Hệ thống pháp luật

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 152-CT

Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 1983 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM KINH TẾ - KỸ THUẬT VIỆT NAM NĂM 1983

Thi hành Quyết định số 133-HĐBT ngày 13-11-1981, trung tâm triển lãm Giảng Võ đã tổ chức hai đợt triển lãm thành tựu kinh tế - kỹ thuật Việt Nam có kết quả  tốt, không những có tác dụng tuyên truyền thành tựu kinh tế , thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật mà còn tạo thành một trung tâm giao lưu, giao dịch, liên kết kinh tế giữa các địa phương , các ngành và ký kết một số hợp đồng kinh tế với nước ngoài; đồng thời cũng đang trở thành một trung tâm văn hoá của thủ đô.

Trên cơ sở thắng lợi ấy, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng chủ trương xây dựng trung tâm triển lãm Giảng Võ thành một nơi hoạt động kinh trung ương- kỹ thuật thường xuyên của Nhà nước.

1. Hàng năm, tổ chức nếp hội chợ - triển lãm tổng hợp của cả nước vào dịp năm mới Dương lịch đến sau Tết Âm lịch, nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho các ngành, các địa phương tham gia và cho cả nước ngoài đến trưng bày, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế.

Ngoài ra, trung tâm triển lãm phải có chương trình hàng năm tổ chức những cuộc trưng bày manh tính chất hội chợ chuyên ngành kinh tế- kỹ thuật.

2. Hội chợ- triển lãm phải có tác dụng phát huy năng lực sáng tạo, thiết thực thúc đẩy hoàn thành kế hoạch Nhà nước và xuất khẩu.

Hội chợ - triển lãm tổng hợp toàn quốc lần thứ I vào cuối năm 1983 phải đạt được yêu cầu sau đây:

- Tất cả các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương trong cả nước và các ngành kinh tế quan trọng đều tham  gia.

- Những sản phẩm đem đến trưng bày phải là những sản phẩm tiêu biểu cho việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, cho truyền thống, cho thế mạnh và khả năng thực tiễn sản xuất  của địa phương, của ngành bao gồm cả những sản phẩm được khen thưởng trong hai đợt triển lãm vừa qua đã sản xuất hàng loạt để có điều kiện ký kết hợp đồng, giao lưu liên kết kinh tế và xuất khẩu; đặc biệt chú ý các sản phẩm tận dụng nguyên liệu trong nước, sản phẩm tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng mà làm được mặt hàng có giá trị sử dụng cao. Các sản phẩm trưng bày đều được xét thưởng theo tiêu chuẩn quốc gia.

Mỗi địa phương, mỗi ngành có thể tham gia nhiều hay ít thậm chí một loại sản phẩm thuộc thế mạnh của mình và có thể đem đến bán một số đặc sản hoặc mặt hàng do mình sản xuất.

Ban tổ chức triển lãm cần hướng dẫn cụ thể điều lệ hội chợ - triển lãm năm 1983 để các địa phương, các ngành đăng ký sản phẩm tham gia.

3. Hội chợ - triển lãm là một hoạt động kinh doanh, buôn bán . Trung tâm triển lãm Giảng Võ phải từng bước hạch toán kinh tế và có thể vay lãi suất thấp của Ngân hàng để mở rộng hoạt động.

Cần xúc tiến ngay việc quy hoạch trung tâm triển lãm Giảng Võ và có kế hoạch xây dựng thêm, chủ yếu bằng khung kho cho đủ nhà trưng bày và giao dịch. Các địa phương, các ngành có thể góp vốn với trung tâm triển lãm xây dựng gian hàng của mình. Cần cải tiến ngay việc trưng bày bằng cách lắp ghép pa-nông nghiệp , bục bệ cho khỏi lãng phí và đỡ tốn kém.

4. Phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền , giới thiệu hội chợ- triển lãm và thuyết minh các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm và công trình được khen thưởng.

Các cơ quan thông tấn, báo chí, phát minh, truyền thanh, khoa học kỹ thuật và cơ quan thương mại phải phối hợp chặt chẽ với Ban tổ chức triển lãm để có kế hoạch tuyên truyền cụ thể từng thời gian, từng loại sản phẩm và công trình. Ngành du lịch và địa phương phải bố trí vịêc đón khách quốc tế vào giao dịch trong thời gian đầu hội chợ.

5. Coi trọng mọi công tác dịch vụ, kể cả thông tin liên lạc trong hội chợ-  triển lãm để phục vụ tốt các đơn vị tham gia,khác trong nước và ngoài nước ký kết hợp đồng kinh tế. Chú ý tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ lành mạnh. Quan tâm đến điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của anh chị em phục vụ.

6. Hoạt động hội chợ- triển lãm đã thường xuyên. Cần củng cố tổ chức bộ máy của trung tâm triển lãm thành tựu kinh tế - kỹ thuật Việt Nam (Giảng Võ) và bộ máy chuyên trách của các địa phương, các ngành cho đủ cán bộ có năng lực chuyên trách.

Các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có điều kiện tổ chức một khu triển lãm thành tựu kinh tế - kỹ thuật của địa phương để kích thích sản xuất , đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật , nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và chọn mặt hàng tham gia hội chợ  - triển lãm tổng hợp toàn quốc và chuyên ngành.

Những sản phẩm được huy chương và bằng khen cần giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng sản xuất hàng loạt cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Ban tổ chức triển lãm cần phổ biến và hướng dẫn các ngành, các địa phương nghiêm chỉnh thi hành chỉ thị này.

 

 

K.T CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
PHÓ CHỦ TỊCH




Tố Hữu

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 152-CT về tổ chức hội chợ - triển lãm kinh tế - kỹ thuật Việt Nam năm 1983 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  • Số hiệu: 152-CT
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 02/06/1983
  • Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
  • Người ký: Tố Hữu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 11
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản