- 1Luật trẻ em 2016
- 2Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em
- 3Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Kế hoạch 2735/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Quyết định 565/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Công văn 5079/UBQGTE năm 2018 về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện giải pháp phòng, chống bạo lực trẻ em do Ủy ban Quốc gia về trẻ em ban hành
- 7Nghị quyết 23/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND | Đồng Nai, ngày 29 tháng 11 năm 2019 |
Thực hiện Nghị Quyết số 23/NQ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 2019, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Công văn số 5079/UBQGTE ngày 30/11/2018 của Ủy ban Quốc gia về trẻ em về vệc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực trẻ em.
Trong thời gian qua, công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em luôn được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, tình hình trẻ em bị xâm hại 06 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh xảy ra 27 trường hợp trẻ em bị xâm hại, tăng 10 vụ so với 06 tháng đầu năm 2018; tình hình trẻ em bị xâm hại còn diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong xã hội, các vụ việc xảy ra đa số là hành vi xâm hại trẻ em nữ; tình hình xâm hại trẻ em có tính chất loạn luân, lợi dụng quen biết..., cần có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm nhằm hạn chế tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh Chỉ thị:
a) Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 20/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm hiếp dâm trẻ em trên địa bàn tỉnh.
b) Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 01/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh.
c) Kế hoạch số 2735/KH-UBND ngày 22/3/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
d) Kế hoạch số 8999/KH-UBND ngày 24/8/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Dự án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018 - 2020.
2. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Tiếp tục tham mưu Trưởng ban Ban Điều hành Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (sau đây gọi tắt là Ban Điều hành) chỉ đạo, hướng dẫn Ban Điều hành cấp huyện thành lập, kiện toàn Ban Điều hành cấp xã; duy trì họp Ban Điều hành cấp tỉnh nhằm kịp thời xử lý các vụ việc trẻ em phát sinh và vi phạm quyền trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em.
b) Tiếp tục phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo việc thành lập đội ngũ cộng tác viên làm công tác trẻ em ở cấp xã trong toàn tỉnh.
c) Tiếp tục phối hợp UBND các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa tuyên truyền phổ biến Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, kỹ năng phòng tránh xâm hại, phòng tránh đuối nước, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho người dân, trẻ em tại cộng đồng và tập trung vào các khu vực nhà trọ, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo. Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan thực hiện các quy trình về hỗ trợ trẻ em bị xâm hại; chuẩn bị nội dung, tài liệu,… tổ chức các lớp tập huấn truyền thông, nói chuyện chuyên đề về phòng chống trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục. Phối hợp các cơ quan Báo, Đài xây dựng chuyên trang, chuyên mục phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục, buôn bán, bắt cóc trẻ em.
d) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; tập trung cho công tác phòng, chống trẻ em bị bạo lực, xâm hại nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ, hạnh phúc của gia đình và xã hội. Nhất là phối hợp liên ngành trong việc tuyên truyền, tập huấn, tổ chức các lớp nói chuyện chuyên đề cho phụ huynh, người chăm sóc trẻ biết các kỹ năng giáo dục để trẻ em biết bảo vệ bản thân, phòng tránh bị bạo lực và xâm hại tình dục; thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
3. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa để tham mưu UBND tỉnh đưa nội dung dạy kỹ năng phòng tránh, tự bảo vệ bản thân bằng các phương pháp tuyên truyền vào các ngày đầu tuần, buổi ngoại khóa để giảm thiểu tối đa tình trạng xâm hại trẻ em. Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống xâm hại, bắt cóc trẻ em; tiếp tục xây dựng “Trường học an toàn”.
b) Đảm bảo 100% học sinh tiểu học, trung học cơ sở được học về kỹ năng phòng ngừa xâm hại trẻ em.
c) Phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương liên quan vận động, tạo điều kiện thuận lợi để các em đến trường. Vận động hỗ trợ học bổng, học nghề, hỗ trợ vốn phát triển kinh tế gia đình để các em đi học nhằm ngăn ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
a) Chỉ đạo tăng cường công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, giám định pháp y cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục kịp thời.
b) Chủ trì triển khai chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em bị xâm hại tình dục có thai bao gồm theo dõi trước sinh, chăm sóc khi sinh; trẻ em được tiêm chủng đầy đủ và được thăm khám sau sinh để bảo đảm sức khoẻ và sự sống còn của trẻ. Cung cấp thông tin trẻ em mang thai, sinh con đến các cơ quan liên quan kịp thời, đảm bảo thực hiện quyền trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em.
5. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch liên quan đến trẻ em thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm ngăn ngừa trẻ em bị dụ dỗ, dẫn đến xâm hại tình dục.
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật cho gia đình và trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác trợ giúp pháp lý cho gia đình, trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức tư pháp - hộ tịch thuộc UBND cấp xã đảm bảo trẻ em được đăng ký khai sinh đúng hạn, kịp thời, thuận tiện trong quá trình xử lý bị can, bị cáo trong các vụ việc liên quan đến trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục.
a) Tiếp tục chỉ đạo Công an các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa phối hợp thực hiện mô hình liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế; phối hợp rà soát, thống kê số trẻ em tạm trú trên địa bàn. Tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em. Phối hợp cung cấp thông tin trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực đến các cơ quan liên quan để trợ giúp pháp lý cho các em.
b) Hướng dẫn Công an các cấp về quy trình, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các biện pháp điều tra thân thiện đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục; nâng cao năng lực, kỹ năng cho lực lượng Công an các cấp về điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em. Phối hợp, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em nghiện ma túy; trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.
c) Chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Công an các cấp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; rà soát hồ sơ, xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em đang tồn đọng; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em thường trú, tạm trú đảm bảo theo quy định của pháp luật.
9. Giao Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo, đài tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, chủ động tăng thời lượng phát thanh, phát sóng nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa tình trạng trẻ em bị xâm hại.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tỉnh
a) Kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại, bắt cóc trẻ em.
b) Tăng cường tuyên truyền về phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em gắn với thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
c) Theo chức năng, nhiệm vụ có hướng dẫn chỉ đạo các đoàn thể cấp huyện thực hiện. Huy động cán bộ đoàn viên, thanh niên, hội viên, người lao động, phụ huynh tham dự đầy đủ các lớp tập huấn; tuyên truyền nói chuyện chuyên đề phòng, chống tai nạn, thương tích, bạo lực, xâm hại, bắt cóc trẻ em.
11. Giao UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa
a) Chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể, UBND cấp xã triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ở địa phương.
b) Xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
c) Cần ưu tiên bố trí nguồn nhân lực bảo đảm việc hỗ trợ, phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em khi có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng, các cấp chính quyền trong việc ngăn chặn, phát hiện, tố giác những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý địa bàn dân cư, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
d) Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa và Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm: Về việc để xảy ra tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn; không kịp thời hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, bị xâm hại; thiếu trách nhiệm hoặc không xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
đ) Chỉ đạo UBND cấp xã thiết lập đầu mối thông tin, thông báo, tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; chủ động thông báo, phối hợp với Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em (111) trong việc tư vấn, can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại; xác lập cơ chế phối hợp phòng ngừa, xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em tại địa phương.
e) Hàng năm, tội phạm xâm hại trẻ em giảm từ 10% - 15%; số trẻ em bị xâm hại tình dục giảm từ 20% - 30%; số trẻ em bị bạo lực, bạo hành, bị mua bán giảm 40%, số vụ án do người chưa thành niên phạm tội giảm từ 15% - 20%; phấn đấu 100% trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực, bạo hành được phát hiện, can thiệp trợ giúp… tiến tới giảm cơ bản tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực, bạo hành, trẻ em bị mua bán trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này; định kỳ báo cáo 06 tháng (15/6) và năm (15/11) gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo gửi UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) xem xét, xử lý theo quy định.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2018 thực hiện Dự án Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 2Kế hoạch 756/KH-UBND năm 2018 thực hiện Dự án 4 Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người do tỉnh An Giang ban hành
- 3Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Dự án Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 4Quyết định 191/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2020-2025
- 5Quyết định 539/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2020-2025
- 6Kế hoạch 174/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025
- 7Kế hoạch 173/KH-UBND về thực hiện công tác trẻ em năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Kế hoạch 2362/KH-UBND năm 2020 về triển khai công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2020-2025
- 9Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2024 tăng cường giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Luật trẻ em 2016
- 2Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em
- 3Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Kế hoạch 2735/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Quyết định 565/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Kế hoạch 137/KH-UBND năm 2018 thực hiện Dự án Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 7Kế hoạch 756/KH-UBND năm 2018 thực hiện Dự án 4 Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người do tỉnh An Giang ban hành
- 8Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Dự án Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 9Công văn 5079/UBQGTE năm 2018 về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện giải pháp phòng, chống bạo lực trẻ em do Ủy ban Quốc gia về trẻ em ban hành
- 10Nghị quyết 23/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2019
- 11Quyết định 191/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2020-2025
- 12Quyết định 539/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2020-2025
- 13Kế hoạch 174/KH-UBND năm 2020 về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025
- 14Kế hoạch 173/KH-UBND về thực hiện công tác trẻ em năm 2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 15Kế hoạch 2362/KH-UBND năm 2020 về triển khai công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2020-2025
Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 13/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/11/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Nguyễn Hòa Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/11/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực