộc cơ quan, tổ chức mình quản lý tham gia làm Cộng tác viên pháp lý.
- Khi nhận được văn bản kiến nghị của tổ chức trợ giúp pháp lý, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kịp thời kết quả giải quyết bằng văn bản theo quy định của pháp luật.
3. Các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, phối hợp với Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ sung biên chế, bố trí kinh phí đặc thù cho hoạt động trợ giúp pháp lý, kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở, mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, phương tiện phục vụ cho Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh và các Chi nhánh của Trung tâm theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Phối hợp, hỗ trợ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn; kịp thời giải quyết các kiến nghị của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước theo quy định của pháp luật; chỉ đạo hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn các huyện, thị xã đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý cơ sở, thành lập và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại cộng đồng dân cư; đồng thời, tạo điều kiện về con người, cơ sở vật chất, kinh phí để các Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý ở địa phương duy trì và hoạt động thường xuyên.
- Các huyện có xã nghèo cần tích cực phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh triển khai thực hiện Quyết định 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020, Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại xã nghèo giai đoạn 2013-2020.
- Các huyện có Chi nhánh của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Bù Gia Mập và Bù Đốp) và các huyện dự kiến đặt Chi nhánh của Trung tâm quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về địa điểm làm việc, cơ sở vật chất, hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện làm việc để Chi nhánh hoạt động thuận lợi và có hiệu quả.
5. UBND các xã, phường, thị trấn:
Phối hợp chặt chẽ, thống nhất, hiệu quả với Trung tâm trợ giúp pháp lý trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý (nhất là hoạt động trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt câu lạc bộ trợ giúp pháp lý).
6. Đoàn luật sư tỉnh, các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn tỉnh:
Tích cực chỉ đạo và tạo điều kiện cho các luật sư thuộc tổ chức mình tham gia trợ giúp pháp lý.
7. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC tạo điều kiện thuận lợi cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi tham gia hoạt động tố tụng.
8. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn:
Khuyến khích các Hội viên, Đoàn viên, Tổ chức thành viên và nhân dân tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý bằng hình thức phù hợp theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý. Tuyên truyền sâu rộng đến Hội viên, Đoàn viên và nhân dân về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, về các đối tượng được trợ giúp pháp lý, quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm những nội dung Chỉ thị này.
Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này và định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo kết quả về UBND tỉnh theo quy định.
Chỉ thị này được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 03/2013/CT-UBND tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2Chỉ thị 18/2012/CT-UBND về tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Chỉ thị 18/2005/CT-UBND về tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 4Chỉ thị 28/2001/CT.UB tăng cường công tác trợ giúp pháp lý do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 5Quyết định 1680/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020
- 6Quyết định 5628/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác Trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025 được do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Quyết định 35/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Quyết định 3017/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/10/2016 và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành một phần đến ngày 01/11/2016
- 9Quyết định 392/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 35/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 3017/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/10/2016 và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành một phần đến ngày 01/11/2016
- 3Quyết định 392/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước kỳ 2014-2018
- 1Luật trợ giúp pháp lý 2006
- 2Quyết định 52/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 – 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 59/2012/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 03/2013/CT-UBND tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5Chỉ thị 18/2012/CT-UBND về tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Thông tư liên tịch 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 7Chỉ thị 18/2005/CT-UBND về tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 8Chỉ thị 28/2001/CT.UB tăng cường công tác trợ giúp pháp lý do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 9Quyết định 1680/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015-2020
- 10Quyết định 5628/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới công tác Trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2025 được do thành phố Hà Nội ban hành
Chỉ thị 16/2014/CT-UBND tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- Số hiệu: 16/2014/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 08/07/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Nguyễn Văn Trăm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra