Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 144-CT

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 1983 

 

CHỈ THỊ

VỀ TỔ CHỨC PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA NĂM 1983 VÀ 3 NĂM 1983-1985.

Hai năm qua, phong trào thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa ở hầu khắp các ngành, các địa phương , các cơ sở , đã góp phần hoàn thành thắng lợi nhiều chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước , thu hẹp dần khó khăn, mở ra triển vọng sáng sủa hơn về kinh tế , xã hội trong những năm tới. Nhiều nhân tố tích cực, nhiều điển hình tiên tiến mới xuất hiện trong đó có nhiều tỉnh, quận, huyện, nhà máy, công trường , hợp tác xã v.v.... Chuyển biến trước đầu đó của phong trào thi đua rất có ý nghĩa . Nhiều ngành và địa phương đã lấy phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất và công tác , khắc phục khó khăn, cải tiến quản lý, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thành nhiều mục tiêu kinh tế xã hội, làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, đấu tranh chống tiêu cực có  kết quả. Tuy vậy, phong trào chưa đều. Vẫn còn những địa phương, ngành và cơ sở, chưa thấy rõ thi đua là phong trào cách mạng quần chúng , chưa quan tâm tổ chức và chỉ đạo.

Để phát huy thắng lợi hai năm qua, khắc phục những thiếu sót trong nhận thức và tổ chức chỉ đạo thi đua, dấy lên cao trào quần chúng cả nước thi đua thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1983, Hội đồng bộ trưởng yêu cầu Thủ trưởng các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, tổng kết phong trào thi đua hai năm qua, kiện toàn tổ chức chỉ đạo làm cho phong trào thi đua năm 1983 và ba năm 1983-1985sau rộng hơn, đạt hiệu quả to lớn hơn, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ Việt Nam của Đảng.

I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG THI ĐUA NĂM 1983-1985    

Để thực hiện thắng lợi nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ và nghị quyết của Quốc hội khoá VII, kỳ họp thứ 4 đã thông qua về nhiệm vụ kế hoạch  Nhà nước năm 1983 và mức phấn đấu đến năm 1985, phải động viên toàn dân, toàn quân thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa trong lao động công tác , học tập, phấn đấu với tinh thần tự lực tự cường, làm chủ tập thể , phát huy mọi tiềm năng của từng cơ sở, từng địa phương, từng ngành, vượt mọi khó khăn , đấu tranh chống mọi tiêu cực, làm chuyển biến mạnh hơn nữa tình hình kinh tế, văn hoá và xã hội của đất nước, giải quyết những yêu cầu bức thiết của sản xuất đời sống.

Năm 1983 phải là năm đẩy mạnh sản xuất, chăm lo ổn định đời sống, cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học và kỹ thuật, đạt năng suất cao, chất lượng tốt , tiết kiệm nhiều, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhất là lương thực thực phẩm sản phẩm xuất khẩu, làm nhiều mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống, hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước, lập lại trật tự kinh tế và thị trường, tôn trọng pháp luật, giữ vững an ninh chính trị , trật tự xã hội và bảo đảm quốc phòng.

2. Để hoàn thànnh  nhiệm vụ trên, phong trào thi đua hướng vào những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Hoàn thành những chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước bằng những biện pháp đồng bộ với quyết tâm cao của tất cả các tổ chức có liên quan. Đồng thời quyết tâm ổn định đời sống của công nhân , viên chức và nhân dân lao động.

b) Đổi mới cách quản lý sản xuất kinh doanh, xoá bỏ lối quan liêu bao cấp, thiếu trách nhiệm. Mỗi đơn vị, mỗi ngành, mỗi địa phương, phải tự chịu trách nhiệm trước Nhà nước và nhân dân, phải năng động sáng tạo, làm ăn có hiệu quả, hoàn thành mọi nghĩa vụ với Nhà nước, coi trọng lợi ích chung, lợi ích lâu dài, không đi chệch nguyên tắc cơ bản về quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa.

c) Khuyến khích hợp lý hoá sản xuất cải tiến kỹ thuật, cải tiến nghiệp vụ. Động viên đông đảo quần chúng tham gia hợp lý hoá tổ chức lao động , tổ chức sản xuất và công tác, mạnh dạng ứng dụng thành tựu  khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng, giảm chi phí vật tư, lao động, tạo nguồn nguyên liệu và phụ tùng cho sản xuất, bảo dưỡng tốt và sử dụng có kết quả cao công thiết bị.

d) Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới trong nông, lâm, ngư nghiệp, công thương nghiệp. Đặc biệt chú trọng các cơ sở kinh tế quốc doanh; hoàn thành điều chỉnh ruộng đất đi đôi với đẩy mạnh hợp tác hoá nông nghiệp và cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam.

e) Các cơ quan quản lý Nhà nước thi đua xây dựng và thực hiện chức trách đi sát cơ sở, nghiên cứu những yêu cầu của sản xuất để soạn thảo kịp thời các chính sách chế độ , phục vũ sản xuất , phục vụ đời sống nhân dân.

g) Đẩy mạnh thi đua xây dựng nếp sống mới trong sản xuất và đời sống; tôn trọng pháp luật, tôn trọng trật tự an ninh xã hội, chống mọi hiện tượng tiêu cực về kinh tế, văn hoá , xã hội; thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

II. BIỆN PHÁP CHỦ YẾU

1. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm năm 1982, mỗi ngành, mỗi địa phương có biện pháp mở rộng phong trời đến khắp các cơ sở, động viên đông đảo quần chúng ở thôn, ấp, xã và xí nghiệp, cơ quan thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa phát huy tinh thần làm chủ tập thể, xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu thi đua cụ thể, có sơ kết, tổng kết và khen thưởng, phê bình kịp thời.

2. Tăng cường lãnh đạo và cải tiến tổ chức giao ước thi đua giữa các tỉnh, giữa các huyện, giữa các cơ sở. Hàng năm, lựa chọn tỉnh dẫn đầu mỗi khu vực và tỉnh dẫn đầu cả nước, huyện dẫn đầu từng tỉnh và từng khu vực.

Tổ chức giao ước thi đua giữa các Bộ và các ngành trung ương thực hiện những nhiệm vụ do Nhà nước giao. Chọn được ngành tiêu biểu, những xí nghiệp điển hình có cách làm ăn mới, có hiệu quả.

3. Định kỳ tổ chức họp mặt báo công ở các cơ sở 6 tháng một lần và hàng năm để mỗi cơ sở và mỗi người đều phấn khởi thấy kết quả hoạt động của mình, đồng thời học tập lẫn nhau. Các cơ quan báo chí, thông tin, phát thanh và vô tuyến truyền hình cần liên tục tuyên truyền cổ động thi đua, nêu thắng lợi hàng ngày, nêu gương người tốt, việc tốt kịp thời.

4. Mỗi ngành và địa phương cần tổng kết kinh nghiệm của các điển hình tiên tiến thành mẫu mực làm ăn và hướng dẫn áp dụng rộng rãi; mỗi năm phải có số điển hình tiên tiến nhiều hơn, sáng tạo hơn. Coi trọng hơn nữa cuộc vận động phấn đấu trở thành tập thể lao động xã hội chủ nghĩa (tổ đội, phân xưởng, xí nghiệp, hợp tác xã ...). Phấn đấu đưa phong trào tiến lên đồng đều, vững chắc, nhanh chóng xóa bỏ những cơ sở, những tập thể, những địa phương yếu kém.

5. Thực hiện tốt việc khen thưởng thi đua. Cần căn cứ vào kết quả sản xuất và công tác, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là việc thực hiện các chỉ tiêu nghĩa vụ, để khen thưởng đúng mức và kịp thời. Xử lý nghiêm khắc những hành động gian dối trong báo cáo thành tích. Các cơ quan thống kê phải bảo đảm những số liệu được kiểm tra cẩn thận và chính xác về kết quả thi đua. Từ nay hàng năm Ban thi đua trung ương cùng các ngành, Tổng công đoàn Việt Nam và các đoàn thể lựa chọn những tập thể và cá nhân có thành tích cống hiến xuất sắc để đề nghị Nhà nước tặng danh hiệu anh hùng lao động vào dịp 1-5. Năm 1983 sẽ đề nghị Nhà nước tuyên dương một số anh hùng trong dịp lễ Quốc khánh 2-9.

6. Tổ chức kỷ niệm 35 năm ngày Hồ Chủ tịch phát động phong trào thi đua yêu nước (6-1948 – 6-1983). Ban thi đua trung ương cùng các đoàn thể cần tổng kết tốt kinh nghiệm phong trào thi đua ở nước ta. Xuất bản lại những tác phẩm của Hồ Chủ tịch và của Lê-nin về thi đua. Các cơ quan thông tin văn hóa đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về mục đích ý nghĩa và những thành tích xuất sắc của các địa phương, các ngành, các tập thể và cá nhân trong phong trào thi đua.

7. Thủ trưởng các ngành, các cấp chính quyền cần chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể tổ chức phong trào thi đua, kiện toàn ngay tổ chức chuyên trách thi đua ở những nơi còn yếu.

Căn cứ chỉ thị này, thủ trưởng các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương cần có kế hoạch thực hiện cụ thể và hàng tháng có báo cáo kết quả hoạt động thi đua cho Thường vụ Hội đồng bộ trưởng và Ban thi đua trung ương.

Ban thi đua trung ương đôn đốc và kiểm tra việc thi hành chỉ thị này.

 

 

K.T. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
PHÓ CHỦ TỊCH




Tố Hữu

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 144-CT về tổ chức phong trào thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa năm 1983 và 3 năm 1983-1985 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  • Số hiệu: 144-CT
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 19/05/1983
  • Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
  • Người ký: Tố Hữu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 9
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản