- 1Quyết định 11/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 351/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2017
- 3Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2007/CT-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 04 tháng 5 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CÁC PHẦN MỀM MÁY TÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Các quy định pháp luật Việt Nam được xây dựng, hoàn thiện từ thực tiễn hoạt động quản lí, điều hành hoạt động đối với quyền tác giả; đồng thời tiếp thu những chuẩn mực quốc tế để đáp ứng các yêu cầu thúc đẩy bảo hộ có hiệu quả và hội nhập quốc tế.
Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về quyền tác giả và các quyền liên quan, tình hình bảo hộ và nhận thức về bảo hộ quyền tác giả đối với các phần mềm máy tính trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng các phần mềm không có bản quyền hợp pháp còn diễn ra phổ biến, xâm hại tới quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, ảnh hưởng đến hoạt động sáng tạo khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Để bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật Việt Nam, các cam kết quốc tế về bảo hộ chương trình máy tính; Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg ngày 22/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính; nhằm từng bước giảm dần tỷ lệ sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Các chủ đầu tư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải dự toán kinh phí mua bản quyền phần mềm kèm theo máy tính trong các dự án đầu tư, kế hoạch mua sắm, đấu thầu liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Sở Bưu chính, Viễn thông chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch hợp pháp hóa bản quyền phần mềm đang sử dụng của các cơ quan đơn vị thuộc khối hành chính, sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể trong tỉnh qua các bước:
- Khảo sát tình hình sử dụng phần mềm máy tính chưa có bản quyền trong các cơ quan đơn vị này;
- Xây dựng tiêu chí phân loại để xác định những máy tính nào phải hợp pháp hóa bản quyền phần mềm. Việc xây dựng tiêu chí căn cứ vào cấu hình máy, thời gian sử dụng, tình trạng sử dụng và phần mềm sử dụng cụ thể. Nghiên cứu sử dụng và triển khai một số phần mềm mã nguồn mở hoặc phần mềm có chi phí thấp trong một số lĩnh vực ứng dụng;
- Trên cơ sở phân tích kết quả đã khảo sát, các tiêu chí phân loại đã xác định để lập kế hoạch về thời gian, dự toán kinh phí phù hợp cho việc hợp pháp hóa bản quyền các phần mềm máy tính của các cơ quan đơn vị thuộc khối hành chính, sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, tổ chức thực hiện kế hoạch trên sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Tiến hành thanh tra, kiểm tra trong các cơ quan và doanh nghiệp về tình hình tuân thủ pháp luật về bảo hộ quyền tác giả phần mềm máy tính.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn vốn ngân sách, phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông trong việc lập kế hoạch kinh phí và thực hiện cấp phát, giải ngân vốn theo các quy định hiện hành.
4. Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Thương mại và Du lịch, Cục Hải quan, Đài Phát thanh và truyền hình phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện kế hoạch được phê duyệt.
5. Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh phải tự rà soát, thực hiện các biện pháp đảm bảo tuân thủ pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính và chấp hành sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sở Bưu chính, Viễn thông chịu trách nhiệm theo dõi và đôn đốc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ hàng năm báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về tiến độ, kết quả và những vướng mắc trong quá trình thực hiện, kiến nghị biện pháp xử lí.
Chỉ thị này được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các Sở, ban, ngành có liên quan, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng phần mềm máy tính trên địa bàn tỉnh biết và thực hiện./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 04/2007/CT-UBND tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo Chỉ thị 04/2007/CT-TTg do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Chỉ thị 24/2009/CT-UBND tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 2774/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch triển khai thực thi quyền tác giả và quyền liên quan trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4Quyết định 2319/QĐ-UBND năm 2008 ban hành “Quy định tạm thời về quản lý và lập định mức xây dựng phần mềm máy tính thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước” do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 do tỉnh Hòa Bình ban hành
- 6Quyết định 11/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 7Quyết định 351/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2017
- 8Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 11/2017/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 351/QĐ-UBND năm 2018 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành đã hết hiệu lực năm 2017
- 3Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Chỉ thị 04/2007/CT-TTg về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 04/2007/CT-UBND tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo Chỉ thị 04/2007/CT-TTg do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3Chỉ thị 24/2009/CT-UBND tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 2774/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch triển khai thực thi quyền tác giả và quyền liên quan trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 5Quyết định 2319/QĐ-UBND năm 2008 ban hành “Quy định tạm thời về quản lý và lập định mức xây dựng phần mềm máy tính thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước” do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020 định hướng đến năm 2025 do tỉnh Hòa Bình ban hành
Chỉ thị 14/2007/CT-UBND tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với các phần mềm máy tính trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 14/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 04/05/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Nguyễn Hoàng Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/05/2007
- Ngày hết hiệu lực: 15/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực