Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-UBND | Đồng Nai, ngày 22 tháng 3 năm 2024 |
Thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024 của tỉnh Đồng Nai.
Trong thời gian qua, công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực, xâm hại trẻ em luôn được các cấp, các ngành của tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện; tuy nhiên, tình trạng trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước và trẻ em bị xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra. Để hạn chế tình trạng trẻ em bị xâm hại, tai nạn thương tích và tử vong do đuối nước nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa triển khai các nội dung sau:
a) Tổ chức phối hợp liên ngành thanh tra, kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích; phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em và kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại. Đảm bảo thực hiện toàn diện quyền trẻ em, nâng cao hiệu quả phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục trẻ em, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương cấp huyện theo dõi, động viên, giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn để các em được học hành, vui chơi, tạo điều kiện để các em được phát triển lành mạnh.
b) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục thực hiện công tác phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục và phối hợp thực hiện quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; triển khai theo thẩm quyền việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em; tạo lập môi trường sống an toàn, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho trẻ em, phụ huynh nhất là các địa bàn xảy ra các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục. Ứng dụng công nghệ thông tin, quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) và các dịch vụ bảo vệ trẻ em để duy trì, kết nối hiệu quả thông tin, báo cáo ở tất cả các cấp về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
c) Thúc đẩy phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh nhằm hỗ trợ tâm lý trẻ em cấp huyện, cụm huyện để hỗ trợ cho đội ngũ người làm công tác trẻ em cấp xã thực hiện quy trình can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại được kịp thời (bao gồm: Lập hồ sơ, đánh giá, lập kế hoạch can thiệp hỗ trợ, lượng giá, chuyển gửi, tiếp cận chính sách trợ giúp...).
a) Chỉ đạo các phòng liên quan, công an cấp huyện, cấp xã tiếp tục xây dựng, phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em, các khu dân cư, trường học an ninh, an toàn, các thiết chế gia đình văn hóa, các mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cơ sở... để phòng ngừa, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm quyền trẻ em nói chung và bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng trên địa bàn dân cư, gia đình, không để phát sinh thành các vụ việc, vụ án phức tạp. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; rà soát hồ sơ, xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em đang tồn đọng, chưa xử lý kịp thời; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
b) Hướng dẫn công an các cấp quy trình, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các biện pháp điều tra thân thiện đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em; hoàn thiện việc kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu trẻ em với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để quản lý, kiểm soát được tình hình di cư và nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tăng cường số hóa, trao đổi thông tin giữa các cơ quan trong công tác bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em.
d) Điều tra, xử lý nghiêm các chủ công trình không thực hiện các biện pháp phòng ngừa dẫn đến trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích tại các công trình đã, đang thi công.
đ) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng an toàn, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho trẻ em, phụ huynh trên địa bàn tỉnh.
a) Tiếp tục chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương trong tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả Thông tư số 18/2023/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên gắn với đánh giá, công nhận trường học đạt kiểm định chất lượng giáo dục, đạt chuẩn quốc gia.
b) Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các trường học thực hiện các biện pháp bảo vệ học sinh gắn với tăng cường hướng dẫn, giáo dục kiến thức về giới, kỹ năng an toàn, kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng sử dụng mạng an toàn và kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại cho học sinh; thực hiện tốt công tác bàn giao và phối hợp quản lý trẻ em, học sinh trong các kỳ nghỉ lễ và nghỉ hè theo chức năng, thẩm quyền.
a) Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện cấp cứu, điều trị trẻ em bị tai nạn thương tích; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; khám, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục. Phát triển dịch vụ bảo vệ trẻ em trên lĩnh vực y tế; chú trọng cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại cơ sở y tế.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên tiếp nhận, điều trị, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại; nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ y tế trong việc chăm sóc, tư vấn sức khỏe đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
5. Sở Tư pháp: Phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng tạo lập môi trường sống an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và Phòng Tư pháp cấp huyện phối hợp các đơn vị liên quan khi được yêu cầu. Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh thực hiện trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; hướng dẫn gia đình kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. Chú trọng cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại gia đình.
b) Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao cấp huyện tuyên truyền vận động các gia đình nâng cao ý thức, trách nhiệm, giám sát, nhắc nhở trẻ em về nguy cơ xảy ra thương tích, đuối nước; chủ động đưa con em tham gia học bơi, học các kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh hoạt động bơi, lặn trên địa bàn tỉnh. Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn phương pháp phổ cập bơi và cứu hộ đuối nước cho cán bộ, cộng tác viên, giáo viên làm phong trào bơi, lặn của địa phương. Hàng năm tổ chức Lễ phát động bơi, giải bơi nhằm lan tỏa đến nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các biện pháp nhằm tuyên truyền hiệu quả các phương pháp phòng chống đuối nước.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Định hướng tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng tạo lập môi trường sống an toàn, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; kịp thời thông tin, thông báo, tố giác các hành vi vi phạm quyền trẻ em trong đó có bạo lực, xâm hại trẻ em.
8. Sở Giao thông vận tải: Triển khai thực hiện công tác phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy cho trẻ em. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em.
9. Sở Tài chính: Tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em của các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng. Tùy tình hình cân đối ngân sách hằng năm Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí theo Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.
11. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh: Chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp tiếp nhận, giải quyết kịp thời, xét xử các vụ án bạo lực, xâm hại trẻ em để xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng quy định pháp luật đối với các hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, nâng cao tính răn đe và phòng ngừa tội phạm. Rà soát hồ sơ, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em để xử lý dứt điểm, không để tồn đọng, kéo dài.
12. Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, chủ động tăng thời lượng phát thanh, phát sóng, số lượng tin bài và nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích; bạo lực, bị xâm hại tình dục và vi phạm quyền trẻ em.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của địa phương triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt phòng ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các trường hợp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc xử lý chưa kịp thời tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em là nạn nhân bạo lực, xâm hại tình dục. Thực hiện đạt các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
b) Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng tạo lập môi trường sống an toàn, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; kịp thời thông tin, thông báo, tố giác các hành vi vi phạm quyền trẻ em trong đó có bạo lực, xâm hại trẻ em. Phát triển dịch vụ bảo vệ trẻ em trên các lĩnh vực: Phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và tư pháp; chú trọng cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại gia đình, cơ sở giáo dục và cơ sở y tế. Tăng cường nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em của địa phương.
c) Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Điều hành Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em cấp huyện, cấp xã về bảo vệ trẻ em các cấp, đặc biệt là phối hợp liên ngành trong quy trình can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại, tháo gỡ các nút thắt về cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin trong quá trình điều tra của ngành công an với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc đánh giá và cung cấp dịch vụ can thiệp, hỗ trợ. Phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp đưa ra truy tố, xét xử các vụ án bạo lực, xâm hại trẻ em để xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng quy định pháp luật đối với các hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, nâng cao tính răn đe và phòng ngừa tội phạm.
d) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em; hoàn thiện việc kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu trẻ em với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để quản lý, kiểm soát được tình hình di cư và nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tăng cường số hóa, trao đổi thông tin giữa các cơ quan trong công tác bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em.
đ) Tiếp tục xây dựng, phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, mạng lưới xã hội bảo vệ trẻ em, các khu dân cư, trường học an ninh, an toàn, các thiết chế gia đình văn hóa, các mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ ở cơ sở... để phòng ngừa, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm quyền trẻ em nói chung và bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng trên địa bàn dân cư, gia đình, không để phát sinh thành các vụ việc, vụ án phức tạp; ứng dụng công nghệ thông tin, quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) và các dịch vụ bảo vệ trẻ em để duy trì, kết nối hiệu quả thông tin, báo cáo ở tất cả các cấp về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
e) Tiếp tục chỉ đạo xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại, tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước trẻ em bằng nhiều hình thức đặc biệt chú trọng tuyên truyền đến từng trường học, lớp học, ấp, tổ dân phố, khu dân cư. Tăng cường chỉ đạo các đơn vị liên quan vận động phụ huynh, các gia đình chủ động cho con em tham gia các lớp học phổ cập bơi trong hè; đồng thời tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, học sinh, nhất là thời điểm trẻ thi học kỳ II xong và đợi tổng kết năm học, thời điểm nghỉ hè…. Rà soát, phát hiện kịp thời các nguy cơ gây tai nạn thương tích trẻ em đặc biệt là khu vực các hố công trình, hố nước, hồ ao, sông ngòi, các khu vực nước sâu nguy hiểm hệ thống thoát nước, đập nước thường xảy ra tai nạn đuối nước hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để che đậy, rào chắn, cắm biển báo nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ em. Xử lý nghiêm các chủ công trình không thực hiện các biện pháp che, đậy, rào chắn, gắn biển báo tại các hố công trình, dẫn đến trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật và tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo công tác phòng, chống tai nạn, thương tích và phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Thực hiện tốt công tác quản lý và bàn giao trẻ em trong dịp hè. Vận động gia đình thường xuyên quan tâm, trông giữ, giám sát, nhắc nhở trẻ em các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, đuối nước, xâm hại trẻ em. Thường xuyên cập nhật tình hình trẻ em bị xâm hại, tai nạn thương tích xảy ra tại địa bàn, hỗ trợ gia đình nạn nhân, phân tích các nguyên nhân gây tai nạn thương tích cho trẻ em để đề xuất các giải pháp phòng, tránh đạt hiệu quả.
Đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện và kịp thời kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này. Định kỳ 06 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp). Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc; báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) xem xét, xử lý theo quy định.
Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh, Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quy chế 05/QC-BCA-BLĐTBXH-BTTTT phối hợp trong tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em và theo dõi dữ liệu liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng do Thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Kế hoạch 234/KH-UBND năm 2023 triển khai công tác phối hợp về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5Chỉ thị 2/CT-UBND năm 2024 tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật trẻ em 2016
- 3Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quy chế 05/QC-BCA-BLĐTBXH-BTTTT phối hợp trong tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em và theo dõi dữ liệu liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng do Thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Kế hoạch 234/KH-UBND năm 2023 triển khai công tác phối hợp về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 5Thông tư 18/2023/TT-BGDĐT hướng dẫn xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Chỉ thị 2/CT-UBND năm 2024 tăng cường các biện pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 7Nghị quyết 30/NQ-HĐND năm 2023 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024 của tỉnh Đồng Nai
Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2024 tăng cường giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 02/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/03/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Nguyễn Sơn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra