Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND | Đắk Lắk, ngày 07 tháng 9 năm 2020 |
VỀ VIỆC TẬP TRUNG TRIỂN KHAI QUYẾT LIỆT, ĐỒNG BỘ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH DẠI Ở ĐỘNG VẬT
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT), tình hình bệnh Dại có chiều hướng gia tăng trong năm 2020. Trong gần 8 tháng đầu năm 2020, cả nước đã ghi nhận 48 trường hợp người tử vong do bệnh Dại tại 22 tỉnh, thành phố, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 (04 ca); đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, từ năm 2019 đến nay đã phát hiện 27 trường hợp chó, mèo có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Dại (bao gồm các tỉnh: Cà Mau 22 ca, Kiên Giang 02 ca, Trà Vinh 02 ca và Bạc Liêu 01 ca).
Tại tỉnh Đăk Lăk, Trong gần 8 tháng đầu năm 2020 toàn tỉnh đã có 6 trường hợp tử vong do bệnh Dại tại 5 huyện: Krông Búk (02), Ea H’Leo (01), Krông Bông (01), Krông Pắc (01), M’Đrắk (01).
Nguyên nhân gia tăng số người tử vong vì bệnh Dại và số chó, mèo dương tính với vi rút Dại là do các địa phương chưa tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thú y (trong đó có các quy định về quản lý đàn chó, phòng, chống bệnh Dại tại Phụ lục 15 của Thông tư số 07/2016/TT- BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn); chưa tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ 12 giải pháp tại Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 – 2021 được ban hành kèm theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại; các văn bản hướng dẫn, đôn đốc, tăng cường phòng, chống bệnh Dại của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Để khẩn trương tổ chức kiểm soát tốt bệnh Dại; đồng thời, thực hiện Chỉ thị số 5277/CT-BNN-TY ngày 07/8/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tâp trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về quản lý đàn chó, phòng, chống bệnh dại theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong đó chú trọng thực hiện một số nội dung sau đây:
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT làm Trưởng đoàn phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại tại địa phương và điều tra các trường hợp chó Dại cắn gây thương vong trên người.
b) Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y:
- Phối hợp với cơ quan y tế và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch; hàng năm trên cơ sở Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 12/CT- UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, xây dựng kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.
- Phối hợp chính quyền địa phương đang có ổ dịch bệnh Dại cần khẩn trương xử lý dứt điểm các ổ dịch; không để dịch bệnh lây lan và phát sinh các ổ dịch mới.
- Bảo đảm cung ứng đầy đủ và kịp thời vắc xin Dại để các địa phương tổ chức triển khai tiêm phòng định kỳ và tiêm bổ sung, nhằm đạt tỷ lệ bảo hộ theo quy định.
- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật tại gốc và tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm về kiểm dịch vận chuyển động vật, nhất là đối với vận chuyển chó.
2. Sở Y tế:
Chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện, phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan thú y các cấp tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bị chó dại, nghi dại cắn; Lập sổ quản lý các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại để theo dõi, vận động người bị chó dại, nghị bị bệnh dại căn đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm phòng vắc xin dại kịp thời, ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ người tử vong do bệnh dại.
3. Sở Tài Chính:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế, tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí để bảo đảm các hoạt động phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh được triển khai kịp thời, đúng quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Phối hợp với cơ quan chuyên môn thực hiện truyền thông đến người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự nguy hiểm, hậu quả của bệnh dại, phổ biến các biện pháp phòng chống bệnh dại trên người và động vật để người dân hiểu rõ sự nguy hiểm của bệnh dại và chủ động phòng chống.
b) Triển khai truyền thông sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhằm nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó đối với cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia phòng, chống bệnh Dại tại cộng đồng và quản lý chó nuôi.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Phối hợp với cơ quan thú y, y tế tổ chức tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên về tính chất nguy hiểm, hậu quả của bệnh dại và các biện pháp phòng, chống bệnh dại.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
a) Chủ động rà soát, bổ sung kinh phí của địa phương để tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh Dại tại địa phương, trong đó có: Hỗ trợ vắc xin Dại tiêm phòng cho động vật trên địa bàn; tổ chức chủ động giám sát lưu hành mầm bệnh Dại để cảnh báo cộng đồng.
b) Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức rà soát, thống kê chính xác số hộ nuôi chó ở từng khu dân cư, lập sổ theo dõi hộ nuôi chó và số chó nuôi trong từng hộ gia đình nhằm hỗ trợ công tác tiêm phòng vắc xin Dại, đặc biệt là tiêm phòng bổ sung tại các xã trong thời gian qua đã có người tử vong do bệnh dại; yêu cầu các hộ nuôi chó cam kết thực hiện nghiêm việc khai báo, đăng ký chó nuôi, tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, chấp hành việc xích, nhốt trong khuôn viên nhà mình; khi cho chó ra đường, nơi công cộng phải đeo rọ mõm cho chó theo quy định; thành lập và có cơ chế cho các đội xử lý chó thả rông, đặc biệt tại các khu vực đô thị.
c) Thành lập các Đoàn công tác do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố làm Trưởng đoàn phối hợp với các đơn vị chuyên môn như thú y, y tế đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại tại cơ sở và điều tra các trường hợp chó Dại cắn gây thương vong trên người.
d) Tổ chức rà soát, tổng hợp báo cáo các kết quả thực hiện công tác quản lý đàn chó và giải pháp phòng, chống bệnh Dại theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 06/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Nhận được Chỉ thị này, Thủ trưởng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh dại năm 2021 tỉnh Phú Yên
- 2Kế hoạch 4366/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025
- 3Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 4Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật do tỉnh Nghệ An ban hành
- 1Luật thú y 2015
- 2Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 31/CT-TTg năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 6Chỉ thị 5277/CT-BNN-TY năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh dại năm 2021 tỉnh Phú Yên
- 8Kế hoạch 4366/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021-2025
- 9Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 10Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2021 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại ở động vật do tỉnh Nghệ An ban hành
Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 13/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/09/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Y Giang Gry Niê Knơng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra